Phát thanh phải thay đổi và không được phép chậm trễ

VOV.VN - Tổng Giám đốc Đài TNVN Nguyễn Đăng Tiến trả lời phỏng vấn về Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XI diễn ra từ ngày 24-26/4.

Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XI năm 2014 do Đài TNVN phối hợp với Đài PT-TH Lâm Đồng tổ chức, diễn ra tại Đà Lạt từ 24 - 26/4/2014. Nhân dịp này, phóng viên VOV phỏng vấn ông Nguyễn Đăng Tiến, Tổng Giám đốc Đài TNVN.

PV: Thưa ông, Liên hoan Phát thanh toàn quốc được tổ chức 2 năm một lần là sự kiện rất có ý nghĩa với những người làm phát thanh cả nước. Năm nay, sự kiện này có những điểm gì đáng chú ý?

Ông Nguyễn Đăng Tiến: Ngày nay, công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông với những thay đổi chóng mặt đã tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội nói chung, truyền thông và phát thanh nói riêng. Nó thúc đẩy và làm đa dạng nhu cầu hưởng thụ thông tin của công chúng, làm thay đổi tư duy quản lý, cách thức và mô hình sản xuất của phát thanh, nhiều đài phát thanh có xu hướng chuyển dần sang mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện. Cũng như các ngành khác, phát thanh phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt khi có sự tham gia của nhiều loại hình báo chí và phương tiện truyền thông mới.

Chính vì vậy mà chủ đề của Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XI là “Thay đổi để thích ứng”. Thay đổi hay nói cách khác là cải tiến, đổi mới là xu thế tất yếu. Đây vừa là thách thức vừa là trách nhiệm của những người làm phát thanh với đất nước, với công chúng. Chúng ta phải thay đổi để thích ứng và không được phép chậm trễ. Bởi bất kỳ sự chậm trễ nào cũng có thể làm cho phát thanh đánh mất vị trí, vai trò và ảnh hưởng của mình trong đời sống xã hội. Việc thay đổi này phải tiến hành đồng bộ và có bước đi thích hợp. Từ xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách, đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị và lựa chọn công nghệ, công tác quản trị, cách thức tổ chức sản xuất chương trình và tiếp cận thính giả; đào tạo nguồn nhân lực.

Cùng với đó, nội dung chương trình phải đổi mới theo hướng ngày càng chuyên biệt hóa với nội dung hướng tới các nhóm đối tượng, nhóm công chúng cụ thể. Với những lợi thế của mình, phát thanh đã, đang và sẽ phải đóng góp tích cực vào việc thu hẹp khoảng cách trong hưởng thụ thông tin báo chí giữa khu vực đô thị với nông thôn, vùng sâu, vùng xa.


Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Đăng Tiến

PV: Như ông vừa nói, phát thanh phải thay đổi để thích ứng với tình hình mới. Nhưng những thay đổi này vẫn phải dựa trên nền tảng nào?

Ông Nguyễn Đăng Tiến: Sự thay đổi phải luôn luôn mang tính kế thừa và khẳng định những giá trị hiện hữu của phát thanh. Đó là một trong những phương tiện truyền thông nhanh nhất, rộng nhất, hiệu quả và linh hoạt nhất. Phát thanh có thể truyền tải bất cứ thông điệp nào tới bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào cho tất cả mọi đối tượng. Phát thanh có thể có mặt ở những bản làng xa xôi nhất mà đường giao thông chưa tới hoặc có thể tới được với ngư dân đang bám biển. Ai cũng có thể hiểu được các thông điệp ấy, kể cả người không biết đọc, biết viết. Thông qua phát thanh, thính giả có cơ hội được học tập, được tiếp nhận các thông tin quan trọng và giải trí. Chúng ta đã có kinh nghiệm quý báu và nhiều bài học qua gần 70 năm của phát thanh Việt Nam, đồng thời học hỏi từ phát thanh thế giới.

Đặc biệt là sự tin yêu mà công chúng dành cho phát thanh. Tôi đã có nhiều dịp đọc thư, tiếp xúc với bạn nghe đài thuộc nhiều lứa tuổi, công tác ở nhiều ngành nghề khác nhau và họ có nói rằng: “Từ lâu, tôi đã coi phát thanh là tri kỷ”. Tôi thực sự xúc động trước những tình cảm yêu mến, xuất phát từ con tim ấy. Chính điều đó là động lực thôi thúc mỗi người làm phát thanh phải suy nghĩ, phải đổi mới để phục vụ tốt hơn, xứng đáng với niềm tin của thính giả. Đổi mới để thông tin nhanh và chính xác hơn, chương trình hay hơn, âm thanh tốt hơn, tiện lợi hơn chính là để thu hút thêm nhiều người gắn bó với đài, đến với đài. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, công chúng chính là trung tâm, là nền tảng và là “thước đo” về hiệu quả của một cơ quan truyền thông.

