Những người gieo chữ trên đỉnh Pu Ca

VOV.VN - Dù đối mặt với nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng các thầy giáo, cô giáo ở xã biên giới Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên vẫn ngày đêm bám lớp, bám bản để dạy chữ, bởi chỉ có con chữ mới đem lại tương lai tươi sáng cho những “chồi non” nơi miền đất cực Tây còn vô vàn gian khó này.

Cụm dân cư Huổi Ké, thuộc bản Lĩnh, xã biên giới Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên nằm vắt vẻo giữa lưng chừng dãy núi Pu Ca sừng sững ngăn cách 2 nước Lào – Việt Nam. Điểm dân cư này còn rất nhiều khó khăn khi chưa có điện lưới quốc gia, sóng điện thoại phập phù và nguồn nước sạch phụ thuộc vào các mạch ngầm chảy từ trên đỉnh núi xuống.

 Con đường dài 4km nối từ Quốc lộ 12 vào điểm bản chỉ  xe máy chạy được, cây cối rậm rạp và gập ghềnh dốc dứng vô cùng nguy hiểm. Vậy mà, mỗi ngày trên con đường ấy, cô giáo Bùi Thị Phương, giáo viên Trường Mầm non số 2 Mường Pồn vẫn cần mẫn "cõng con chữ” lên cho học sinh nơi đây. Hơn 13 năm đứng lớp cắm bản, trải qua nhiều khó khăn ở nhiều địa bàn khác nhau, nhưng với điểm trường nơi lưng chừng núi Pu Ca này, cô Phương không nhớ đã bao nhiêu lần phải rơi lệ khi đến trường ngày mưa. Cô khóc không phải vì khó khăn vất vả, mà bởi đường trơn trượt, cô lo không kịp vào điểm trường chăm sóc cho 14 đứa con thơ đang ngóng đợi mình.

“Đường dắt xe xuống cũng rất khó, trơn, về tối cũng sợ, dắt xe lên không được, lùi xuống cũng không lùi được. Nhiều khi đi qua có con rắn bò qua đường mình cũng cảm thấy sợ. Mặc dù vậy nhưng chưa bao giờ nghĩ đến bỏ nghề, chọn nghề khác vì vẫn nghĩ là từ giờ cho đến sau này mình vẫn gắn bó công việc mà ngày đầu tiên mình đã lựa chọn, đó là nghề giáo viên mầm non”, cô giáo Bùi Thị Phương cho hay.

Cô giáo Lù Thị Thoại, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non số 2 Mường Pồn, xã Mường Pồn cho biết, ngôi nhà cấp 4 của điểm trường cụm Huổi Ké mới được đầu tư xây dựng cách đây khoảng 4 năm từ sự hỗ trợ kinh phí của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên. Trước đó, cả điểm trường chỉ có 1 lớp học bằng gỗ, mái lợp tranh tre đơn sơ. Đời sống của 15 hộ dân trong cụm còn khó khăn, kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào sản xuất nương rẫy nên việc chăm lo sức khỏe, học tập của các con đều do các giáo viên cắm bản đảm nhiệm.

Nhiều khó khăn là vậy, nhưng với  tấm lòng yêu thương con trẻ, sự động viên của các cấp ngành, mỗi giáo viên được giao phụ trách điểm trường đều hoàn thành tốt nhiệm vụ gieo chữ nơi lưng trời Pu Ca.

“Cơ sở vật chất trước chỉ là nhà tạm xuống cấp lắm, mối mọt. Tập thể cán bộ giáo viên trong trường luôn nỗ lực, cố gắng với thâm tâm của một người giáo viên là chỉ mong các cháu đi học đầy đủ”, cô giáo Lù Thị Thoại cho hay.

Ông Quàng Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Mường Pồn, huyện Điện Biên cho biết, là xã đặc biệt khó khăn của huyện, giáp biên giới với Lào, ngoài Huổi Ké, xã vẫn còn nhiều điểm trường bản vô cùng khó khăn khác như các điểm Huổi Chan 1, Huổi Chan 2, Huổi Un… có những điểm trường ở xa trung tâm xã đến hơn 15 km đường rừng, đi lại rất vất vả.

Tuy nhiên, nhờ nỗ lực của các thầy giáo, cô giáo đứng chân trên địa bàn, nền giáo dục của địa phương đã có chuyển biến rõ nét từng ngày. Tỷ lệ học sinh ra lớp luôn đạt 100%. Con em được chăm lo tốt về giáo dục, nên đồng bào các dân tộc trên địa bàn yên tâm phát triển kinh tế, giữ vững chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.        

“Các thầy các cô giáo rất vất vả bám trường, bám bản mang cái chữ lên với các cháu học sinh ở trên vùng cao. Các thầy cô không quản ngại khó khăn đến các điểm bản để thực hiện nhiệm vụ chính trị. Với sự yêu nghề, các thầy cô giáo luôn cố gắng khắc phục mọi khó khăn dạy dỗ học sinh của các bản. Từ sự cố gắng của các thầy cô, công tác giáo dục trên địa bàn được quan tâm và có nhiều chuyển biến rõ nét”, ông Quàng Văn Tiến cho hay.

Rời Huổi Ké khi nắng chiều dần tắt sau dãy núi Pu Ca, con đường về với gia đình riêng của cô giáo Phương, cô giáo Thoại vẫn như mọi ngày khá gian nan. Hy vọng con đường của đám trẻ nhỏ nơi lưng núi Pu Ca tương lai sẽ vơi đi rất nhiều những khó khăn, vất vả như các cô hôm nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Để giáo viên vùng cao Lào Cai yên tâm công tác
Để giáo viên vùng cao Lào Cai yên tâm công tác

VOV.VN - Để giáo viên vùng cao yên tâm công tác là bài toán đang cần tìm lời giải của chính quyền, của ngành giáo dục địa phương bên cạnh những câu chuyện đời thực đầy trăn trở.

Để giáo viên vùng cao Lào Cai yên tâm công tác

Để giáo viên vùng cao Lào Cai yên tâm công tác

VOV.VN - Để giáo viên vùng cao yên tâm công tác là bài toán đang cần tìm lời giải của chính quyền, của ngành giáo dục địa phương bên cạnh những câu chuyện đời thực đầy trăn trở.

Giáo viên vùng cao Quảng Nam nói tiếng đồng bào vận động tiêm vaccine cho học trò
Giáo viên vùng cao Quảng Nam nói tiếng đồng bào vận động tiêm vaccine cho học trò

VOV.VN - Năm học 2022-2023 đã cận kề, trước tình hình dịch Covid-19 có nguy cơ tái bùng phát, các thầy cô giáo thêm nhiệm vụ vận động học sinh đi tiêm vaccine trước khi đến trường. Nhiều thầy cô nói tiếng của đồng bào để tuyên truyền học sinh và phụ huynh.

Giáo viên vùng cao Quảng Nam nói tiếng đồng bào vận động tiêm vaccine cho học trò

Giáo viên vùng cao Quảng Nam nói tiếng đồng bào vận động tiêm vaccine cho học trò

VOV.VN - Năm học 2022-2023 đã cận kề, trước tình hình dịch Covid-19 có nguy cơ tái bùng phát, các thầy cô giáo thêm nhiệm vụ vận động học sinh đi tiêm vaccine trước khi đến trường. Nhiều thầy cô nói tiếng của đồng bào để tuyên truyền học sinh và phụ huynh.

Yên Bái biệt phái giáo viên lên vùng cao để khắc phục việc thiếu giáo viên cục bộ
Yên Bái biệt phái giáo viên lên vùng cao để khắc phục việc thiếu giáo viên cục bộ

VOV.VN - Tỉnh Yên Bái đã biệt phái 15 giáo viên Tiếng Anh từ thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các huyện Yên Bình, Trấn Yên lên 2 huyện vùng cao để hỗ trợ giảng dạy.

Yên Bái biệt phái giáo viên lên vùng cao để khắc phục việc thiếu giáo viên cục bộ

Yên Bái biệt phái giáo viên lên vùng cao để khắc phục việc thiếu giáo viên cục bộ

VOV.VN - Tỉnh Yên Bái đã biệt phái 15 giáo viên Tiếng Anh từ thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các huyện Yên Bình, Trấn Yên lên 2 huyện vùng cao để hỗ trợ giảng dạy.