Những cô giáo ở nơi “đầu sóng ngọn gió”

(VOV)-Họ là những giáo viên thầm lặng theo đuổi sự nghiệp trồng người với tinh thần nhiệt huyết và tình thương học trò vô bờ bến.

Ở những nơi xa xôi, biên giới, hải đảo hay vùng miền khó khăn của Tổ quốc đang có những con người thầm lặng cống hiển cả tuổi xuân, công sức và trí tuệ cho sự nghiệp trồng người. Ở nơi mà ít ai dám đi qua, ngại đặt chân tới đó, các cô vẫn hàng ngày, hàng giờ tận tụy gieo “con chữ”, hạt mầm xanh cho tương lai với niềm say mê nghề nghiệp và tình thương học trò bao la như biển rộng...

Chọn huyện đảo là nơi gắn bó cả sự nghiệp

“Em đứng giữa giảng đường hôm nay

Mà niềm vui trong lòng dâng đầy...”

Đó là cảm xúc của cô giáo Dương Thị Mỹ Hằng, công tác tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang khi lần đầu được ra Hà Nội tham dự lễ Tuyên dương nữ nhà giáo tiêu biểu đang công tác tại biên giới, hải đảo và những vùng khó khăn.

Kể về cơ duyên khiến một sinh viên vừa tốt nghiệp, sinh ra và lớn lên ở Tiền Giang chọn huyện đảo Phú Quốc đầy nắng và gió, bốn bề biển rộng là mảnh đất lập nghiệp, cô giáo Mỹ Hằng cho biết, đó chính là tình yêu học trò và con người nơi đây.

 

Cô giáo Dương Thị Mỹ Hằng

Năm 1989, huyện đảo Phú Quốc đang rất thiếu và cần giáo viên ra huyện đảo giảng dạy cho học sinh trong 3 năm, cô giáo Dương Thị Mỹ Hằng đã sẵn sàng xung phong lên đường nhận nhiệm vụ.

Hồi trẻ, cô giáo Mỹ Hằng là người năng động, thích được đi đây đó, muốn khám phá nhiều cái lạ nên việc chọn ra huyện đảo Phú Quốc dạy học lại là một sự hứng thú đối với cô. Tuy nhiên, để thực hiện ước mơ của mình không phải dễ dàng bởi cha mẹ cô luôn canh cánh nỗi lo cho con gái mới vào nghề, chưa lập gia đình, đi làm xa nhà, chưa quen với khí hậu, thời tiết biển đảo. Vì thế, trước khi đăng ký ghi tên tham gia tình nguyện đi dạy học, cô Mỹ Hằng phải cố gắng thuyết phục cha mẹ hàng ngày cho đến khi hai người bằng lòng.

Cô Mỹ Hằng nhớ lại, khi tiễn con gái ra đảo,  người cha đã tặng cô chiếc radio để nghe tin tức trên đất liền vì thời đó điện thoại chưa có, thư từ liên lạc phải nửa tháng mới tới.

Ngày đầu ra đảo, cô giáo Hằng còn bỡ ngỡ vì chưa quen với nắng gió, sóng xô, biển động. Tuy nhiên, với tình cảm và sự động viên, chia sẻ của đồng nghiệp, người dân huyện đảo Phú Quốc, cô dần dần quen và bắt nhịp rất nhanh với cuộc sống ở đây.

Trong những tháng đầu, vì nhà trường chưa sắp xếp được chỗ ở ổn định, hàng ngày cô Mỹ Hằng phải đi tàu, thuyền từ đất liền ra đảo dạy học. Có những hôm ra đảo bị say sóng, gió mạnh bạt ù tai nhưng nghĩ đến học trò đang đợi mình tới dạy, khi dừng chân, cô giáo chỉ kịp nghỉ chốc lát rồi lại “lao” vào công việc với niềm say mê.

Ba năm nhận công tác, sống xa gia đình, cô giáo Mỹ Hằng nhận thấy người dân ở đảo rất yêu quý, trân trọng các cô giáo trẻ với tình cảm chân thật. Những tấm lòng ấy khiến cô rất cảm động và quyết định tiếp tục ở đảo giảng dạy đến tận ngày hôm nay.

Lội suối, vượt địa hình hiểm trở đến từng nhà học sinh

Sinh ra và lớn lên ở Gia Lai-vùng đất Tây Nguyên có nhiều nét đẹp và truyền thống văn hóa, cô giáo Ksos H’Nga cảm thấy rất yêu quý mảnh đất, con người và học trò nơi đây.

Gia Lai là vùng đất có 1,3 triệu người dân sinh sống, trong đó 50% là dân tộc thiểu số. Trong tỉnh có tới 47% học sinh là người dân tộc thiểu số, gia đình với điều kiện kinh tế khó khăn nên việc vận động các em tới trường nhiều khi là quá sức đối với những giáo viên giảng dạy ở nơi đây.

