Những cảnh đời bất hạnh ở trại phong Đá Bạc

VOV.VN -Gần chục cụ già bị bệnh phong đang sống tách biệt với cộng đồng ở trại phong Đá Bạc hoang tàn hiện rõ qua những dãy nhà xuống cấp.

Từ chối chuyển về cơ sở mới, bất chấp việc không còn được nhận trợ cấp từ nhà nước, những mảnh đời bất hạnh nơi đây vẫn xin tự nguyện được ở lại trại phong bỏ hoang chăm sóc nhau những năm tháng cuối đời. Câu chuyện tưởng chừng như chỉ có ở trong phim ấy lại tồn tại ở ngay chính mảnh đất thủ đô Hà Nội này.

Trại phong Đá Bạc cách trung tâm TP. Hà Nội khoảng 50 km, ai muốn đến đây phải đi vào con đường duy nhất nhỏ hẹp, quanh co và rất gồ ghề, bụi bặm (ảnh: Nhật Ngân)

Cách Hà Nội khoảng 50km, trại phong Đá Bạc nằm giữa những ngọn đồi heo hút trên địa bàn xã Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội. Trại phong được xây dựng từ những năm 50 của thế kỷ trước và từng có khoảng 100 người bệnh điều trị, sinh sống tại đây. Trải qua hơn nửa thế kỷ khu vực đã xuống cấp trầm trọng, vì vậy đến năm 2013 trại phong được di chuyển ra nơi khác nên khu vực này đã bị bỏ hoang từ đó đến nay.

Cảm giác cô đơn, hoang tàn hiện rõ qua những dãy nhà bỏ hoang xuống cấp. Thế nhưng nơi đây vẫn còn gần chục cụ già bị bệnh phong đang sống tách biệt với cộng đồng. Cả trại có tổng cộng 18 phòng nhưng hầu hết đều trong tình trạng đổ nát, bỏ hoang, tách biệt với cuộc sống náo nhiệt bên ngoài. Tất cả đều cũ kỹ và xập xệ, cô quạnh và túng thiếu.

Năm 2013, Nhà nước đã di dời những người mắc bệnh chuyển trại phong về cơ sở mới ở Bắc Ninh. Tuy nhiên trong số ấy, có 10 cụ già vẫn một mực xin ở lại bám đất bám rễ ở đây sống nốt những năm tháng cuối đời. Trại có 6 cụ bà và 3 cụ ông nhưng hiện tại chỉ có 3 cụ thường xuyên sinh sống tại đây là cụ Liên (82 tuổi), Cụ Oanh (71 tuổi), cụ Sợi (75 tuổi). Các cụ còn lại thì chuyển về ở với con cháu ở quanh đây từ khi trại bị di dời đi, thỉnh thoảng họ mới qua chơi.

Cuộc sống cứ thế trôi qua, nỗi buồn tủi cứ thế dần trở nên quen thuộc, nhưng sự tủi hổ bị xa lánh vì căn bệnh mới là nỗi đau lớn nhất của các cụ. Với một cụ già,  người gắn bó với nơi này, cả một cuộc đời cô quạnh, mà mỗi khi nhắc đến lại trực  trào nước mắt.

Một quang cảnh cô tịch và hoang tàn ở trại phong  (ảnh: Nhật Ngân)

Xã hội xa lánh, bạn bè xa lánh, nghĩ cũng tủi thân, cũng chỉ muốn giải thoát. Nhà thì gần sông Hồng, sông Đuống đấy, mùa nước lên, nhiều lúc nghĩ tiêu cực đến nỗi mà chỉ muốn mượn dòng nước để giải thoát cuộc đời mình cho nó khỏi khổ. Sống thì nghĩ khổ lắm, người ta xa lánh mình, bệnh tật như thế nào mà mọi người cứ xa lánh. Ăn cơm cũng chỉ khóc, nước mắt chan cơm, đến khi uống ngụm nước cũng chảy nước mắt, nghĩ nó cực thân.

Những bệnh nhân Phong ở đây được chuyển từ nhiều nơi đến, không có chung dòng máu ruột thịt cũng chẳng phải anh em họ hàng thân thích của nhau. Thế nhưng họ có chung một nỗi đau đó là mang trong mình căn bệnh Phong quái ác, bị người đời xa lánh, ghẻ lạnh.

