Người dân Mường Tè tích cực giữ rừng đầu nguồn

VOV.VN - Từ khi các chính sách khuyến khích phát triển rừng của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống, ý thức của người dân trong việc giữ rừng ngày càng được nâng cao. Tại huyện biên giới Mường Tè, tỉnh Lai Châu, người dân đã coi rừng như “máu thịt” của mình và đang tích cực giữ rừng để hưởng lợi.

Những ngày này, thời tiết trên địa bàn khô hanh, nguy cơ cháy rừng cao nên ông Vàng Xuân Lình và một số người dân ở bản Cô Lô Hồ, xã Tà Tổng, huyện Mường Tè (Lai Châu) lại phân công nhau vào rừng để tuần tra, canh gác bảo vệ rừng. Từ sáng sớm, mọi người đã có mặt ở nhà văn hóa bản với hành trang mang theo là các con dao phát và bình nước.

Ông Vàng Xuân Lình cho biết, việc quản lý, bảo vệ rừng đã được bản đưa vào hương ước, quy ước và coi đó là “pháp luật” của bản, ai cũng phải nghiêm túc thực hiện. Đặc biệt, từ khi các hộ được nhận khoản tiền hỗ trợ từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng, thì ai cũng đều có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc giữ rừng. 

“Có năm gia đình tôi nhận được 20 triệu, có năm 22 triệu. Số tiền đó được gia đình sử dụng để phục vụ sinh hoạt và tiếp tục mua cây giống về trồng. Một số hộ trong bản đã tích cóp để mua trâu, mua bò và mua các đồ dùng trong nhà. Chúng tôi cũng vận động bà con trong bản tích cực bảo vệ rừng để có thêm thu nhập”, ông Vàng Xuân Lình nói.

Xã Tà Tổng, huyện Mường Tè (Lai Châu) là địa bàn cư trú chủ yếu của đồng bào Mông. Trước đây, bà con có tập quán khai hoang, phát đốt nương làm rẫy. Tuy nhiên, từ khi được hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, người dân đã dần chuyển từ canh tác phát đốt nương sang trồng lúa nước, vì thế đã hạn chế được các vụ xâm hại, hoặc cháy rừng.

Ông Sùng A Chứ, Chủ tịch UBND xã Tà Tổng chia sẻ: Để thay đổi được tư duy và tập quán canh tác cũ của bà con là cả quá trình tuyên truyền, vận động gian truân của cấp ủy, chính quyền địa phương. Ban đầu bà con không nghe, nhưng sau này có thu nhập ổn định từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng và chính sách hỗ trợ cây, con giống, giúp đời sống được nâng cao, nên bà con đã tích cực làm theo và đến nay hầu như không còn tình trạng phát, đốt nương như trước.

“Sau khi nhận được tiền rừng, ý thức của người dân về bảo vệ rừng rất tốt. Đặc biệt, số tiền đó được bà con mua sắm tài sản, trang thiết bị rồi cho các cháu đi học. Một số hộ lấy tiền rừng đó mua ống nước, mua vật tư cá nhân trong gia đình, đã góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn”, ông Sùng A Chứ cho hay.

Với hơn 170.000ha diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ gần 67%, Mường Tè hiện là địa phương có độ che phủ rừng lớn nhất vùng Tây Bắc. Về các xã vùng sâu, vùng xa của huyện như Tà Tổng, Ka Lăng, Mù Cả… ấn tượng đầu tiên là màu xanh bạt ngàn của những cánh rừng tươi tốt. Ngoài giữ hệ sinh thái ổn định, các cánh rừng ở Mường Tè hiện đang đóng vai trò quan trọng trong việc giữ nước để điều tiết cho các công trình thủy điện lớn như Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình và vùng hạ du. 

Ông Lý Xá Hừ, Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu cho biết: Chi trả dịch vụ môi trường rừng là chính sách hết sức thiết thực và ý nghĩa. Với số tiền được chi trả gần 200 tỷ đồng mỗi năm, người dân Mường Tè giờ đây đã coi rừng như máu thịt, không chặt phá, xâm phạm, mà ra sức góp công gìn giữ. Vì vậy mà các cánh rừng ngày càng được mở rộng và xanh tốt.

“Từ khi được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn các xã, thị trấn thì công tác quản lý, bảo vệ rừng của người dân hiện nay đã đi vào nề nếp, nhân dân quản lý, bảo vệ rừng rất tốt. Hàng năm, trên cơ sở diện tích rừng được nhà nước giao quản lý, chúng tôi khoán lại cho các cộng đồng bản và các tổ chức tham gia nhận khoán bảo vệ rừng và chi trả dịch vụ bảo vệ môi trường rừng theo quy định cho họ. Cho nên hiện nay rừng ngày càng được bảo vệ, phát triển, tăng độ che phủ của rừng và được các xã coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu tại địa phương”, ông Lý Xá Hừ cho hay.

