Nơi nụ cười không bao giờ tắt

VOV.VN - Gần 10 năm qua, có 1 xưởng may nhỏ ở thành phố Lạng Sơn đã cưu mang, đào tạo nghề và tạo công ăn việc làm mang lại thu nhập cho hơn 100 người khuyết tật, giúp họ có thêm niềm tin vươn lên trong cuộc sống.

Gần chục năm trở lại đây, rất nhiều người dân thành phố Lạng Sơn biết đến cơ sở may mặc trên đường Trần Phú. Khách hàng biết đến tiệm may không chỉ là bởi những bộ comple, váy áo được thiết kế tỉ mỉ, khéo kéo mà còn bởi những người thợ “đặc biệt”, những người khuyết tật.

Đi vào hoạt động từ năm 2014, vợ chồng chị Nghiêm Thị Thu Hường, chủ cơ sở may mặc này đã cưu mang, giúp đỡ, đào tạo nghề cho gần 100 người khuyết tật trong và ngoài tỉnh. Khi được hỏi tại sao lại chọn một công việc đòi hỏi sự nhẫn nại và lòng cảm thông nhiều đến như vậy, chị Hường bộc bạch: “Làm gì cũng có cơ duyên nên 2 vợ chồng cũng thấy nghề may của mình cũng có thể thử xem sao. Bắt đầu đào tạo nghề từ 1 đôi vợ chồng là người khiếm thính. Thấy không khó như mình nghĩ, sự nhẫn nại để tiếp cận được với mọi người, trong quá trình ấy có những sự gắn kết thì mình nhận thấy rất nhiều những giá trị tích cực từ các bạn học viên. Họ khao khát được làm nên 2 vợ chồng vẫn quyết tâm đi theo con đường đã chọn”.

Từng là người không biết gì về nghề may, được chị Hường hướng dẫn những kiến thức cơ bản về  may mặc, thiết kế trang phục,... chị Nguyễn Thị Hiến bị khiếm thính và đã có "thâm niên" 5 năm làm việc tại xưởng, chia sẻ: “Cá nhân tôi đánh giá tất cả mọi người từ mới vào hay những người làm lâu năm đều coi đây như 1 mái ấm gia đình. Người mới đến thì đều được chỉ bảo, hướng dẫn tận tình, chứ không có sự phân biệt gì cả. Tất cả đều dành tình cảm cho nhau, ai yếu về cái gì thì mọi người đều giúp đỡ để có kết quả tốt nhất. Làm ở đây thì ông xã và các cháu ở nhà cũng đều ủng hộ, vì cũng phải làm để có thêm kinh tế, vừa để tư tưởng được thoải mái".

Mỗi người đang làm việc tại xưởng may đều có 1 số phận đặc biệt. Người thì không thể nghe, nói; người lại không thể di chuyển, thậm chí có người lại khiếm khuyết về trí tuệ. Ở xưởng may này, mọi người thường chỉ giao tiếp bằng cử chỉ, chữ viết... nhưng các thành viên đều nhận được sự thấu hiểu, gắn kết và tình yêu thương như trong một gia đình. Tất cả đều toát ra nghị lực phi thường, tinh thần nỗ lực vượt lên khó khăn của những "người thợ" đặc biệt.

Ông Đàm Văn Chính, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn cho biết, người lao động ở tiệm may của chị Hường hiện có mức thu nhập bình quân từ 5-6 triệu đồng/tháng. Nhiều người trong số đó đã “tốt nghiệp” khóa học, có nghề nghiệp ổn định, lập gia đình và mở các cửa hàng riêng. 

“Cơ sở may của chị Hường, đây là một trong những đơn vị nổi bật. Với cái tâm của mình, trong thời gian qua cơ sở đã rất tạo điều kiện, thu hút người lao động là người khuyết tật để truyền nghề, tạo việc làm có thu nhập đối với người khuyết tật. Tỉnh Lạng Sơn cũng đặc biệt quan tâm đến những mô hình như thế và đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tạo mọi điều kiện, hỗ trợ tốt nhất cho các cơ sở trong việc đào tạo nghề cho người khuyết tật”, ông Đàm Văn Chính chia sẻ.

Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới có trên 10.000 người khuyết tật, chiếm trên 1,3% dân số toàn tỉnh, trong đó có tới trên 2.500 người khuyết tật là hộ nghèo. Vì vậy, những cơ sở đào tạo nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật như xưởng may của chị Nghiêm Thị Thu Hường là một trong những mô hình tiêu biểu, cần được nhân rộng bởi đây chính là cánh cửa, là cầu nối để những người khuyết tật có thêm động lực vươn lên, tự tin hòa nhập với cộng đồng. 