Trong số ít những bệnh nhân còn ở lại có cụ Lê Thị Liên, 81 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội. Cụ Liên nghẹn ngào khi được hỏi về quãng đời thanh xuân của mình: “Giờ quê hương không nhìn ngó gì đâu, họ tưởng chúng tôi chết rồi!”

Cũng như cụ Liên, cụ Nguyễn Thị Sợi (72 tuổi, quê Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) bắt đầu sống tại trại phong Đá Bạc từ năm 1968 cũng có tuổi thanh xuân đầy đau khổ mà cụ chỉ muốn quên đi. Ký ức về những lúc đang ngủ phải dùng bao tải, dùng giẻ, quần áo để bịt kín chân, kín người để tránh bị chuột cắn đến tứa máu, nhiễm trùng. Ký ức về những năm tháng bị người thân, dân làng xa lánh vì lỡ mang căn bệnh “hủi”. Ký ức về người chồng tệ bạc, hắt hủi mẹ con bà vẫn hiển hiện như ngày hôm qua dẫu rằng khi đó hai người đã có với nhau một cô con gái.

Khi hỏi về lý do vì sao các cụ không chuyển đến trại phong mới vào năm 2013 - nơi có điều kiện sống tốt hơn, có người trông nom, chăm sóc, nơi mà các cụ sẽ được hưởng một chế độ y tế tốt hơn mà lại chịu ở lại nơi heo hút, chấp nhận cuộc sống không có sự trợ cấp của Nhà nước, các cụ đều trả lời rằng do đã quen sống ở mảnh đất này và cũng để hương khói cho những cụ đã khuất.

Không còn trợ cấp, những cụ ông cụ bà  đang ở tuổi thất thập rơi vào cảnh túng thiếu nghèo đói, những vết thương của bệnh tật vẫn đeo bám, những đôi chân, đôi tay không còn lành lặn càng khiến việc sinh hoạt trở nên khó khăn hơn, thế nhưng họ vẫn có nhau lúc ốm đau, vui buồn tuổi già.Cuộc sống ở đây chủ yếu tự cung tự cấp, các cụ - người trồng rau, người nuôi gà, cứ thế các cụ cải thiện bữa ăn hằng ngày. Không người thân, không người trông nom chăm sóc, cũng không có sự quân tâm, các cụ chỉ có thể nương tựa tuổi già lẫn nhau mà sống qua ngày.

Những khoảng lặng, những nỗi buồn sâu thẳm từ ánh mắt của các cụ  (ảnh: Nhật Ngân)

Niềm vui nho nhỏ của các cụ đó chính là có người đến thăm hàng ngày để được trò chuyện. Cứ mỗi khi có người lên thăm là các cụ lại vui lắm, đặc biệt là các đoàn thiện nguyện và các nhóm sinh viên tình nguyện.

Cũng ghé thăm các cụ ở Trại Đá Bạc vào cùng ngày với chúng tôi là một nhóm các bạn sinh viên đang theo học tại  các trường đại học khác nhau trên địa bàn Hà Nội. Các bạn trẻ đến đây với mong muốn được chia sẻ, trò chuyện với các cụ để vơi đi phần nào sự cô đơn, hẻo lánh ở vùng đất này.

Khi được hỏi về cảm xúc của mình khi đến đây, bạn Nguyễn Đình Quyền- sinh viên trường Đại học Hà Nội  chia sẻ: “Từ những điều các cụ chia sẻ thì mình cảm thấy, mình cần phải làm cái gì đấy để hỗ trợ các cụ. Và nhóm bọn mình từ sau chuyến đi đó, thì đây là lần thứ 5 bọn mình trở lại đây. Và mỗi lần trở lại, mình đều mong muốn có thể làm được những điều tốt nhất, và tốt hơn nữa cho các cụ”.

Còn Nguyễn Ngọc Thuận- sinh viên tình nguyện  Học Viện Công nghệ Bứu chính Viễn thông mong muốn ngày càng có nhiều người quan tâm hơn đến những mảnh đời kém may mắn như các cụ ở trại phong Đá Bạc.

“Mình lên đây cùng một nhóm bạn tình nguyện, và thật sự sau khi chứng kiến hoàn cảnh khó khăn về cuộc sống cũng như lắng nghe những câu chuyện buồn tủi về cuộc đời của các cụ ở đây, mình thật sự muốn làm nhiều hơn để giúp đỡ các cụ và mình cũng mong là ngày có càng nhiều những tấm lòng quan tâm và giúp đỡ các cụ,. Đặc biệt là mình mong muốn mọi ng hãy có cái nhìn đúng đắn và rộng mở, đồng cảm hơn với những bệnh nhân phong thay vì xa lánh, hắt hủi họ”, Ngọc Thuận bộc bạch.

Sự quan tâm, động viên của những đoàn tình nguyện đã từng bước xóa đi khoảng cách, giúp những mảnh đời nơi đây được hưởng tình người ấm áp những năm tháng tuổi già. Hơn nửa đời người lưu lạc qua các trại phong, cuộc đời các cụ cứ thế trôi qua, không tương lai, không niềm vui, chỉ toàn thấy nỗi buồn. Khi cuối đời, các cụ lặng lẽ sống ở Đá Bạc và luôn chuẩn bị sẵn tâm lý cho một chuyến đi xa./.   

 

                  
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bệnh không lây nhiễm chiếm 70% gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam
Bệnh không lây nhiễm chiếm 70% gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam

VOV.VN - Hiện Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật và tử vong ngày càng lớn của các bệnh không lây nhiễm.

Bệnh không lây nhiễm chiếm 70% gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam

Bệnh không lây nhiễm chiếm 70% gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam

VOV.VN - Hiện Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật và tử vong ngày càng lớn của các bệnh không lây nhiễm.

Bệnh viện làm gì sau quy định 1 bàn chỉ khám 65 bệnh nhân/ngày?
Bệnh viện làm gì sau quy định 1 bàn chỉ khám 65 bệnh nhân/ngày?

VOV.VN -Quy định mới của Thông tư 15 là khám tối đa 65 lượt/bàn khám/ngày khiến nhiều bệnh viện (BV) tuyến trên phải sắp xếp để bệnh nhân không phải ra về.

Bệnh viện làm gì sau quy định 1 bàn chỉ khám 65 bệnh nhân/ngày?

Bệnh viện làm gì sau quy định 1 bàn chỉ khám 65 bệnh nhân/ngày?

VOV.VN -Quy định mới của Thông tư 15 là khám tối đa 65 lượt/bàn khám/ngày khiến nhiều bệnh viện (BV) tuyến trên phải sắp xếp để bệnh nhân không phải ra về.

Ảnh: Xót xa những phận người sống mòn ở trại phong bỏ hoang
Ảnh: Xót xa những phận người sống mòn ở trại phong bỏ hoang

VOV.VN - Nằm nép mình dưới chân đồi heo hút thuộc xã Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội, trại phong Đá Bạc hiện đã bỏ hoang, thành nơi nương nhờ của vài bệnh nhân.

Ảnh: Xót xa những phận người sống mòn ở trại phong bỏ hoang

Ảnh: Xót xa những phận người sống mòn ở trại phong bỏ hoang

VOV.VN - Nằm nép mình dưới chân đồi heo hút thuộc xã Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội, trại phong Đá Bạc hiện đã bỏ hoang, thành nơi nương nhờ của vài bệnh nhân.

Điều trị bệnh viêm gan C: Bao giờ bệnh nhân bớt gánh nặng chi phí?
Điều trị bệnh viêm gan C: Bao giờ bệnh nhân bớt gánh nặng chi phí?

VOV.VN -Chi phí điều trị bệnh viêm gan C có giá thành cao và chưa được bảo hiểm y tế chi trả, do đó hầu hết bệnh nhân chưa được tiếp cận điều trị.

Điều trị bệnh viêm gan C: Bao giờ bệnh nhân bớt gánh nặng chi phí?

Điều trị bệnh viêm gan C: Bao giờ bệnh nhân bớt gánh nặng chi phí?

VOV.VN -Chi phí điều trị bệnh viêm gan C có giá thành cao và chưa được bảo hiểm y tế chi trả, do đó hầu hết bệnh nhân chưa được tiếp cận điều trị.