Những người bạn Việt Nam và cuộc gặp gỡ lịch sử

(VOV) -Đó là những người đã có sự đóng góp trực tiếp, gián tiếp vào thành công của Hiệp định Paris cách đây 40 năm.

Ngày mai (25/1), tại Hà Nội sẽ diễn ra lễ kỷ niệm cấp Nhà nước kỷ niệm 40 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973-27/1/2013) với sự có mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các thành viên đoàn đàm phán và bạn bè quốc tế, đến từ 14 quốc gia và một số tổ chức quốc tế.

Những vị khách quốc tế này đã có sự đóng góp trực tiếp, gián tiếp vào thành công của Hiệp định Paris, tham gia tích cực các phong trào đoàn kết quốc tế ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước

Ông Michel Strachinescu- lái xe cho phái đoàn Việt Nam ở Verrières-le-Buisson từ 1970 đến 1973- người được cấp Giấy chứng nhận do Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình ký và Kỷ niệm chương do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên tặng tháng 1/2003

Đó là bà Mean Som An, Thượng nghị sỹ, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ vì Hòa Bình và Phát triển Vương Quốc Campuchia- người đã từng tham gia lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam; ông Daniel Davisse, Thị trưởng TP Choisy-le-Roi (Pháp), nơi Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở, là địa phương đang dự định nhiều hoạt động kỷ niệm Hiệp định Pari trong năm 2013 và tham gia tích cực trong hợp tác và đoàn kết với Việt Nam; ông Carlos Rey Gomez- du kích quân Caracas, Venezuela, tham gia vụ bắt giữ sĩ quan Mỹ Michael Smolen để đánh đổi chiến sĩ biệt động Nguyễn Văn Trỗi; ông André Menras- nhà giáo Pháp từng công khai leo lên đầu tượng đài hai lính thủy đánh bộ trước trụ sở quốc hội chính quyền Sài Gòn, phất cao cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và tung truyền đơn đòi Mỹ rút khỏi Việt Nam; ông Michel Strachinescu- lái xe người Pháp cho phái đoàn Việt Nam ở Verrières-le-Buisson từ 1970 đến 1973...

Trong số các vị khách quý còn có ông Lương Phong- lúc đó là Vụ phó Vụ châu Á, Bộ Ngoại giao Trung Quốc; ông Anatoly Khyupenen- Trưởng đoàn Cố vấn Quân sự Nga tại Việt Nam từ năm 1972 đến 1975; ông Rabin Deb- Bí thư Ban Thường vụ Tổ chức Hòa bình & Đoàn kết toàn Ấn Độ, người từng tổ chức nhiều hoạt động trong phong trào thanh niên sinh viên Ấn Độ phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam; bà Hyun Soonhye (Nhật Bản) là vợ nhà văn Oda Makoto- người khởi xướng và phát động Phong trào đòi Hòa bình cho Việt Nam; ông Ramsey Clark- Bộ trưởng Tư pháp Mỹ từ năm 1967 đến 1969 dưới thời Tổng thống L.B. Johnson, phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam,…

Ngày 27/1, Đài TNVN sẽ thực hiện Chương trình phát thanh đặc biệt kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris với chủ đề: “Đỉnh cao thắng lợi ngoại giao Việt Nam”. Chương diễn ra từ 7h-13h, được phát trên Hệ VOV1 và VOV.VN.
Tổng thư ký Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Thị Hoàng Vân cho biết, bên cạnh hoạt động tham dự Lễ mít tinh cấp Nhà nước, các đại biểu quốc tế sẽ trồng cây tại Công viên Hòa Bình (Hà Nội); tiếp kiến Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; tham gia giao lưu "Hiệp định Paris và tấm lòng bè bạn".

Tại thành phố Hồ Chí Minh, các đại biểu sẽ tham dự hội thảo bàn tròn "Gặp gỡ các nhân chứng lịch sử"; thăm Bảo tàng chứng tích chiến tranh và thăm nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam...

Có thể nói, cuộc gặp gỡ tại Hà Nội lần này của những người đã có sự đóng góp trực tiếp, gián tiếp vào thành công của Hiệp định Paris, tham gia tích cực các phong trào đoàn kết quốc tế ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước là cuộc gặp gỡ tri ân lịch sử.

