Những điều cần biết khi tầm soát ung thư sớm

VOV.VN - Trung bình mỗi năm có khoảng 115.000 người chết vì ung thư, phần lớn trong số này đều phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Theo Ths.BS Lê Chí Hiếu – Khoa Ung bướu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, với sự phát triển của y học, nếu người bệnh được tầm soát ung thư sớm thì cơ hội điều trị khỏi rất lớn. Tuy nhiên, trong cộng đồng nhiều người chưa hình thành thói quen này, thậm chí hiểu chưa đúng về tầm soát ung thư khi cho rằng chỉ cần xét nghiệm máu là có thể phát hiện được ung thư. Tuy nhiên, điều này chưa đủ. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp cho kết quả không chính xác. Ví dụ, tình trạng viêm đường tiêu hóa như dạ dày, đại tràng sẽ làm tăng các chỉ số chỉ điểm ung thư đường tiêu hóa, gây hoang mang lo lắng cho người bệnh trong khi chưa chắc đã bị ung thư. 

“Xét nghiệm máu chỉ là 1 trong rất nhiều biện pháp giúp xác định bất thường về sức khỏe. Tùy từng loại bệnh sẽ phải làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng khác. Ví dụ để chẩn đoán ung thư dạ dày hay đại tràng cần thực hiện nội soi đường tiêu hóa. Còn với ung thư phổi cần thực hiện chụp cắt lớp liều thấp mới có thể xác định chính xác”- Bác sĩ Hiếu cho biết.

Vậy ai nên tầm soát ung thư sớm? Bất kỳ ai cũng có thể tầm soát ung thư, tuy nhiên những người có yếu tố nguy cơ thì nên tầm soát sớm. Ví dụ một bà mẹ bị ung thư vú thì người con gái nên đi tầm soát ung thư vú từ khi 35-40 tuổi, mỗi năm làm một lần. Hoặc nam giới trên 60 tuổi nên đi tầm soát ung thư tiền liệt tuyến. Những người có viêm gan B cũng cần lưu ý tầm soát ung thư gan thường xuyên vì đây là yếu tố nguy cơ có thể phát triển thành ung thư.

Tầm soát ung thư có nhất nhiết phải chụp cắt lớp vi tính toàn thân? Cần thiết, nhưng không nên lạm dụng bởi đây là phương pháp sử dụng tia X chiếu vào cơ thể tìm các tổn thương, có thể khiến người sử dụng nhiễm xạ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Đặc biệt, chụp cắt lớp vi tính chỉ giúp phát hiện các khối u đang hoạt động ở những bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ và không thể phát hiện một số bệnh lý ung thư như ung thư máu…

Để phát hiện ung thư sớm, mỗi người nên tầm soát ung thư càng sớm càng tốt, nên lặp lại định kỳ 6 tháng, 1 năm, 2 năm... tùy theo loại ung thư. Khi đến cơ sở y tế, bác sỹ sẽ là người đưa ra chỉ định cụ thể về các xét nghiệm cần làm, khi nào làm và bao lâu nên làm một lần, tránh tình trạng tiền mất tật mang./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Số ca ung thư gan tại Việt Nam xếp thứ 4 thế giới
Số ca ung thư gan tại Việt Nam xếp thứ 4 thế giới

VOV.VN - Chủ tịch hội Ung thư Việt Nam nhận định, ung thư gan tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng và chỉ chậm lại sau vài chục năm nữa.

Số ca ung thư gan tại Việt Nam xếp thứ 4 thế giới

Số ca ung thư gan tại Việt Nam xếp thứ 4 thế giới

VOV.VN - Chủ tịch hội Ung thư Việt Nam nhận định, ung thư gan tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng và chỉ chậm lại sau vài chục năm nữa.

Kỹ thuật mới phát hiện sớm ung thư vú
Kỹ thuật mới phát hiện sớm ung thư vú

VOV.VN - Hệ thống siêu âm 3D và chụp nhũ ảnh 3D là những kỹ thuật hiện đại, độ chính xác cao có thể phát hiện ung thư vú ở giai đoạn rất sớm, trước khi xuất hiện dấu hiệu hay triệu chứng bệnh.

Kỹ thuật mới phát hiện sớm ung thư vú

Kỹ thuật mới phát hiện sớm ung thư vú

VOV.VN - Hệ thống siêu âm 3D và chụp nhũ ảnh 3D là những kỹ thuật hiện đại, độ chính xác cao có thể phát hiện ung thư vú ở giai đoạn rất sớm, trước khi xuất hiện dấu hiệu hay triệu chứng bệnh.

Hồi sinh đôi mắt nhờ giác mạc của người bị ung thư hiến tặng
Hồi sinh đôi mắt nhờ giác mạc của người bị ung thư hiến tặng

VOV.VN - Bệnh viện Nguyễn Trãi, TPHCM vừa ghép giác mạc cho 2 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn từ nguồn giác mạc của một bệnh nhân ung thư hiến tặng.

Hồi sinh đôi mắt nhờ giác mạc của người bị ung thư hiến tặng

Hồi sinh đôi mắt nhờ giác mạc của người bị ung thư hiến tặng

VOV.VN - Bệnh viện Nguyễn Trãi, TPHCM vừa ghép giác mạc cho 2 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn từ nguồn giác mạc của một bệnh nhân ung thư hiến tặng.