Chị Nghiêm Thị Thu Hường cho rằng: “Tựu chung lại phải là tình cảm, là sự gắn kết giữa các thành viên như một gia đình, không phân biệt là người chủ, người thợ. Từ việc ăn uống, tâm sinh lý của các bạn, cho đến sức khỏe như đau đầu, sổ mũi, hắt hơi, đó là những là điều mà mình phải thực sự quan tâm. Là một người bình thường thôi, tôi chỉ mong muốn làm sao mỗi ngày mình sẽ cố gắng làm thêm 1 chút, nhân rộng thêm 1 chút để có thể hỗ trợ nhiều hơn cho những người không may bị khiếm khuyết".

Với những đóng góp thầm lặng của mình, chị Nghiêm Thị Thu Hường đã được tỉnh Lạng Sơn trao tặng danh hiệu “Công dân ưu tú” dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh. Và mới đây nhất, chị cũng vinh dự được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích nổi bật trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 

Ngày ngày, nơi xưởng may nhỏ, tiếng máy khâu, máy cắt vải vang lên, hòa với tiếng cười đùa, những ánh mắt của những người thợ nơi đây ánh lên niềm tin về 1 tương lai đầy tươi sáng. Dẫu cuộc đời có những thiệt thòi, nhưng với những tâm hồn lạc quan và nghị lực ấy, được lao động, được cống hiến, được góp sức mình tạo ra những giá trị cuộc sống chính là điều thật giản đơn mà quý báu.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hỗ trợ học nghề, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người khuyết tật
Hỗ trợ học nghề, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người khuyết tật

VOV.VN - Giải quyết việc làm cho người khuyết tật rất cần vào các chính sách xã hội, các Hội người khuyết tật, Trung tâm Dịch vụ việc làm cũng như sự tham gia nhiệt tình từ phía doanh nghiệp.

Hỗ trợ học nghề, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người khuyết tật

Hỗ trợ học nghề, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người khuyết tật

VOV.VN - Giải quyết việc làm cho người khuyết tật rất cần vào các chính sách xã hội, các Hội người khuyết tật, Trung tâm Dịch vụ việc làm cũng như sự tham gia nhiệt tình từ phía doanh nghiệp.

Đào tạo công nghệ thông tin cho người khuyết tật
Đào tạo công nghệ thông tin cho người khuyết tật

(VOV) -Lớp học đầu tiên gồm 28 sinh viên tại Đại học Đông Á về thiết kế đồ họa và phát triển website…

Đào tạo công nghệ thông tin cho người khuyết tật

Đào tạo công nghệ thông tin cho người khuyết tật

(VOV) -Lớp học đầu tiên gồm 28 sinh viên tại Đại học Đông Á về thiết kế đồ họa và phát triển website…

Gỡ khó để người khuyết tật được cấp bằng lái xe máy thuận lợi hơn
Gỡ khó để người khuyết tật được cấp bằng lái xe máy thuận lợi hơn

VOV.VN - Tại Hà Nội, mới chỉ có 1-2 trường hợp được cấp giấy phép lái xe B1, chưa trường hợp nào được cấp giấy phép lái xe A1 để điều khiển xe máy, xe ba bánh.

Gỡ khó để người khuyết tật được cấp bằng lái xe máy thuận lợi hơn

Gỡ khó để người khuyết tật được cấp bằng lái xe máy thuận lợi hơn

VOV.VN - Tại Hà Nội, mới chỉ có 1-2 trường hợp được cấp giấy phép lái xe B1, chưa trường hợp nào được cấp giấy phép lái xe A1 để điều khiển xe máy, xe ba bánh.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH: Rà soát lại tất cả người khuyết tật để có biện pháp hỗ trợ
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH: Rà soát lại tất cả người khuyết tật để có biện pháp hỗ trợ

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Văn Hồi: Chúng tôi cố gắng rà soát lại tất cả người khuyết tật, xem những ai mà chưa được hưởng chế độ chính sách về an sinh xã hội, về dạy nghề, việc làm, tiếp cận giáo dục thì chúng ta có biện pháp để hỗ trợ.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH: Rà soát lại tất cả người khuyết tật để có biện pháp hỗ trợ

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH: Rà soát lại tất cả người khuyết tật để có biện pháp hỗ trợ

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Văn Hồi: Chúng tôi cố gắng rà soát lại tất cả người khuyết tật, xem những ai mà chưa được hưởng chế độ chính sách về an sinh xã hội, về dạy nghề, việc làm, tiếp cận giáo dục thì chúng ta có biện pháp để hỗ trợ.