Cuối cùng, tôi muốn nói đến một nền tảng nữa là đội ngũ đông đảo những người làm phát thanh cả nước đầy bản lĩnh, sáng tạo, say nghề từ Trung ương tới cơ sở. Họ không quản ngại khó khăn, vượt gian khổ, thách thức để phục vụ đất nước, nhân dân.

PV: Thưa ông, là Trưởng ban Chỉ đạo Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XI, ông đánh giá thế nào về công tác chuẩn bị cho Liên hoan?

Ông Nguyễn Đăng Tiến: Thứ nhất, về công tác tổ chức. Cho tới thời điểm này, tất cả đã sẵn sàng chờ ngày khai mạc. Các phương án khai mạc và bế mạc Liên hoan, công tác lễ tân, hậu cần; các điều kiện phục vụ công tác chấm thi, thi phát thanh trực tiếp, hội thảo, trưng bày giới thiệu thiết bị... đều đã hoàn tất. Nhân đây, tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các cấp, các ngành của tỉnh Lâm Đồng và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lâm Đồng về sự giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình và chuẩn bị chu đáo cho Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XI.

Với những lợi thế của mình, phát thanh đã, đang và sẽ phải  đóng góp tích cực vào việc thu hẹp khoảng cách trong hưởng thụ thông tin báo chí giữa khu vực đô thị với nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Thứ hai, về việc chấm tác phẩm dự thi. Qua 3 vòng sơ khảo tổ chức ở 3 khu vực phía Bắc; miền Trung và Tây Nguyên và phía Nam rất thành công đã có 189 tác phẩm lọt vào vòng chung khảo ở Đà Lạt, Lâm Đồng. Theo đánh giá bước đầu của Ban Giám khảo các vòng sơ khảo, năm nay, có đơn vị dự thi đã gửi tới nhiều tác phẩm chất lượng, có tính tìm tòi, đổi mới.

Nhiều tác phẩm đã đưa ra cái nhìn đầy trách nhiệm và bản lĩnh của các nhà báo phát thanh với các vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội. Cùng với đó, ở nội dung phát thanh trực tiếp có 27 đơn vị đăng ký tham gia, nhiều hơn so với Liên hoan lần thứ X. Đây thực sự là cuộc tranh tài thú vị và là dịp để các đơn vị phô diễn những kỹ năng tốt nhất của mình trong thể loại phát thanh hiện đại này. Các tác phẩm xuất sắc nhất do các Ban Giám khảo ở 5 thể loại đánh giá, lựa chọn sẽ được tôn vinh và trao giải trong đêm bế mạc vào ngày 26/4.

Cùng với đó, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng phối hợp với Ban Tổ chức Liên hoan Phát thanh tổ chức chấm và trao giải cho các tác phẩm viết về quân đội nhân dân Việt Nam; y tế, giáo dục, điện và cuộc sống, công nhân - công đoàn, người lao động, người tốt - việc tốt... Năm nay, lần đầu tiên, Đài Tiếng nói Việt Nam ứng dụng công nghệ thông tin để chấm thi qua mạng. Qua vòng sơ khảo được các vị giám khảo hoan nghênh, đánh giá cao vì sự thuận tiện, tiết kiệm trong việc nghe, đánh giá tác phẩm.

Thứ ba, về các hội thảo. Tại Liên hoan này, Ban Chỉ đạo và Ban Tổ chức đã nhất trí lựa chọn 3 vấn đề mang “tính thời sự” cao, phù hợp với tiến trình đổi mới và phát triển của phát thanh cả về nội dung và kỹ thuật. Đó là “Công nghệ mới trong kỷ nguyên phát thanh số”, “Tổ chức toà soạn trong cơ quan truyền thông đa phương tiện” và “Phát triển phát thanh dân tộc”. Tôi được biết có nhiều tham luận giá trị gửi tới Ban Tổ chức. Nhiều nhà quản lý, chuyên gia, kỹ sư, chuyên gia nước ngoài là diễn giả tại các hội thảo này.

