Người dân dỡ nhà, trả lại cảnh quan cho Kinh thành Huế

VOV.VN -Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa có chủ trương di dời, tái định cư hàng ngàn hộ dân đang sống trong di tích Kinh thành Huế đến nơi ở mới.
 

Hàng chục năm nay, hơn 4.200 hộ dân sống trong bồn chồn, lo lắng dưới những ngôi nhà mục nát, những căn lều dựng tạm chênh vênh trên Thượng thành bao quanh Kinh thành Huế. Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã lập đề án chuẩn bị cho một cuộc đại di dân ra khỏi khu vực 1 di tích Kinh thành Huế. Sau nhiều năm chờ đợi, người dân sống ở đây sẽ được chuyển đến nơi ở mới.

 Nhiều nhà dân sống xung quanh Kinh thành Huế.

Khu vực Kinh thành Huế có tổng diện tích hơn 500 ha. Di tích này nằm ở địa bàn 4 phường Thuận Hòa, Thuận Thành, Thuận Lộc, Tây Lộc và bên ngoài thuộc 3 phường tiếp giáp Phú Hòa, Phú Bình, Phú Thuận.

Kinh thành Huế là di tích có giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, cảnh quan môi trường và quân sự. Phần lớn những hộ dân sống trên Thượng thành là những gia đình cư ngụ từ lâu, có nhiều hộ sống từ trước năm 1975.

Tại nhiều điểm trong di tích, dân địa phương tự ý lấn chiếm xây dựng nhà ở, làm vườn rau, trồng hoa màu,…ngay trên Thượng thành.

Nhà dân sống trong khu vực 1 di tích Kinh thành Huế.

Quần cư trong vùng di tích, hàng ngàn hộ dân đang sống trong những ngôi nhà xuống cấp, những căn lều tạm bợ. Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa có chủ trương di dời, tái định cư người dân khu vực này đến nơi ở mới, ai cũng vui mừng.

Bà Lê Thị Cúc ở tổ 14, Phường Thuận Lộc, thành phố Huế cho biết: Gia đình bà sống ở đây từ trước năm 1975; Ở trên di tích nên nhà cửa chỉ xây dựng tạm bợ làm chỗ tránh mưa nắng.

“ quá cực khổ, nhà cửa nhớp nhúa, không có đầy đủ phương tiện. Mong chờ Nhà nước quan tâm tâm để giải tỏa, cho đi càng sớm càng sớm càng tốt để an cư lạc nghiệp”, bà Cúc nói.

 Người dân sống trên Thượng thành, thuộc di tích Kinh thành Huế.

Ở phường Thuận Thành, hiện có hơn 300 hộ dân sống bám tại Eo Bầu thuộc Kinh thành Huế. Những hộ này không được cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng vẫn xây dựng nhà trên di tích, làm nhà trên mặt nước.

Ông Nguyễn Văn Dũng, một hộ dân sống ở khu vực Thượng thành, thuộc phường Thuận Thành, thành phố Huế cho biết: Hàng chục năm sống trong cảnh chật hẹp, khi nghe tỉnh có chủ trương di dời ra khỏi khu vực 1, di tích Kinh thành người dân ai cũng phấn khởi.

 Khu vực dân cư cần di dời để trả lại cảnh quan cho di tích Kinh thành Huế.

“Nhà cửa không ổn  định, dân xây dựng nhà không được, phường không cho. Dân thì cũng yêu cầu được di dời sớm để có chỗ ổn định để làm ăn. Nhà nước di dời thì mình phải đi thôi, mong chính quyền di dời để cho dân có chỗ ở”, ông Dũng cho biết.

Hiện khu vực 1 Kinh thành Huế có khoảng 4.200 hộ dân sinh sống. Hàng chục năm nay, nhà cửa của bà con không được phép tu sửa, chỗ ở chật hẹp, đi lại khó khăn, vệ sinh môi trường không đảm bảo. Đời sống người dân ở đây vô cùng khó khăn.

“Các hộ dân sống ở Thượng thành, Eo Bầu bà con nhân dân đồng thuận cao để di dời. Nhưng vấn đề tái định cư cho bà con đảm bảo quyền lợi dân sinh, nơi ăn chốn ở rồi công ăn việc làm, đây là những cái mà đòi hỏi chính quyền các cấp cùng người dân tìm ra giải pháp phù hợp. Phải vận động cho bà con hiểu được quyền lợi của mình phải đi đôi với trách nhiệm nghĩa vụ của người công dân”,  ông Trần Duy Sanh, Chủ tịch UBND phường Thuận Thành, thành phố Huế cho biêt.

 Những ngôi nhà tạm bợ trên Kinh thành Huế.

UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã giao Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cùng các sở ngành chức năng, địa phương liên quan, xây dựng Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng tại khu vực I di tích Kinh thành Huế, thuộc quần thể Di tích Cố đô Huế.

Dự kiến từ năm 2019 đến 2025, tại Huế sẽ có hai cuộc di dân lịch sử với hơn 4.200 hộ ra khỏi các vùng di tích Cố đô, tổng kinh phí thực hiện di dời dân cư, bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng hơn 2.800 tỷ đồng.

Ngoài ra, phần hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phục vụ di dời, giải phóng mặt bằng với quy lớn cũng được thực hiện với kinh phí 1.362 tỷ đồng từ ngân sách địa phương, trên diện tích 105 ha ở phường Hương Sơ.

 Khu vực dân cư sống trên Thượng thành thuộc Kinh thành Huế.

Ông Phan Văn Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết: Sau khi thực hiện di dời, địa phương sẽ bố trí kinh phí để cải tạo mặt bằng, trả lại nguyên trạng cho di tích, đồng thời triển khai trùng tu, tôn tạo và bảo tồn di tích ở khu vực Kinh thành Huế.

“Một cái đặc thù ở đây khi chúng tôi di dời giải phóng thì các diện tích đất thu hồi để phục vụ vào mục đích để bảo vệ, gìn giữ các giá trị di sản văn hóa. Sau khi di dời giải phóng mặt bằng xong, chúng tôi sẽ lên phương án bảo tồn, tu bổ và phục hồi lại các di tích đã bị hư hỏng. Và tính toán giải pháp để khai thác, phát huy di tích này bằng cách sẽ kiến tạo nên những sản phẩm du lịch mới để góp phần gìn giữ và bảo vệ di tích một cách bền vững”, ông Phan Văn Tuấn nói.

Chủ trương di dời dân cư, trả lại nguyên trạng di tích Kinh thành Huế, được người dân đồng tình ủng hộ cao. Đây thực sự là một tín hiệu tốt, không những giúp người dân có nơi ở mới, ổn định lâu dài mà còn còn góp phần bảo vệ các công trình kiến trúc di tích  được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần hơn 2.200 tỷ đồng để giải tỏa dân khu vực 1 di tích Kinh thành Huế
Cần hơn 2.200 tỷ đồng để giải tỏa dân khu vực 1 di tích Kinh thành Huế

VOV.VN - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa lập đoàn đi khảo sát thực tế các khu dân cư thuộc khu vực di tích Kinh thành Huế để có phương án di dời, giải tỏa.

Cần hơn 2.200 tỷ đồng để giải tỏa dân khu vực 1 di tích Kinh thành Huế

Cần hơn 2.200 tỷ đồng để giải tỏa dân khu vực 1 di tích Kinh thành Huế

VOV.VN - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa lập đoàn đi khảo sát thực tế các khu dân cư thuộc khu vực di tích Kinh thành Huế để có phương án di dời, giải tỏa.

Gần 120.000 lượt khách đến tham quan Di sản Huế
Gần 120.000 lượt khách đến tham quan Di sản Huế

VOV.VN -Từ mồng 1 đến mồng 7 Tết, Di sản Huế đón gần 120.000 lượt khách đến tham quan, trong đó có 48.000 lượt khách quốc tế.

Gần 120.000 lượt khách đến tham quan Di sản Huế

Gần 120.000 lượt khách đến tham quan Di sản Huế

VOV.VN -Từ mồng 1 đến mồng 7 Tết, Di sản Huế đón gần 120.000 lượt khách đến tham quan, trong đó có 48.000 lượt khách quốc tế.

Thủ tướng làm việc về việc di dời dân cư khỏi di tích Kinh thành Huế
Thủ tướng làm việc về việc di dời dân cư khỏi di tích Kinh thành Huế

VOV.VN - Về khung chính sách đối với vấn đề này, Thủ tướng nêu rõ chủ trương tạo thuận lợi cho tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thủ tướng làm việc về việc di dời dân cư khỏi di tích Kinh thành Huế

Thủ tướng làm việc về việc di dời dân cư khỏi di tích Kinh thành Huế

VOV.VN - Về khung chính sách đối với vấn đề này, Thủ tướng nêu rõ chủ trương tạo thuận lợi cho tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sẽ di dời 4.200 hộ dân ở khu vực I di tích Kinh thành Huế
Sẽ di dời 4.200 hộ dân ở khu vực I di tích Kinh thành Huế

VOV.VN -UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế thông qua Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế  

Sẽ di dời 4.200 hộ dân ở khu vực I di tích Kinh thành Huế

Sẽ di dời 4.200 hộ dân ở khu vực I di tích Kinh thành Huế

VOV.VN -UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế thông qua Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế