Những người thầm lặng chống dịch sởi ở TP.HCM

VOV.VN - Dịch sởi bùng phát tại TP.HCM, các cộng tác viên y tế đã trở thành những chiến sĩ thầm lặng, góp phần không nhỏ trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Họ là cầu nối giữa trạm y tế và cộng đồng, giúp nâng cao nhận thức và đẩy mạnh các hoạt động tiêm phòng.

Đội mưa, suốt tối đi vận động phòng ngừa dịch bệnh

Chiều tối, bầu trời âm u, mây đen vần vũ báo hiệu sẽ mưa to. Bà Vũ Thị Thanh Tâm, 75 tuổi, cộng tác viên sức khỏe cộng đồng phường 27, quận Bình Thạnh, một tay cầm áo mưa, tay kia xách tờ rơi lặng lẽ đi bộ vào từng con hẻm nhỏ. Bởi đang là mùa mưa nên chiều nào cũng thế, mà giờ này các gia đình mới có người ở nhà nên bà phải đi thôi.

Gõ cửa từng nhà, bà Tâm thăm hỏi, ghi chép thông tin trẻ, tuyên truyền về tiêm vaccine ngừa sởi. Bà đặc biệt chú trọng vào các khu vực dân cư có trẻ em trong độ tuổi tiêm phòng nhưng lại khó khăn trong việc tiếp cận thông tin.

Bà Tâm thường dành thời gian vào buổi chiều và cuối tuần thực hiện công việc của mình, để đảm bảo rằng, thông tin đến tay những người dân đang có mặt tại nhà. Trước ngày tiêm chủng, bà cũng gọi điện nhắc để bảo đảm không bỏ sót bất kỳ trường hợp nào.

“Khu vực tôi đến là trong nhà dân, ở sâu trong các xóm, ở đó nơi ẩm thấp, dân nhập cư rất nhiều. Đây là những gia đình có nhiều khó khăn, họ tập trung lo kiếm kế sinh nhai chứ không có thời gian mà đọc báo, nghe đài, theo dõi tin tức dịch bệnh”, bà Tâm chia sẻ.

Còn bà Phạm Thùy Tố Uyên, trưởng khu phố 2, phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức cho hay, bà đã gắn bó với công việc tại khu phố hơn hai năm qua và chứng kiến sự thay đổi trong công tác phòng, chống dịch. Từ đó, bà Uyên cũng muốn chung tay với ngành y tế địa phương để bảo vệ sức khỏe cho những người trong xóm, khu phố mình.   

Do đặc thù khu dân cư với nhiều phòng trọ và đối tượng dân cư đa dạng, công việc của bà Uyên trở nên khó khăn hơn. Tranh thủ bất kỳ thời điểm nào có thể gặp được bà con nhiều nhất, kể cả gió mưa, bà đều tận dụng.

Bà Phạm Thùy Tố Uyên chia sẻ: “Dân cư phần lớn đi lao động chỉ có ở nhà buổi tối thôi, còn ban ngày thì đi làm, con cái đi học. Đi tuyên truyền, khảo sát buổi tối có cái dễ là gặp được mọi người dân ở trong khu của mình. Khó là thời điểm đó gia đình ai cũng có nhiều việc, mình thì phải bỏ việc nhà để đi làm công tác cộng đồng”.           

Còn ông Nguyễn Xuân Thành, 69 tuổi, Ban quản trị chung cư Mỹ Kim, phường Hiệp Bình Chánh cho hay, ông thường xuyên tiếp cận các gia đình có trẻ nhỏ trong thời gian phụ huynh đưa con ra sảnh hoặc khi chờ đón con.

Ông Thành cho biết, cách thức tuyên truyền, tiếp cận cư dân cũng phải linh hoạt từng gia đình, từng tình huống. Có thể tận dụng hỏi thăm ở thang máy, đến tận nhà trong bữa cơm, hỏi thăm nhiều vấn đề rồi khai thác tình hình tiêm sởi của trẻ.

Ông Thành đã sử dụng nhiều cách khác nhau để khuyến khích phụ huynh kiểm tra tình trạng tiêm phòng của con cái mình:  “Mình phải nói làm sao cho người ta nghe được, người ta chia sẻ với mình và cho người ta thấy được là mình làm như vậy chỉ vì mong muốn không để dịch bùng phát, không lây nhiễm trong cộng đồng”.

Những người uy tín với cộng đồng

Bác sĩ Nguyễn Gia Phương, Trưởng Trạm Y tế phường Hiệp Bình Chánh cho biết, chiến dịch vận động tiêm vaccine đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là về thời gian và độ bao phủ vaccine. Trong thời gian ngắn, địa phương cần tiêm bù mũi 2 cho khoảng 700 trẻ trong độ tuổi từ 1 - 5 tuổi trên địa bàn.

Tuy nhiên, một bộ phận phụ huynh không nhận thức rõ về việc tiêm bổ sung vaccine sởi, do vậy nhân viên y tế gặp khó khăn trong việc thông tin và tiếp cận.

Từ khi có đội ngũ cộng tác viên sức khỏe cộng đồng hỗ trợ Trạm Y tế, việc tuyên truyền, truyền tải thông tin đến người dân trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Đội ngũ này đã sống tại địa phương lâu năm, tạo được sự tin tưởng với người dân, vì vậy khi họ truyền đạt thông tin, mức độ uy tín cũng cao hơn.

