Nhiều điểm mới trong xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú

VOV.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35 quy định về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" với nhiều điểm mới so với trước đây.

Theo Nghị định 35 (Nghị định số 35/2024/NĐ-CP ngày 2/4/2024) vừa được chính phủ ban hành, quy định các thành tích để xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân (NGND), Nhà giáo ưu tú (NGƯT) phải đạt được trong thời gian công tác trong ngành giáo dục; không sử dụng thành tích đã được xét tặng các danh hiệu vinh dự Nhà nước để xét tặng danh hiệu.

Cá nhân được hưởng lương và bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm tại đơn vị nào, đề nghị xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT tại đơn vị đó.

Cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục trong thời gian giữ chức vụ quản lý, có tham gia nuôi dạy, giảng dạy đủ định mức tối thiểu theo quy định được tính thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy và được quy đổi theo các mức cụ thể.

Căn cứ trên chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của từng đối tượng, loại hình cơ sở giáo dục có tính chất tương đồng, Nghị định số 35 chia thành 7 nhóm đối tượng thống nhất ở cả tiêu chuẩn NGND và tiêu chuẩn NGƯT để xây dựng tiêu chuẩn nhằm thuận lợi cho các cơ sở giáo dục khi triển khai thực hiện Nghị định.

Quan tâm nhóm đối tượng đặc thù

Bộ GD-ĐT đánh giá, qua 16 lần xét tặng, các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giảng dạy học sinh khuyết tật, công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được phong tặng còn rất ít, chưa phản ánh hết những cống hiến, hy sinh thầm lặng của các thầy giáo, cô giáo công tác tại môi trường đặc thù.

Do vậy, một điểm mới đặc biệt trong nghị định này là xây dựng tiêu chuẩn cho nhóm đối tượng đặc thù theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022.

Cụ thể, thời gian công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ được nhân hệ số 2 khi tính thời gian công tác để xét tặng danh hiệu.

Nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục hiện đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trường, lớp dành cho người khuyết tật, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được hưởng chế độ, chính sách ưu tiên khi đề nghị xét tặng danh hiệu.

Bổ sung tiêu chuẩn đối với nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục có 15 năm trở lên liên tục công tác tại các trường, điểm trường ở vùng xa xôi hẻo lánh thuộc thôn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của địa phương, vận động được nhiều người học đến trường và duy trì sĩ số học sinh được cấp huyện khen thưởng thì hội đồng cấp huyện căn cứ đề xuất của cơ sở giáo dục để bình xét và lựa chọn không quá 01 nhà giáo hoặc cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục tiêu biểu cho mỗi đợt xét.

Bổ sung tiêu chuẩn mới để đánh giá tài năng sư phạm của nhà giáo

Nghị định 35 của Chính phủ đã bổ sung một số tiêu chuẩn mới để đánh giá tài năng sư phạm của nhà giáo.

Cụ thể như: Biên soạn báo cáo chuyên đề tại hội nghị, hội thảo chuyên môn do bộ, ban, ngành, tỉnh, sở tổ chức hoặc chủ trì biên soạn tài liệu bồi dưỡng theo các chương trình bồi dưỡng… để thể hiện năng lực sư phạm, kỹ năng mềm, khả năng tổ chức các hoạt động chuyên môn và tính lan tỏa, ảnh hưởng của nhà giáo tại địa phương nơi công tác.

Ngoài danh hiệu giáo viên dạy giỏi, bổ sung danh hiệu giáo viên Tổng phụ trách Đội giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi…

Bởi theo Bộ GD-ĐT, thực tế trong ngành giáo dục còn có danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên Tổng phụ trách Đội giỏi, giảng viên nghiệp vụ sư phạm giỏi, giáo viên, giảng viên đoạt giải tại các kỳ thi, cuộc thi, hội thi cấp bộ, ban, ngành, tỉnh trở lên...Các quy định về nội dung, tiêu chuẩn, hồ sơ, thẩm quyền tổ chức hội thi của các hội thi này là tương đương nhau.

Ở nhóm đối tượng công tác trong trường đại học, thành tích đào tạo tiến sĩ đối với các ngành, trường không được giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ được thay thế bằng thành tích hướng dẫn học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú; hoặc hướng dẫn sinh viên, nhóm sinh viên đoạt giải sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường, hoặc nhà giáo có đề tài nghiên cứu khoa học đoạt giải cấp trường trở lên…

Quy định này giúp cho nhà giáo công tác tại đại học địa phương, đại học tư thục có cơ hội tham gia xét danh hiệu.

Cắt giảm thủ tục hành chính, rút gọn quy trình xét tặng

Theo quy định mới, hội đồng xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT chỉ còn 3 cấp: cấp cơ sở, cấp bộ/ban/ngành/tỉnh/đại học quốc gia và cấp nhà nước.

Việc lấy phiếu tín nhiệm, hướng dẫn khai hồ sơ, xác nhận hồ sơ, đánh giá uy tín, tầm ảnh hưởng của nhà giáo sẽ do hội đồng thi đua - khen thưởng của đơn vị thực hiện, nhằm giảm bớt 1 hoặc 2 cấp hội đồng trong quá trình xét tặng.

Điều chỉnh Hội đồng cấp tỉnh, Hội đồng đại học quốc gia đề nghị trình lên Hội đồng cấp Nhà nước, không qua Hội đồng chuyên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm sự công bằng về số lượng cấp hội đồng đối với nhà giáo thuộc bậc học mầm non, phổ thông so với các bậc học khác.

Danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú được xét tặng và công bố 3 năm 1 lần vào dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Danh hiệu này do Chủ tịch nước phong tặng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Để dạy cho trẻ có tư duy tốt, cha mẹ không nhất thiết phải giỏi giang”
“Để dạy cho trẻ có tư duy tốt, cha mẹ không nhất thiết phải giỏi giang”

VOV.VN - Chuyên gia giáo dục cho rằng, nhiều người vẫn quan niệm để dạy con có tư duy tốt trước tiên cha mẹ cũng phải cần tài giỏi. Tuy nhiên thực tế cho thấy bất cứ phụ huynh nào cũng có cơ hội rèn luyện giúp con phát triển tư duy tốt nhất. Điểm mấu chốt là cha mẹ cần hiểu rõ về con, từ đó có phương pháp giáo dục phù hợp.

“Để dạy cho trẻ có tư duy tốt, cha mẹ không nhất thiết phải giỏi giang”

“Để dạy cho trẻ có tư duy tốt, cha mẹ không nhất thiết phải giỏi giang”

VOV.VN - Chuyên gia giáo dục cho rằng, nhiều người vẫn quan niệm để dạy con có tư duy tốt trước tiên cha mẹ cũng phải cần tài giỏi. Tuy nhiên thực tế cho thấy bất cứ phụ huynh nào cũng có cơ hội rèn luyện giúp con phát triển tư duy tốt nhất. Điểm mấu chốt là cha mẹ cần hiểu rõ về con, từ đó có phương pháp giáo dục phù hợp.

"Học bạ đẹp" - Đừng để giá trị ảo dẫn tới sai lầm thật
"Học bạ đẹp" - Đừng để giá trị ảo dẫn tới sai lầm thật

VOV.VN - Thời gian qua, các trường đại học đã lần lượt công bố phương thức tuyển sinh. Trong đó, học bạ vẫn được rất nhiều trường sử dụng độc lập hoặc kết hợp cho công tác xét tuyển. Đây được coi là nguyên nhân khiến việc “làm đẹp” học bạ thành phổ biến.

"Học bạ đẹp" - Đừng để giá trị ảo dẫn tới sai lầm thật

"Học bạ đẹp" - Đừng để giá trị ảo dẫn tới sai lầm thật

VOV.VN - Thời gian qua, các trường đại học đã lần lượt công bố phương thức tuyển sinh. Trong đó, học bạ vẫn được rất nhiều trường sử dụng độc lập hoặc kết hợp cho công tác xét tuyển. Đây được coi là nguyên nhân khiến việc “làm đẹp” học bạ thành phổ biến.

Năm 2024, các trường sư phạm khẩn trương mở ngành đào tạo giáo viên dạy tích hợp
Năm 2024, các trường sư phạm khẩn trương mở ngành đào tạo giáo viên dạy tích hợp

VOV.VN - Để đáp ứng nhu cầu dạy và học của chương trình GDPT 2018, các trường sư phạm đang mở thêm ngành mới, đào tạo giáo viên dạy môn tích hợp Lịch sử - Địa lý và Khoa học Tự nhiên.

Năm 2024, các trường sư phạm khẩn trương mở ngành đào tạo giáo viên dạy tích hợp

Năm 2024, các trường sư phạm khẩn trương mở ngành đào tạo giáo viên dạy tích hợp

VOV.VN - Để đáp ứng nhu cầu dạy và học của chương trình GDPT 2018, các trường sư phạm đang mở thêm ngành mới, đào tạo giáo viên dạy môn tích hợp Lịch sử - Địa lý và Khoa học Tự nhiên.

12 trường công lập ở Đắk Lắk sẽ tổ chức thi tuyển vào lớp 10
12 trường công lập ở Đắk Lắk sẽ tổ chức thi tuyển vào lớp 10

VOV.VN - Năm học 2024-2025, trên địa bản tỉnh Đắk Lắk sẽ có 12 trường THPT tổ chức tuyển sinh lớp 10 bằng hình thức thi tuyển. các trường còn lại tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển.

12 trường công lập ở Đắk Lắk sẽ tổ chức thi tuyển vào lớp 10

12 trường công lập ở Đắk Lắk sẽ tổ chức thi tuyển vào lớp 10

VOV.VN - Năm học 2024-2025, trên địa bản tỉnh Đắk Lắk sẽ có 12 trường THPT tổ chức tuyển sinh lớp 10 bằng hình thức thi tuyển. các trường còn lại tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển.

Giáo viên chỉ ra những lỗi mà học sinh giỏi cũng mắc khi làm bài thi Tiếng Anh vào 10
Giáo viên chỉ ra những lỗi mà học sinh giỏi cũng mắc khi làm bài thi Tiếng Anh vào 10

VOV.VN - Với bài thi môn Tiếng Anh, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT, giáo viên lưu ý, kiến thức thi trải dài khối THCS, nhiều phần bài cơ bản nên dù học sinh có học lực trung bình hay khá giỏi, cũng cần có sự cẩn thận, tỉ mỉ, đọc kỹ yêu cầu bài để không đưa ra lựa chọn sai hay chủ quan dẫn đến mất điểm đáng tiếc.

Giáo viên chỉ ra những lỗi mà học sinh giỏi cũng mắc khi làm bài thi Tiếng Anh vào 10

Giáo viên chỉ ra những lỗi mà học sinh giỏi cũng mắc khi làm bài thi Tiếng Anh vào 10

VOV.VN - Với bài thi môn Tiếng Anh, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT, giáo viên lưu ý, kiến thức thi trải dài khối THCS, nhiều phần bài cơ bản nên dù học sinh có học lực trung bình hay khá giỏi, cũng cần có sự cẩn thận, tỉ mỉ, đọc kỹ yêu cầu bài để không đưa ra lựa chọn sai hay chủ quan dẫn đến mất điểm đáng tiếc.