Những người bạn quốc tế được đến và tận mắt chứng kiến sự đổi thay của một đất nước đấu tranh vì chính nghĩa mà họ đã và đang dành tình cảm cũng như có những hoạt động ủng hộ thiết thực. Và có thể không quá khi nói rằng, để có thêm một cuộc gặp gỡ tại Hà Nội với sự tham dự đông đảo những người bạn của Việt Nam, đặc biệt là những người có đóng góp cho thành công của Hiệp định Paris cách đây 40 năm, là điều rất khó. Bởi lẽ, nhiều người trong số họ tuổi đã cao, sức yếu.

“Với Lễ mít tinh kỷ niệm diễn ra trang trọng và một chuỗi các hoạt động liên quan, Việt Nam muốn bày tỏ sự tri ân đối với những tổ chức, cá nhân trực tiếp và gián tiếp ủng hộ Việt Nam; đồng thời gửi đến bạn bè quốc tế thông điệp về tình đoàn kết’, bà Nguyễn Thị Hoàng Vân nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lần đầu tiên trưng bày kỷ vật quý về 40 năm Hiệp định Paris
Lần đầu tiên trưng bày kỷ vật quý về 40 năm Hiệp định Paris

(VOV) - Triển lãm trưng bày nhiều hình ảnh và kỷ vật quý về các phiên đàm phán và những hoạt động xung quanh của Việt Nam và thế giới.

Lần đầu tiên trưng bày kỷ vật quý về 40 năm Hiệp định Paris

Lần đầu tiên trưng bày kỷ vật quý về 40 năm Hiệp định Paris

(VOV) - Triển lãm trưng bày nhiều hình ảnh và kỷ vật quý về các phiên đàm phán và những hoạt động xung quanh của Việt Nam và thế giới.

Hội nghị Paris: Kỷ niệm của người trong cuộc
Hội nghị Paris: Kỷ niệm của người trong cuộc

(VOV) -“Phòng hạnh phúc”, “cuộc bao vây hữu nghị” hay món bánh cuốn sau mỗi lần thương thảo… là những kỷ niệm khó quên.

Hội nghị Paris: Kỷ niệm của người trong cuộc

Hội nghị Paris: Kỷ niệm của người trong cuộc

(VOV) -“Phòng hạnh phúc”, “cuộc bao vây hữu nghị” hay món bánh cuốn sau mỗi lần thương thảo… là những kỷ niệm khó quên.

40 năm Hiệp định Paris
40 năm Hiệp định Paris

(VOV) -Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ký kết tại Paris ngày 27/1/1973

40 năm Hiệp định Paris

40 năm Hiệp định Paris

(VOV) -Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ký kết tại Paris ngày 27/1/1973

Một số mốc quan trọng tiến tới Hiệp định Paris
Một số mốc quan trọng tiến tới Hiệp định Paris

(VOV) - Từ  1968, các bên đã ngồi vào thương lượng nhưng mãi đến 27/1/1973, Hiệp định Paris mới được ký.

Một số mốc quan trọng tiến tới Hiệp định Paris

Một số mốc quan trọng tiến tới Hiệp định Paris

(VOV) - Từ  1968, các bên đã ngồi vào thương lượng nhưng mãi đến 27/1/1973, Hiệp định Paris mới được ký.

Hiệp định Paris và đòn tấn công ngoại giao quyết định
Hiệp định Paris và đòn tấn công ngoại giao quyết định

(VOV) -Việc Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ đưa ra 2 dự thảo vào chiều 8/10/1972 nằm ngoài dự đoán của đoàn Mỹ.

Hiệp định Paris và đòn tấn công ngoại giao quyết định

Hiệp định Paris và đòn tấn công ngoại giao quyết định

(VOV) -Việc Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ đưa ra 2 dự thảo vào chiều 8/10/1972 nằm ngoài dự đoán của đoàn Mỹ.

Sách ảnh về Hội nghị Paris: Lời tri ân
Sách ảnh về Hội nghị Paris: Lời tri ân

(VOV) - Những nhân vật chưa từng xuất hiện và những nội dung lần đầu được tiết lộ qua những bức ảnh hiếm.  

Sách ảnh về Hội nghị Paris: Lời tri ân

Sách ảnh về Hội nghị Paris: Lời tri ân

(VOV) - Những nhân vật chưa từng xuất hiện và những nội dung lần đầu được tiết lộ qua những bức ảnh hiếm.  

Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ với hòa đàm Paris
Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ với hòa đàm Paris

(VOV) -Lê Đức Thọ từng khiến Kissinger phải thốt lên rằng: Ông là một đối thủ xứng đáng.

Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ với hòa đàm Paris

Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ với hòa đàm Paris

(VOV) -Lê Đức Thọ từng khiến Kissinger phải thốt lên rằng: Ông là một đối thủ xứng đáng.