Cô giáo Ksos H’Nga
Số lượng học sinh người dân tộc thiểu số đông nhưng cơ sở vật chất ở trường dành cho học sinh nội trú chỉ có hạn. Nên việc kêu gọi tất cả các em đến độ tuổi đi học ở xa trường đến lớp hàng ngày, không bỏ học giữa chừng đòi hỏi sự nhiệt tình rất cao của các giáo viên vùng cao.

Cô giáo Ksos H’Nga kể lại: Những ngày đầu đi dạy học trong điều kiện còn rất khó khăn, cơ sở hạ tầng, trường lớp, phòng học hết sức thiếu thốn, các giáo viên phải dạy học 3 ca/ngày. Tuy nhiên, để duy trì học sinh đến trường đều đặn, cô giáo Ksos H’Nga cũng như bao giáo viên khác của tỉnh phải thường xuyên đến từng nhà vận động người dân cho con em đi học.

Nhiều hôm giảng bài xong thì đến tối, trời mưa to gió rét nhưng nghĩ thương học trò, cô lại chịu khó đi bộ hàng chục cây số đến từng bản làng thuyết phục các gia đình đưacon tới trường.

Cách đây 20 năm, cuộc sống của người dân Gia Lai rất khó khăn nên nhiều gia đình thường cho con mình học đến khi biết chữ là bắt ở nhà đi làm nương, rẫy; các em gái thì lấy chồng sớm. Vì muốn các em không bỏ học giữa chừng, cô giáo Ksos H’Nga phải thường xuyên lội suối, vượt qua địa hình hiểm trở đến tuyên truyền cũng như động viên các gia đình dân tộc thiểu không để con em bỏ học giữa chừng.

Cuộc sống ở mảnh đất Tây Nguyên tuy còn nhiều thiếu thốn nhưng cô giáo Ksos H’Nga vẫn không quản ngại vất vả khó khăn, cố gắng bám lớp, bám trường, hết lòng vì học sinh thân yêu.

Hiện nay, cô giáo Ksos H’Nga đang là Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc nội trú, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Tuy không còn là giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh nhưng cô Ksos H’Nga luôn có những sáng kiến để nâng cao chất lượng giảng dạy, cải tiến hoạt động của trường bán trú.

 

Cô giáo “gieo”niềm say mê cho học sinh giỏi

 

Cô giáo Trần La Giang, trường THPT Chuyên tỉnh Sơn La gắn bó với nghề dạy học đến nay đã được 20 năm. Cô Giang được biết đến là một giáo viên rất nhiệt tình trong giảng dạy, nhiều năm tham gia ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi môn Vật lý của trường, của tỉnh.

Là giáo viên của một trường miền núi khó khăn, để giảng dạy cho học sinh đạt kết quả cao trong các kỳ thi học sinh giỏi thì giáo viên tỉnh Sơn La phải nỗ lực rất nhiều.

Cô giáo Trần La Giang tâm sự, muốn phát huy đội ngũ học sinh tham gia vào các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế thì trước hết người giáo viên phải gieo được sự hứng thú, khơi gợi niềm say mê học hỏi của các em.

Tuy nhiên, để hội tụ đủ những yếu tố này rất khó bởi vì học sinh ở Sơn La có nhiều em đến từ các xã, huyện thị với những điều kiện kinh tế gia đình khác nhau. Một số em có tư duy, năng lực học tập rất giỏi nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ngần ngại không dám tham gia thi học sinh giỏi.

Cô giáo Trần La Giang
Để xua đi sự mặc cảm đó, cô giáo Trần La Giang đã thuyết phục gia đình tạo điều kiện cho học sinh ở xa trường đến tận nhà mình để giảng dạy, ôn luyện. Ngôi nhà của cô đã trở thành chỗ trọ miễn phí cho những học sinh giỏi ở xa trường yên tâm học tập.

Trong quá trình giảng dạy, cô Giang thường xuyên cho các em thử sức làm các bài tập, đề thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế từ nhiều năm trước và để cho các em tự thể hiện niềm say mê nghiên cứu đối với môn học mà mình yêu thích.

Trực tiếp nhiều năm tham gia ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi môn Vật lý, cô giáo Trần La Giang đã đạt được những kết quả đáng khích lệ với việc đào tạo cho 79 học sinh giỏi đoạt giải cấp tỉnh; 33 học sinh đạt giải quốc gia. Riêng trong năm 2012, cô đã giảng dạy cho học sinh đạt được 1 Huy chương Bạc Olympic Vật lý châu Á và 1 Huy chương Vàng Olympic Vật lý Quốc tế. Điều đặc biệt, học sinh đoạt Huy chương Vàng Olympic Vật lý Quốc tế năm 2012 chính là con trai cô.

Không chỉ là một giáo viên giỏi, có nhiều công sức đóng góp cho các hoạt động của trường, của tỉnh Sơn La, cô giáo Trần La Giang còn một phụ nữ chăm lo chu toàn việc nhà, dạy con chăm ngoan. Ngô Phi Long – con trai cô Giang là học sinh người dân tộc thiểu số đầu tiên đoạt Huy chương vàng Olympic Vật lý quốc tế năm 2012.

