Những 'quả bom nước' ở miền Trung: Khẩn cấp ứng cứu!

VOV.VN - Quy hoạch lại hồ đập, tăng cường kinh phí cùng với thay đổi cung cách quản lý là những giải pháp mang tính cấp bách.

Tại các tỉnh miền Trung, do địa hình dốc đứng nên các hồ đập đều phải xây dựng trên cao. Vì vậy, các hồ chứa được ví như những “quả bom nước” treo lơ lửng trên đầu người dân. Trong điều kiện biến đổi khí hậu, thiên tai bất thường như hiện nay, làm gì để đảm bảo an toàn hồ chứa, tránh những thảm họa do vỡ hồ đập là yêu cầu bức thiết đối với các tỉnh miền Trung.

Tăng kinh phí, thay đổi cung cách quản lý

Hầu hết thân đập hồ chứa ở các tỉnh miền Trung được đắp bằng đất, chế độ duy tu bảo dưỡng chưa được thường xuyên, nên hiện có 153 hồ chứa đã xuống cấp nghiêm trọng. Thiếu kinh phí duy tu bảo dưỡng là điều nan giải của tất cả các địa phương.

Tại tỉnh Quảng Nam, năm nay tỉnh đã bố trí 4 tỷ đồng để sửa chữa hồ đập xuống cấp nhưng cũng chỉ như “muối bỏ biển”. Còn tại tỉnh Quảng Ngãi, ông Phạm Trường Thọ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, hàng năm ngân sách tỉnh hỗ trợ cho các địa phương sửa chữa nhỏ từ 3 - 4 hồ chứa. Ngân sách huyện cũng trích vài trăm triệu đồng cho việc sửa chữa khẩn cấp một số hồ đập. Tuy nhiên, trong tình hình nhiều hồ đập nhỏ hư hỏng nặng, kinh phí sửa chữa nhỏ giọt, địa phương không thể đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn hồ đập.

“Chúng tôi đề nghị Trung ương hàng năm cần đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia phân bổ nguồn kinh phí về cho tỉnh. Chúng tôi cũng mong muốn Chính phủ cần kêu gọi các nguồn vốn ODA để giao về các tỉnh tiếp tục nâng cấp sửa chữa hồ chứa”, ông Thọ đề xuất.

Trữ lượng nước lớn trong mùa mưa lũ đe dọa an toàn hồ đập miền Trung.

Thiếu kinh phí sửa chữa hồ đập là tình trạng chung của tất cả các địa phương. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng, bên cạnh giải pháp về kinh phí, điều quan tâm nhất là cần thay đổi cung cách quản lý. Hiện nay, tình trạng buông lỏng quản lý xảy ra khá phổ biến ở các địa phương. Do không làm tốt công tác quản lý nên khi sửa chữa xong, hồ chứa lại xuống cấp.

Cũng theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, quan trọng nhất là chống xuống cấp nhanh; thứ hai là thường xuyên kiểm tra, phát hiện hư hỏng để có thể xử lý kịp thời khi hồ chứa chưa xuống cấp nghiêm trọng, không thể để hồ đập thẩm thấu lâu ngày rồi mới đổ tiền vào khắc phục. Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng đề nghị các địa phương cần có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, phù hợp hơn.

“Tôi rất lo ngại khi việc phân cấp quản lý hồ đập lại giao xuống cho xã. Sẽ không có ai tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và lãnh đạo cấp xã giám sát về các vấn đề kỹ thuật. Vì thế, nếu có phân công trách nhiệm cho cấp xã nhưng chỉ đạo về kỹ thuật phải từ cấp huyện. Chúng ta phải tổ chức việc đào tạo lại để đảm bảo nhân lực thực thi trách nhiệm được giao. Liên quan đến quản lý và đảm bảo an toàn hồ chứa, yêu cầu các cấp phải thực thi đầy đủ các quy định của luật pháp một cách nghiêm túc”, Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ rõ.

Các chuyên gia về thủy lợi cũng đều cho rằng, công tác tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa hiện nay có quá nhiều lỗ hổng. Các bộ ngành còn lúng túng trong quản lý hồ chứa, còn địa phương thì chưa làm hết trách nhiệm. Quy trình vận hành hồ chứa không phù hợp nhưng lại chưa được điều chỉnh sát thực tế.

