Nữ sinh bắt bạn học quỳ gối, đánh đập dã man

VOV.VN - Trên mạng xã hội xuất hiện 2 đoạn clip ghi lại cảnh một nữ sinh bắt các bạn quỳ gối và đánh đập dã man.

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện 2 đoạn clip ghi lại cảnh một nữ sinh ở xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi bắt các bạn quỳ gối và đánh đập dã man, khiến cộng đồng mạng vô cùng phẫn nộ. Điều đáng nói sau khi đánh bạn, nữ sinh này cùng với nhóm bạn đã đăng tải đoạn clip trên lên facebook.

Ảnh cắt từ clip.

Đã hơn 1 tuần sau khi bị đánh đập, em Võ Thị Hương Giang, học sinh lớp 6 ở xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa vẫn còn thấy tức ngực và đau đầu.

Giang kể, tuần trước, em có nhận được cuộc điện thoại của một nữ sinh cùng xã là Lê Thị Ánh Tuyết, học trên một lớp, hẹn ra đầu xóm để nói chuyện. Khi ra đến nơi, Tuyết cùng một người bạn khác tên là Hiền bắt em cùng một người bạn cùng lớp là Trần Thị Cẩm Nhung quỳ xuống xin lỗi rồi sau đó giật tóc, dùng dép và chân đánh đập tới tấp vào người với lý do là dám nhắn tin hỗn láo với đàn chị.

Giang kể: "Chị ấy lấy chân đạp lên đầu lên ngực, lấy dép tát lên đầu, lên mặt, lấy bao ni lông trồng cây chụp lên đầu. Chị ấy còn nói nếu nói với ba mẹ là chị ấy giết luôn".

Sau khi đánh đập và quay clip đưa lên mạng xã hội, Lê Thị Ánh Tuyết tiếp tục gọi thêm một học sinh khác là Nguyễn Thị Tuyết Nhung, cũng là học sinh lớp 6 cùng xã đến địa điểm hẹn rồi sau đó đánh đập, chửi bới tục tĩu. Không chỉ đánh đập, Tuyết còn dọa nếu về nói cho ba mẹ biết thì sau đó sẽ giết cả nhà nên sau khi bị đánh các em đều giấu kín, không dám nói với ai. Đến khi các clip này lan truyền chóng mặt trên mạng trong 2 ngày nay thì phụ huynh các em mới biết.

Chị Đoàn Thị Thêm, mẹ của em Trần Thị Cẩm Nhung rất phẫn nộ và không kìm được xót xa khi nhớ về cảnh con mình bị đánh đập: "Con tôi cứ nằm kêu tức ngực quá, mình cứ nghĩ nó đau dạ dày nên tức ngực. Khi xem qua facebook thấy thương quá, không chịu được".

Em Tuyết viết tường trình tại cơ quan Công an.

Sau khi xảy ra sự việc đau lòng này, Công an xã Nghĩa Thuận phối hợp với Công an huyện Tư Nghĩa mời các em lên lấy lời khai; đồng thời động viên các em bị hại ổn định tinh thần, chuẩn bị bước vào năm học mới.

Gia đình của học sinh đánh bạn cũng đã đến xin lỗi gia đình nạn nhân. Em Lê Thị Ánh Tuyết sau khi đánh bạn cũng đã tỏ ra hối lỗi và mong được các bạn tha thứ vì hành vi sai trái của mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bạo lực học đường: Không nên xử lý bằng cách tăng hình phạt học sinh?
Bạo lực học đường: Không nên xử lý bằng cách tăng hình phạt học sinh?

VOV.VN - Cần có thái độ đúng về bạo lực học đường, không thổi phồng cũng như không thờ ơ. Để hạn chế tình trạng này, mỗi nhà giáo cần là một nhà tâm lý.

Bạo lực học đường: Không nên xử lý bằng cách tăng hình phạt học sinh?

Bạo lực học đường: Không nên xử lý bằng cách tăng hình phạt học sinh?

VOV.VN - Cần có thái độ đúng về bạo lực học đường, không thổi phồng cũng như không thờ ơ. Để hạn chế tình trạng này, mỗi nhà giáo cần là một nhà tâm lý.

Lãnh đạo trường học phải chịu trách nhiệm khi xảy ra bạo lực học đường
Lãnh đạo trường học phải chịu trách nhiệm khi xảy ra bạo lực học đường

VOV.VN -Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm việc phòng, chống bạo lực học đường. Nếu để xảy ra bạo lực, hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm.

Lãnh đạo trường học phải chịu trách nhiệm khi xảy ra bạo lực học đường

Lãnh đạo trường học phải chịu trách nhiệm khi xảy ra bạo lực học đường

VOV.VN -Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm việc phòng, chống bạo lực học đường. Nếu để xảy ra bạo lực, hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm.

Bạo lực học đường: Bố mẹ không có thời gian nhận ra con bị tổn thương
Bạo lực học đường: Bố mẹ không có thời gian nhận ra con bị tổn thương

VOV.VN - Với những trẻ bị tổn thương về tinh thần, sức khỏe, bố mẹ không có thời gian nhận ra con mình bị tổn thương khiến trẻ cô đơn hơn.

Bạo lực học đường: Bố mẹ không có thời gian nhận ra con bị tổn thương

Bạo lực học đường: Bố mẹ không có thời gian nhận ra con bị tổn thương

VOV.VN - Với những trẻ bị tổn thương về tinh thần, sức khỏe, bố mẹ không có thời gian nhận ra con mình bị tổn thương khiến trẻ cô đơn hơn.