Liên hoan Phát thanh toàn quốc đến nay đã qua 11 lần tổ chức. Mỗi  liên hoan là một lần những người làm phát thanh được hòa mình trong các hoạt động thấm đẫm tinh thần đoàn kết, học hỏi về nghiệp vụ; chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm làm tăng thêm sự gắn kết. Tôi tin tưởng chắc chắn rằng với sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XI sẽ thành công rực rỡ. Những ngày ở Đà Lạt, Lâm Đồng thực sự là ngày hội không thể nào quên của những người làm báo nói cả nước.

PV: Trân trọng cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngày Phát thanh thế giới 13/2
Ngày Phát thanh thế giới 13/2

VOV.VN -Cuối năm 2011 UNESCO đã thông qua tuyên bố lấy ngày 13/2 là Ngày Phát thanh Thế giới.

Ngày Phát thanh thế giới 13/2

Ngày Phát thanh thế giới 13/2

VOV.VN -Cuối năm 2011 UNESCO đã thông qua tuyên bố lấy ngày 13/2 là Ngày Phát thanh Thế giới.

Sơ khảo Liên hoan Phát thanh khu vực miền Trung-Tây Nguyên
Sơ khảo Liên hoan Phát thanh khu vực miền Trung-Tây Nguyên

VOV.VN - Vòng chung khảo Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ 11 được tổ chức vào tháng 4 tại Đà Lạt

Sơ khảo Liên hoan Phát thanh khu vực miền Trung-Tây Nguyên

Sơ khảo Liên hoan Phát thanh khu vực miền Trung-Tây Nguyên

VOV.VN - Vòng chung khảo Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ 11 được tổ chức vào tháng 4 tại Đà Lạt

Sơ khảo Liên hoan Phát thanh toàn quốc khu vực phía Nam
Sơ khảo Liên hoan Phát thanh toàn quốc khu vực phía Nam

VOV.VN - Vòng sơ khảo LHPT toàn quốc khu vực phía Nam có 21 Đài Phát thanh - Truyền hình khu vực phía Nam tham gia.

Sơ khảo Liên hoan Phát thanh toàn quốc khu vực phía Nam

Sơ khảo Liên hoan Phát thanh toàn quốc khu vực phía Nam

VOV.VN - Vòng sơ khảo LHPT toàn quốc khu vực phía Nam có 21 Đài Phát thanh - Truyền hình khu vực phía Nam tham gia.

Đảm bảo tiến độ xây dựng Trường CĐ Phát thanh-Truyền hình II
Đảm bảo tiến độ xây dựng Trường CĐ Phát thanh-Truyền hình II

VOV.VN -Dự án xây dựng sẽ cho phép nhà trường mở rộng quy mô và phát triển hoạt động đào tạo kể từ sau năm 2015.

Đảm bảo tiến độ xây dựng Trường CĐ Phát thanh-Truyền hình II

Đảm bảo tiến độ xây dựng Trường CĐ Phát thanh-Truyền hình II

VOV.VN -Dự án xây dựng sẽ cho phép nhà trường mở rộng quy mô và phát triển hoạt động đào tạo kể từ sau năm 2015.

Hai chữ  “trách nhiệm” của người làm phát thanh
Hai chữ “trách nhiệm” của người làm phát thanh

VOV.VN - Sự phát triển của radiovietnam.vn là hướng đi mới góp phần xứng đáng với sự ghi nhận của UNESCO.

Hai chữ  “trách nhiệm” của người làm phát thanh

Hai chữ “trách nhiệm” của người làm phát thanh

VOV.VN - Sự phát triển của radiovietnam.vn là hướng đi mới góp phần xứng đáng với sự ghi nhận của UNESCO.

189 tác phẩm vào chung khảo Liên hoan phát thanh toàn quốc
189 tác phẩm vào chung khảo Liên hoan phát thanh toàn quốc

VOV.VN -Ban Tổ chức đã nhận được 271 tác phẩm dự thi của 78 đơn vị và đã chọn được 189 tác phẩm vào chung khảo.

189 tác phẩm vào chung khảo Liên hoan phát thanh toàn quốc

189 tác phẩm vào chung khảo Liên hoan phát thanh toàn quốc

VOV.VN -Ban Tổ chức đã nhận được 271 tác phẩm dự thi của 78 đơn vị và đã chọn được 189 tác phẩm vào chung khảo.