Ông Lê Trí Tập, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, một chuyên gia thủy lợi hàng đầu ở khu vực miền Trung cho rằng, quản lý nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường, lũ lụt lại do Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm; Lở bờ, lở đất cũng thuộc Bộ NN&PTNT. “Vậy thì xả nước ai lo? Sẽ không có ai lo hết! Không biết bao nhiêu bộ ngành quản lý nhưng cuối cùng trở thành không có ai quản lý”, ông Tập bày tỏ.

Rà soát quy hoạch, chủ động thông tin thông báo

Tại hội nghị bàn về an toàn hồ chứa được Chính phủ tổ chức mới đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định, công tác quản lý hồ chứa còn nhiều hạn chế. Những sự cố hồ chứa thủy lợi và thủy điện vừa qua là hồi chuông cảnh báo về công tác quản lý hồ chứa từ trung ương đến địa phương.

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ ngành, địa phương rà soát lại công tác quy hoạch, nhất là các hồ chứa nhỏ, tiếp tục rà soát lại 100 dự án đang chuẩn bị đầu tư. Chính phủ cũng đã quyết định dừng 338 dự án, và tiếp tục dừng 67 dự án hồ đập thủy lợi, thủy điện không đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, các bộ ngành phải rà soát ban hành lại quy trình, quy chuẩn vận hành hồ chứa một cách rõ ràng.

“Phải có giải pháp phân cấp quản lý rất rõ. Một số chồng chéo, một số quy định chưa rõ, nên không rõ cơ quan nào làm thì phải rà soát là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hồ chứa, về an toàn và phải rà soát lại ban hành tiêu chuẩn quy chuẩn. Quy trình vận hành hồ chứa đã ban hành từ lâu, nay phải rà soát lại và cập nhật. Làm sao từng lãnh đạo ở các bộ, từng lãnh đạo ở địa phương phải “thuộc như cháo” tình trạng riêng của mỗi hồ đập”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Hơn ai hết, Ban Chỉ huy phòng chống bão lụt các cấp cần khẩn trương lập đoàn kiểm tra với sự tham gia của các chuyên gia, cơ quan chuyên môn để đánh giá cụ thể về tình trạng hồ chứa và ký kết chịu trách nhiệm. Ban quản lý các hồ chứa cũng cần thực hiện nghiêm sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương trong việc tích nước và xả lũ sao cho phù hợp.

Mặt khác, Ban quản lý từng công trình hồ đập phải có các biện pháp an toàn cũng như phương án sơ tán dân nếu khi không may xảy ra sự cố. Phương án sơ tán dân cần được xây dựng cụ thể đến từng hộ dân, từng khu vực dân cư dưới chân đập. Trong đó đặc biệt chú trọng đến phương án thông tin thông báo, để từng người dân nắm được tình hình xả lũ, thông tin sự cố vỡ đập; từ đó có phương án sơ tán nhanh và phù hợp trong trường hợp bất khả kháng.

Trước khi những đề xuất, giải pháp cấp bách được triển khai, với sự tồn tại của hàng trăm hồ đập chứa nước xuống cấp đáng báo động tại mỗi tỉnh miền Trung như hiện nay, chỉ cần một hồ chứa nhỏ không được kiểm soát dẫn đến sự cố xảy ra, chắc hẳn sẽ gây ra thảm họa khủng khiếp, và việc phải trả giá bằng chính tính mạng con người là điều không muốn nhưng chắc sẽ không thể tránh khỏi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

125 công trình thủy lợi hư hỏng có nguy cơ vỡ đập
125 công trình thủy lợi hư hỏng có nguy cơ vỡ đập

Hiện nay ở Đắk Nông có 125/154 công trình thủy lợi đang bị hư hỏng và xuống cấp nặng nề, có nguy cơ bị vỡ đập, đe dọa tính mạng, tài sản của người dân.

125 công trình thủy lợi hư hỏng có nguy cơ vỡ đập

125 công trình thủy lợi hư hỏng có nguy cơ vỡ đập

Hiện nay ở Đắk Nông có 125/154 công trình thủy lợi đang bị hư hỏng và xuống cấp nặng nề, có nguy cơ bị vỡ đập, đe dọa tính mạng, tài sản của người dân.

Bình Định: Vỡ bờ hồ thủy lợi, hàng trăm hộ bị ngập
Bình Định: Vỡ bờ hồ thủy lợi, hàng trăm hộ bị ngập

Rạng sáng 1/1, bờ cơi hồ thủy lợi Hội Khánh, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ (Bình Định) bị vỡ, khiến hoa màu của hàng trăm hộ dân bị chìm trong nước.

