Phó Thủ tướng: Đầu tư cho dân số là đầu tư cho phát triển

VOV.VN - Chiều 15/3, chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia dân số và phát triển, nhấn mạnh “đầu tư cho dân số là đầu tư cho phát triển”.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới đã chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Tuy nhiên, thách thức đặt ra đối với công tác dân số và phát triển vẫn còn phức tạp như vấn đề mất cân bằng giới tính, mức sinh thấp, già hoá dân số…

Theo Phó Thủ tướng, để giải quyết các thách thức của công tác dân số và phát triển cần có cách tiếp cận bao trùm chính sách về kinh tế, chính trị, an sinh xã hội, giáo dục… hướng đến sự hài hoà, hợp lý của quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số giữa các vùng, miền.

Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu tiếp thu, bổ sung vào nội dung sơ kết Nghị quyết 21, đồng thời tham khảo kinh nghiệm thành công, thất bại trên thế giới; đẩy mạnh tuyên truyền về tầm quan trọng của chính sách dân số và phát triển; khẩn trương xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho lĩnh vực dân số và phát triển…

Theo Báo cáo của Bộ Y tế, quy mô dân số Việt Nam năm 2023 là khoảng 100,3 triệu dân, tốc độ tăng dân số 0,84%. Số lượng và tỷ trọng dân số đang trong độ tuổi lao động chiếm gần 70% dân số, trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Chất lượng dân số được cải thiện nhiều mặt về thể chất, tuổi thọ, trình độ văn hoá, sức khoẻ sinh sản; giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống…

Tuy nhiên, quy mô dân số lớn cũng gây áp lực đối với hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội, môi trường đô thị, nông thôn. Đáng chú ý, mô hình dân số Việt Nam đang có nghịch lý mức sinh thay thế ở miền núi cao hơn đồng bằng, nông thôn cao hơn thành thị, nhóm đối tượng nghèo nhất thường sinh nhiều con hơn so với các nhóm còn lại. Tỷ số giới tính khi sinh vẫn cao so với mức cân bằng tự nhiên (104-106 bé trai trên 100 bé gái).

Việt Nam là nước có tốc độ già hoá dân số nhanh (dự kiến bước vào thời kỳ già hoá dân số vào năm 2038) sẽ tác động sâu sắc tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như hệ thống chăm sóc sức khoẻ, an sinh xã hội, việc làm.

Từ nghiên cứu mô hình dân số ở các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, các chuyên gia, nhà khoa học đã chỉ ra một số vấn đề ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng dân số: Chi phí sinh hoạt, nuôi con tăng quá cao so với thu nhập của người lao động; thời gian làm việc quá dài; phụ nữ vừa phải làm việc nhà, vừa làm việc xã hội; môi trường không thân thiện với trẻ em…

“Nhiều người trẻ ở Việt Nam có suy nghĩ, trong điều kiện hiện nay, việc kết hôn và sinh con là bất tiện, gây phiền hà và không cần thiết. Phát triển con người phải là mục tiêu hàng đầu để đất nước phát triển bền vững”, cần xây dựng thông điệp, tài liệu truyền thông nhất quán đối với chính sách dân số và phát triển trong tình hình hiện nay”, GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Bí thư Thành uỷ TPHCM nêu ý kiến tại hội nghị.

Phó Thủ tướng cũng khẳng định, tài nguyên con người sẽ thay thế tài nguyên thiên nhiên, cùng với nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao là động lực phát triển đất nước bền vững. Những thách thức lớn đối với công tác dân số và phát triển hiện nay cho thấy, sự suy giảm về nhận thức, hiểu biết về tâm quan trọng của công tác dân số và phát triển; thiếu chỉ đạo thống nhất, nhất quán từ Trung ương đến địa phương; nơi cần tăng mức sinh thì lại giảm và ngược lại…

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giải pháp nào để thanh niên miền núi có kỹ năng trở thành "con người số"?
Giải pháp nào để thanh niên miền núi có kỹ năng trở thành "con người số"?

VOV.VN -Chuyển đổi số cần dựa trên “con người số”. Tuy vậy, hiện nay, tại các tỉnh miền núi, thanh niên còn thiếu nhiều kiến thức, kỹ năng để trở thành “con người số”, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

Giải pháp nào để thanh niên miền núi có kỹ năng trở thành "con người số"?

Giải pháp nào để thanh niên miền núi có kỹ năng trở thành "con người số"?

VOV.VN -Chuyển đổi số cần dựa trên “con người số”. Tuy vậy, hiện nay, tại các tỉnh miền núi, thanh niên còn thiếu nhiều kiến thức, kỹ năng để trở thành “con người số”, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

Kết quả chương trình mục tiêu Quốc gia vùng dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi
Kết quả chương trình mục tiêu Quốc gia vùng dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi

VOV.VN - Kết quả giải ngân thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025 đạt tỷ lệ thấp so với kế hoạch.

Kết quả chương trình mục tiêu Quốc gia vùng dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi

Kết quả chương trình mục tiêu Quốc gia vùng dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi

VOV.VN - Kết quả giải ngân thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025 đạt tỷ lệ thấp so với kế hoạch.

TP Biên Hòa hơn 1,3 triệu dân nhưng luôn thiếu trường học các cấp
TP Biên Hòa hơn 1,3 triệu dân nhưng luôn thiếu trường học các cấp

VOV.VN - Sáng nay (28/2), Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai tổ chức giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023 tại TP Biên Hòa.

TP Biên Hòa hơn 1,3 triệu dân nhưng luôn thiếu trường học các cấp

TP Biên Hòa hơn 1,3 triệu dân nhưng luôn thiếu trường học các cấp

VOV.VN - Sáng nay (28/2), Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai tổ chức giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023 tại TP Biên Hòa.