Nhà đại đoàn kết ở Mộc Châu: Chở che những mảnh đời khốn khó

VOV.VN - Tại huyện miền núi Mộc Châu, Sơn La những hộ nghèo, người yếu thế trên địa bàn có độ tuổi từ 40 trở lên đều có cuộc sống ổn định, có nhà ở kiên cố

LTS: Không để ai bị bỏ lại phía sau, mong muốn mọi người dân có cuộc sống tốt đẹp. Đây là phương châm, là mục tiêu mà Đảng, Bác Hồ luôn nhấn mạnh. Dù vậy, thực tế, không phải địa phương nào cũng thực hiện tốt “khẩu hiệu” này.

Tại huyện miền núi Mộc Châu (Sơn La), bằng những cách làm cụ thể, sáng tạo, huy động sự đồng sức, đồng lòng, sự sẻ chia và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn bộ những hộ nghèo, người yếu thế trên địa bàn có độ tuổi từ 40 trở lên đến nay đều đã có cuộc sống ổn định, có nhà ở kiên cố, an cư - lạc nghiệp. Mộc Châu cũng là một trong các địa phương thuộc top đầu cả nước làm tốt công tác an sinh xã hội.

Bản Nà Bó 2, xã Mường Sang hôm nay đông vui rộn rã, ai cũng phấn khởi vì bản lại được nhận hỗ trợ để giúp em Sa Quang Hưng có nhà mới.

nha dai doan ket.jpg
Trao nhà đại đoàn kết cho hộ anh Lò Văn Thoan - Nà Bó 2, Mường Sang.

“Hồi trước cháu chưa có nhà ở, nhờ Nhà nước với các bác, các chú giúp đỡ nên giờ cháu đã có nhà mới. Hồi trước ở nhà cũ, mỗi lần mưa lũ toàn bị ngập, cháu rất sợ. Bây giờ về ở nhà mới, ổn hơn rất nhiều”, Hưng cho biết.

Hưng năm nay mới 18 tuổi, nhưng đã sớm phải sống cảnh đời côi cút. Cha mẹ sinh em trong nghèo khó, do bố bệnh tật, không có sức khỏe lao động, nên không có tích lũy. Nhiều năm trước, mẹ bỏ đi, để mình em cùng bố chật vật xoay sở cuộc sống. Giờ đây, Hưng đã có thể tự tin bước tiếp trên chặng đường phía trước của cuộc đời khi đã có căn nhà mới khang trang.

An cư thì lạc nghiệp, căn nhà đại đoàn kết rộng hơn 40m2 do Mặt trận Tổ quốc huyện, xã, cùng các nhà hảo tâm góp sức xây dựng không chỉ giúp bố em an lòng mà sẽ còn là động lực giúp Hưng vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống.

Trong khi đó thì ở Bản Chiềng Khòng, xã Quy Hướng, hàng chục người tham gia đảo vữa, xây tường cho căn nhà mới của chị Bàn Thị Hoàn, ánh mắt ai cũng rạng ngời niềm vui. Anh Bàn Văn Đại tỏ ra hào hứng khi được là thành viên trong “đội xây dựng” của bản. Đội này do bản tự lập nên, góp sức xây nhà không công mỗi khi có hộ nghèo trong bản dựng nhà mới. Và có lẽ, “Đội xây dựng” của bản anh là “độc nhất vô nhị” ở Sơn La này.

“Bản nào bây giờ cũng có một đội thợ, nhưng công thường cao. Bọn em không lấy công, làm giúp bà con thôi. Nói chung gia đình không phải lo lắng gì, chúng em làm giúp đến khi hoàn thiện xong, gia đình chỉ việc vào ở thôi. Ăn uống thì bọn em quy định kết thúc mỗi buổi làm thì ai về nhà người ấy ăn, không phiền đến gia đình chủ nhà”.

Căn nhà đại đoàn kết vừa được chuyển trao cũng là món quà vô giá với anh Lò Văn Thoan, bản Nà Bó 2, xã Mường Sang. Tàn tật bẩm sinh với một chân bị teo, chân còn lại rất yếu, dù nhiều năm nỗ lực với nghề rèn, bán cho người dân trong bản, xã nhiều chiếc dao, rựa, liềm… phục vụ lao động sản xuất, nhưng 40 tuổi, anh vẫn phải ở trong nếp nhà sàn cũ kỹ, mối mọt cha mẹ để lại cho; mơ ước về một căn nhà mới vẫn quá tầm tay.

Ngày 17/10 năm ngoái, đúng ngày “Vì người nghèo”, hạnh phúc vỡ òa khi vợ chồng anh được nhận bàn giao căn nhà đại đoàn kết mới tinh do cấp ủy, chính quyền xã, cùng nhà hảo tâm trao tặng. Có nhà mới, phần nào nguôi ngoai nỗi mong mỏi có con, anh xác định sẽ lao động bằng tất cả sức mình, góp phần xây dựng bản làng, quê hương giàu mạnh, để không phụ lòng những người đã sẻ chia, chung tay chắp cánh cho những thân phận yếu thế như anh.