Bình Định: Vỡ bờ hồ thủy lợi, hàng trăm hộ bị ngập

Bình Định: Vỡ bờ hồ thủy lợi, hàng trăm hộ bị ngập

Rạng sáng 1/1, bờ cơi hồ thủy lợi Hội Khánh, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ (Bình Định) bị vỡ, khiến hoa màu của hàng trăm hộ dân bị chìm trong nước.

Vỡ hồ thủy lợi Suối Đá ở Bình Thuận
Vỡ hồ thủy lợi Suối Đá ở Bình Thuận

Hồ thuỷ điện này chứa gần 7 triệu m3 nước bất ngờ bị vỡ.

Vỡ hồ thủy lợi Suối Đá ở Bình Thuận

Vỡ hồ thủy lợi Suối Đá ở Bình Thuận

Hồ thuỷ điện này chứa gần 7 triệu m3 nước bất ngờ bị vỡ.

Bảo đảm an toàn hồ đập trong mùa mưa bão
Bảo đảm an toàn hồ đập trong mùa mưa bão

(VOV) - Tại tỉnh Quảng Trị, nhiều công trình thủy lợi bị hư hỏng nặng, trong đó đập Việt Yên đang xuống cấp nghiêm trọng.

Bảo đảm an toàn hồ đập trong mùa mưa bão

Bảo đảm an toàn hồ đập trong mùa mưa bão

(VOV) - Tại tỉnh Quảng Trị, nhiều công trình thủy lợi bị hư hỏng nặng, trong đó đập Việt Yên đang xuống cấp nghiêm trọng.

Quảng Nam tổng kiểm tra an toàn hồ đập
Quảng Nam tổng kiểm tra an toàn hồ đập

(VOV) - Quảng Nam hiện có 50 hồ thủy lợi, 3 hồ thủy điện. Đa số các hồ thủy lợi đều xây dựng trước năm 1990, đắp thủ công.

Quảng Nam tổng kiểm tra an toàn hồ đập

Quảng Nam tổng kiểm tra an toàn hồ đập

(VOV) - Quảng Nam hiện có 50 hồ thủy lợi, 3 hồ thủy điện. Đa số các hồ thủy lợi đều xây dựng trước năm 1990, đắp thủ công.

Công trình thủy lợi tiền tỷ "đắp chiếu" hơn 6 năm
Công trình thủy lợi tiền tỷ "đắp chiếu" hơn 6 năm

Đây là một trong những công trình thể hiện sự lãng phí nguồn kinh phí khi đầu tư không đúng chỗ

Công trình thủy lợi tiền tỷ "đắp chiếu" hơn 6 năm

Công trình thủy lợi tiền tỷ "đắp chiếu" hơn 6 năm

Đây là một trong những công trình thể hiện sự lãng phí nguồn kinh phí khi đầu tư không đúng chỗ

Đắc Lắc: gần 34 tỷ đồng khắc phục các công trình thủy lợi
Đắc Lắc: gần 34 tỷ đồng khắc phục các công trình thủy lợi

(VOV) - Hiện tỉnh Đắc Lắc có hơn 80 công trình hồ đập, kênh mương lớn xuống cấp trầm trọng, có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ. 

Đắc Lắc: gần 34 tỷ đồng khắc phục các công trình thủy lợi

Đắc Lắc: gần 34 tỷ đồng khắc phục các công trình thủy lợi

(VOV) - Hiện tỉnh Đắc Lắc có hơn 80 công trình hồ đập, kênh mương lớn xuống cấp trầm trọng, có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ. 

Hồ đập ở miền Trung: Đe doạ từ những hồ chứa nhỏ
Hồ đập ở miền Trung: Đe doạ từ những hồ chứa nhỏ

VOV.VN - Hồ đập xuống cấp nhưng lại thiếu sự quản lý đang là mối đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của hàng vạn hộ dân vùng hạ du.

Hồ đập ở miền Trung: Đe doạ từ những hồ chứa nhỏ

Hồ đập ở miền Trung: Đe doạ từ những hồ chứa nhỏ

VOV.VN - Hồ đập xuống cấp nhưng lại thiếu sự quản lý đang là mối đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của hàng vạn hộ dân vùng hạ du.