 “Các cộng tác viên sức khỏe cộng đồng trước đó đã tiếp xúc với người dân trước cả khi cán bộ y tế có thể gặp họ, nên sự trao đổi thông tin giữa người dân cũng dễ dàng hơn, tin tưởng hơn. Người uy tín ở địa phương, giúp việc trao đổi và truyền thông diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng hơn, góp phần truyền tải thông tin chính xác và chính thống của ngành y tế”, bác sĩ Gia Phương nói.

Bà Phạm Huế Thanh, Trưởng Trạm Y tế xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh cho biết, xã hiện có 62 ấp, mỗi cộng tác viên ở ấp quản lý từ 150-200 hộ. Cộng tác viên thực hiện nhập danh sách hộ gia đình, quản lý được danh sách này và tiếp cận được các hoàn cảnh gia đình khác nhau, đặc biệt là gia đình công nhân. Từ đó có sự phản hồi tương tác, cố gắng không bỏ sót trẻ, nhắc nhở phụ huynh đưa con đi tiêm vaccine sởi.

“Các cộng tác viên thực sự rất nhiệt tình. Có cộng tác viên thì chúng tôi thuận lợi. Các cộng tác viên làm việc rất cực nhưng chi phí hỗ trợ thấp. Trong khi đó bất kỳ chương trình nào của thành phố ban hành cũng đều ghi chú là mạng lưới cộng tác viên thực hiện nhiệm vụ. Cứ ở cộng đồng là cộng tác viên phải làm nhưng họ làm không xuể”, bà Thanh nói.

TP.HCM là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai mạng lưới cộng tác viên sức khoẻ cộng đồng. Theo nghị quyết của HĐND TP.HCM, cộng tác viên sức khỏe cộng đồng thuộc TP.Thủ Ðức và 16 quận được hưởng mức hỗ trợ 500.000đồng/người/tháng và cộng tác viên sức khỏe thuộc 5 huyện được hưởng mức hỗ trợ là 550.000 đồng/người/tháng.

Bên cạnh đó, Thành phố hỗ trợ một phần kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế hộ gia đình, đối với các trường hợp cộng tác viên sức khỏe chưa có thẻ bảo hiểm y tế là 300.000 đồng/người/năm.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất hiện 5 ổ dịch sởi trong trường học tại TP.HCM
Xuất hiện 5 ổ dịch sởi trong trường học tại TP.HCM

VOV.VN - TP.HCM vừa ghi nhận 5 ổ dịch sởi tại 5 trường tiểu học trên địa bàn, cảnh báo nguy cơ bùng dịch trong trường học.

Xuất hiện 5 ổ dịch sởi trong trường học tại TP.HCM

Xuất hiện 5 ổ dịch sởi trong trường học tại TP.HCM

VOV.VN - TP.HCM vừa ghi nhận 5 ổ dịch sởi tại 5 trường tiểu học trên địa bàn, cảnh báo nguy cơ bùng dịch trong trường học.

Khoảng 9.770 trẻ được tiêm vaccine sởi trong ngày thứ 2 tiêm chiến dịch
Khoảng 9.770 trẻ được tiêm vaccine sởi trong ngày thứ 2 tiêm chiến dịch

VOV.VN - Ngày thứ 2 TP.HCM thực hiện chiến dịch tiêm vaccine sởi, có hơn 313 bàn tiêm tại 22 quận và 1 bệnh viện thành phố, ước tính khoảng 9.770 trẻ được tiêm ngừa trong hôm nay (1/9).

Khoảng 9.770 trẻ được tiêm vaccine sởi trong ngày thứ 2 tiêm chiến dịch

Khoảng 9.770 trẻ được tiêm vaccine sởi trong ngày thứ 2 tiêm chiến dịch

VOV.VN - Ngày thứ 2 TP.HCM thực hiện chiến dịch tiêm vaccine sởi, có hơn 313 bàn tiêm tại 22 quận và 1 bệnh viện thành phố, ước tính khoảng 9.770 trẻ được tiêm ngừa trong hôm nay (1/9).

Ngày đầu thực hiện chiến dịch tiêm vaccine sởi ở TP.HCM
Ngày đầu thực hiện chiến dịch tiêm vaccine sởi ở TP.HCM

VOV.VN - Sáng 31/8, TP.HCM bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine sởi trên toàn thành phố nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Sở Y tế TP.HCM, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (HCDC), Viện Pasteur TP.HCM, và Trung tâm cấp cứu 115 đã tổ chức giám sát các điểm tiêm chủng tại các quận, huyện, đặc biệt là khu vực vùng ven có nhiều ca mắc sởi.

Ngày đầu thực hiện chiến dịch tiêm vaccine sởi ở TP.HCM

Ngày đầu thực hiện chiến dịch tiêm vaccine sởi ở TP.HCM

VOV.VN - Sáng 31/8, TP.HCM bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine sởi trên toàn thành phố nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Sở Y tế TP.HCM, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (HCDC), Viện Pasteur TP.HCM, và Trung tâm cấp cứu 115 đã tổ chức giám sát các điểm tiêm chủng tại các quận, huyện, đặc biệt là khu vực vùng ven có nhiều ca mắc sởi.