Ông Lý Xá Hừ cũng cho biết thêm, ngoài nguồn thu từ dịch vụ chi trả môi trường rừng, người dân Mường Tè còn có khoản tiền ổn định từ nguồn thu thảo quả dưới tán rừng, cùng các lâm sản phụ từ rừng. Chính từ "lợi ích kép" này mà người dân nơi đây càng tích cực tham gia bảo vệ, phát triển rừng, từ đó, góp phần cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn toàn tỉnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tết rừng - bảo vệ vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu
Tết rừng - bảo vệ vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu

VOV.VN - Nhằm góp phần bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn sự đa dạng sinh học Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, bảo tồn các giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng dân tộc Mông Nà Hẩu nói riêng, cũng như nhằm thúc đẩy phát triển du lịch ở địa phương, hằng năm vào ngày cuối cùng của tháng Giêng, Nà Hẩu lại tổ chức Tết rừng.

Tết rừng - bảo vệ vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu

Tết rừng - bảo vệ vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu

VOV.VN - Nhằm góp phần bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn sự đa dạng sinh học Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, bảo tồn các giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng dân tộc Mông Nà Hẩu nói riêng, cũng như nhằm thúc đẩy phát triển du lịch ở địa phương, hằng năm vào ngày cuối cùng của tháng Giêng, Nà Hẩu lại tổ chức Tết rừng.

Gian nan công tác bảo vệ rừng ở biên giới Ia Mơr, Gia Lai
Gian nan công tác bảo vệ rừng ở biên giới Ia Mơr, Gia Lai

VOV.VN - Sự việc hàng chục lâm tặc phá rừng vào trong đêm 30 Tết vừa qua là điển hình về những bất cập trong công tác quản lý bảo vệ rừng ở huyện biên giới Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Diện tích rộng, dân cư có tập quán sống dựa vào rừng, lực lượng bảo vệ rừng mỏng, những năm qua, công tác bảo vệ rừng là một vấn đề nan giải.

Gian nan công tác bảo vệ rừng ở biên giới Ia Mơr, Gia Lai

Gian nan công tác bảo vệ rừng ở biên giới Ia Mơr, Gia Lai

VOV.VN - Sự việc hàng chục lâm tặc phá rừng vào trong đêm 30 Tết vừa qua là điển hình về những bất cập trong công tác quản lý bảo vệ rừng ở huyện biên giới Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Diện tích rộng, dân cư có tập quán sống dựa vào rừng, lực lượng bảo vệ rừng mỏng, những năm qua, công tác bảo vệ rừng là một vấn đề nan giải.

Tăng cường bảo vệ rừng Buôn Ja Wầm, Đắk Lắk sau thời gian dài bị tàn phá
Tăng cường bảo vệ rừng Buôn Ja Wầm, Đắk Lắk sau thời gian dài bị tàn phá

VOV.VN - Như Đài TNVN đã thông tin, rừng tại Công ty TNHH Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm (huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk) thời gian gần đây bị tàn phá nghiêm trọng, khiến diện tích rừng giảm nhanh chóng. Ngành chức năng tỉnh Đắk Lắk đang triển khai các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn tình trạng này. 

Tăng cường bảo vệ rừng Buôn Ja Wầm, Đắk Lắk sau thời gian dài bị tàn phá

Tăng cường bảo vệ rừng Buôn Ja Wầm, Đắk Lắk sau thời gian dài bị tàn phá

VOV.VN - Như Đài TNVN đã thông tin, rừng tại Công ty TNHH Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm (huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk) thời gian gần đây bị tàn phá nghiêm trọng, khiến diện tích rừng giảm nhanh chóng. Ngành chức năng tỉnh Đắk Lắk đang triển khai các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn tình trạng này. 

Nhiều sai phạm quản lý, sử dụng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng
Nhiều sai phạm quản lý, sử dụng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng

VOV.VN - Kiểm toán nhà nước vừa hoàn thành cuộc kiểm toán chuyên đề việc quản lý, sử dụng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2020-2022 tại các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang và TP Hải Phòng.

Nhiều sai phạm quản lý, sử dụng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng

Nhiều sai phạm quản lý, sử dụng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng

VOV.VN - Kiểm toán nhà nước vừa hoàn thành cuộc kiểm toán chuyên đề việc quản lý, sử dụng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2020-2022 tại các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang và TP Hải Phòng.