Chia sẻ kinh nghiệm để dạy con chăm ngoan, học giỏi, cô giáo Trần La Giang cho biết:  “Ngoài hơi ấm từ tình mẫu tử, tôi thường xuyên gần gũi, tiếp xúc với các con như người bạn thân thiết để biết được tình cảm, suy nghĩ của cháu. Ngay từ bé, cháu Long đã rất yêu thích các hoạt động liên quan đến môn Vật lý nên tôi thường xuyên cho cháu tiếp xúc với những giáo viên giỏi, học trò đã từng đoạt giải cao trong các kỳ thi. Đây cũng là cách để tạo niềm say mê, giúp cháu học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng tham gia các kỳ thi lớn”.

Ở những vùng miền xa xôi, biên giới, hải đảo, điều kiện giảng dạy còn rất khó khăn nhưng các thầy cô giáo nơi đây luôn dành hết tâm huyết, sự nhiệt tình đối với nghề nghiệp và các học trò thân yêu.

Ngày 20/11 hàng năm là ngày truyền thống để các thế hệ học trò hướng về, bày tỏ lòng biết ơn, tri ân đối với thầy cô giáo. Nghĩ đến những giáo viên đang giảng dạy ở vùng miền khó khăn, đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc, vẫn hàng ngày, từng giờ thầm lặng cống hiến tuổi trẻ, trí tuệ theo đuổi nghiệp “trồng người”, chúng ta càng thêm trân trọng họ biết bao.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sôi động thị trường quà tặng 20/11
Sôi động thị trường quà tặng 20/11

Năm nay, các mặt hàng cũng có phần phong phú hơn so với những năm trước, nhiều cửa hàng, siêu thị tung ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá hấp dẫn để thu hút khách hàng.

Sôi động thị trường quà tặng 20/11

Sôi động thị trường quà tặng 20/11

Năm nay, các mặt hàng cũng có phần phong phú hơn so với những năm trước, nhiều cửa hàng, siêu thị tung ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá hấp dẫn để thu hút khách hàng.

Biểu dương 128 nữ nhà giáo tiêu biểu
Biểu dương 128 nữ nhà giáo tiêu biểu

(VOV)-Đây là những giáo viên tâm huyết với nghề, vượt qua mọi khó khăn để giảng dạy ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.

Biểu dương 128 nữ nhà giáo tiêu biểu

Biểu dương 128 nữ nhà giáo tiêu biểu

(VOV)-Đây là những giáo viên tâm huyết với nghề, vượt qua mọi khó khăn để giảng dạy ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.

Tặng hoa thầy cô nhân ngày 20/11: Có nên cấm?
Tặng hoa thầy cô nhân ngày 20/11: Có nên cấm?

(VOV) - Những bó hoa tươi thắm đẹp đẽ, đầy ý nghĩa luôn là lời cảm ơn tốt đẹp nhất đến thầy cô nhân ngày 20/11...

Tặng hoa thầy cô nhân ngày 20/11: Có nên cấm?

Tặng hoa thầy cô nhân ngày 20/11: Có nên cấm?

(VOV) - Những bó hoa tươi thắm đẹp đẽ, đầy ý nghĩa luôn là lời cảm ơn tốt đẹp nhất đến thầy cô nhân ngày 20/11...

Người gieo hy vọng – món quà ý nghĩa cho ngày 20/11
Người gieo hy vọng – món quà ý nghĩa cho ngày 20/11

Cuốn sách có ý nghĩa như một ô cửa sổ hé mở cho độc giả thấy công việc giáo dục con người.  

Người gieo hy vọng – món quà ý nghĩa cho ngày 20/11

Người gieo hy vọng – món quà ý nghĩa cho ngày 20/11

Cuốn sách có ý nghĩa như một ô cửa sổ hé mở cho độc giả thấy công việc giáo dục con người.  

Người thầy- Nhân tố quan trọng của sự nghiệp giáo dục
Người thầy- Nhân tố quan trọng của sự nghiệp giáo dục

(VOV) -Đây là chủ đề buổi tọa đàm tổ chức sáng 8/11 tại TP HCM.

Người thầy- Nhân tố quan trọng của sự nghiệp giáo dục

Người thầy- Nhân tố quan trọng của sự nghiệp giáo dục

(VOV) -Đây là chủ đề buổi tọa đàm tổ chức sáng 8/11 tại TP HCM.

Không tổ chức tiếp khách, nhận hoa nhân kỷ niệm ngày 20/11
Không tổ chức tiếp khách, nhận hoa nhân kỷ niệm ngày 20/11

(VOV) - Bộ GD-ĐT chủ trương không tổ chức tiếp khách, không nhận hoa chúc mừng tại trụ sở Cơ quan Bộ…

Không tổ chức tiếp khách, nhận hoa nhân kỷ niệm ngày 20/11

Không tổ chức tiếp khách, nhận hoa nhân kỷ niệm ngày 20/11

(VOV) - Bộ GD-ĐT chủ trương không tổ chức tiếp khách, không nhận hoa chúc mừng tại trụ sở Cơ quan Bộ…