“Được Đảng, Chính phủ, Nhà nước và các cấp hỗ trợ làm nhà cho gia đình, vợ chồng tôi giờ không còn sợ mưa nắng gì nữa, tôi thực sự cảm ơn rất nhiều. Giờ thì tôi sẽ yên tâm rèn đúc để làm được nhiều dao, rựa phục vụ  bà con thôi”.

Thống kê trong toàn huyện Mộc Châu, đến nay, 100% số hộ nghèo, gia đình khó khăn có độ tuổi từ 40 trở lên cần hỗ trợ kinh phí làm nhà đại đoàn kết đã được hỗ trợ tiền, ngày công, vật liệu và đã làm xong nhà. Điều này đồng nghĩa với việc, không còn hộ nghèo, gia đình khó khăn nào ở huyện có độ tuổi từ 40 trở lên còn phải ở trong các nhà tạm, nhà dột nát, đã “an cư” để “lạc nghiệp”.

Với những người làm công tác mặt trận như ông Lê Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Mộc Châu, niềm vui lớn nhất là khi thấy tinh thần đoàn kết, sự sẻ chia của cả cộng đồng giúp người nghèo, người yếu thế được phát huy cao độ như thế.

“Khi cả hệ thống chính trị chung tay sẽ tạo ra hiệu ứng rất tốt, sự lan tỏa rất cao, nhân dân rất đồng tình ủng hộ. Dịp này như mọi năm, Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc huyện phải đến nhiều nơi để vận động. Nhưng năm nay do dịch Covid-19, chúng tôi chỉ gửi thư kêu gọi là các doanh nghiệp tự khắc đến đăng ký nộp ủng hộ. Vì cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, nên việc này được lan tỏa sâu, đã thành nếp, mọi người cứ thế thực hiện”.

Cũng theo ông Lê Xuân Thanh, không phải huyện nào, tỉnh nào trong cả nước cũng có được kết quả này. Việc làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo những năm qua đã được Mộc Châu triển khai bằng cách riêng của mình. Từ hiệu quả thiết thực của nó cho thấy, cách làm này rất đáng được nhân rộng, để thực sự không ai còn bị bỏ lại phía sau./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Triệu bữa cơm” đến với người nghèo Đà Nẵng
“Triệu bữa cơm” đến với người nghèo Đà Nẵng

VOV.VN - Hơn 78.000 suất thực phẩm được gửi tới giúp người có hoàn cảnh khó khăn, người mất việc làm do dịch bệnh Covid-19.

“Triệu bữa cơm” đến với người nghèo Đà Nẵng

“Triệu bữa cơm” đến với người nghèo Đà Nẵng

VOV.VN - Hơn 78.000 suất thực phẩm được gửi tới giúp người có hoàn cảnh khó khăn, người mất việc làm do dịch bệnh Covid-19.

Câu lạc bộ báo chí Thanh Hóa hỗ trợ hàng chục tấn gạo cho người nghèo
Câu lạc bộ báo chí Thanh Hóa hỗ trợ hàng chục tấn gạo cho người nghèo

VOV.VN - Hàng nghìn hộ dân ở Thanh Hóa đã được nhận gạo miễn phí, là sự ngọt bùi, thơm thảo mà những người làm báo tại Thanh Hóa muốn gửi gắm, sẻ chia.

Câu lạc bộ báo chí Thanh Hóa hỗ trợ hàng chục tấn gạo cho người nghèo

Câu lạc bộ báo chí Thanh Hóa hỗ trợ hàng chục tấn gạo cho người nghèo

VOV.VN - Hàng nghìn hộ dân ở Thanh Hóa đã được nhận gạo miễn phí, là sự ngọt bùi, thơm thảo mà những người làm báo tại Thanh Hóa muốn gửi gắm, sẻ chia.

Được “nhường cơm, sẻ áo”, người nghèo thêm niềm tin vượt khó
Được “nhường cơm, sẻ áo”, người nghèo thêm niềm tin vượt khó

VOV.VN - TPHCM năng động, nghĩa tình với hoạt động chăm lo thiết thực từ tổ chức Công đoàn đã phần nào giúp người nghèo thêm niềm tin để đi qua mùa dịch.

Được “nhường cơm, sẻ áo”, người nghèo thêm niềm tin vượt khó

Được “nhường cơm, sẻ áo”, người nghèo thêm niềm tin vượt khó

VOV.VN - TPHCM năng động, nghĩa tình với hoạt động chăm lo thiết thực từ tổ chức Công đoàn đã phần nào giúp người nghèo thêm niềm tin để đi qua mùa dịch.