Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp về giải quyết khó khăn, vướng mắc về định giá đất

VOV.VN - Sáng nay (30/10), tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác định giá đất.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ đã xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44 ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất và Nghị định số 10 ngày 3/4/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai để xem xét, điều chỉnh nội dung các nghị định phù hợp với thực tiễn.

Trong đó, về phương pháp xác định giá đất đã làm rõ điều kiện áp dụng từng phương pháp định giá đất: so sánh, thu nhập, thặng dư, hệ số điều chỉnh giá đất. Đặc biệt, trong việc quyết định giá đất cụ thể đã bổ sung trình tự, thủ tục thực hiện xác định giá đất cụ thể để phù hợp với trường hợp ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giá đất cụ thể theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương; bỏ quy định lập kế hoạch định giá đất cụ thể.

Tuy nhiên, theo đại diện một số địa phương, một số phương pháp định giá đất chưa thực sự phù hợp với điều kiện thực tế về thông tin thị trường quyền sử dụng đất, chưa phù hợp với công tác quản lý nhà nước về giá đất trong bối cảnh chưa hoàn thiện cơ sở dữ liệu về giá đất; quy định về nội dung, điều kiện áp dụng các phương pháp định giá đất có điểm chưa phù hợp, chưa cụ thể, các phương pháp đang có sự chênh lệch về kết quả, dẫn đến có trường hợp một thửa đất áp dụng nhiều phương pháp khác nhau cho các kết quả khác nhau nên nhiều địa phương lúng túng trong lựa chọn, áp dụng; việc áp dụng phương pháp định giá đất cũng còn nhiều hạn chế, khó khăn, nhất là phương pháp thặng dư.

Ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch tỉnh Bình Dương cho rằng, phải xác định giá đất là một phần trong cấu thành dự án đầu tư, mình thu tiền đất một lần thôi. Cùng với đó, phải cho trách nhiệm của Ủy ban tỉnh có thể tính chênh lệch giá đất đó giảm được 5%, 10 % thậm chí 20 % tùy vùng phát triển. Chênh lệch này rất quan trọng để muốn phát triển vùng nào đó thì giá đất là Hội đồng nhân dân tỉnh có thể giảm ở mức nào đó so với giá đất thị trường để thúc đẩy một vùng nào để phát triển, cái này rất quan trọng. Thứ hai, phương pháp thặng dư có gần 10 tham số đều là giả định hết,  nó chênh lệch.  Như một dự án Bình Dương 1 nghìn hécta nó chênh lệch không phẩy không mấy % thôi là nó chênh lệch cả hàng chục tỷ, hàng trăm tỷ, thì các đồng chí biết lệch một tham số rất là nhỏ cũng là vài trăm tỷ; mà cứ quy định như vậy sẽ gây thất thoát nhà nước”

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, nhấn mạnh, công tác định giá đất là vấn đề nhạy cảm, quan trọng đòi hỏi các ngành và địa phương phải thảo luận kỹ, vướng mắc ở khâu nào báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh cho phù hợp, bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu, các Bộ, ngành và địa phương cần rà soát từng điều sửa đổi bổ sung bảo đảm phù hợp với quy định và thực tế ở cơ sở. Trong đó nêu rõ được vai trò chịu trách nhiệm về thông tin thu thập giá đất; Điều kiện áp dụng định giá đất, cơ quan tham gia vào định giá đất.

Về quy định giá đất cụ thể, Phó Thủ tướng cho rằng, quá trình này phải quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan liên quan. Bên cạnh đó, cần xem lại trong dự thảo Luật Đất đai, sửa đổi Luật Đất đai tiến bộ hơn, cụ thể hơn nữa thì Nghị định này phải có. Đi với phương pháp đó phải đã đưa ra các điều kiện áp dụng phương pháp, điều này là rất cần thiết: "Về bản so sánh để khi định giá so sánh những vấn đề mà đã rõ rồi thì tôi đề nghị các đồng chí đừng giao những vấn đề trên này không làm được giao cho địa phương. Điều này là không được. Như vậy thì cái phương pháp đó cùng với các phụ lục các đồng chí công thức, tính toán thì tôi đề nghị đồng chí xem xét, rà soát để đảm bảo tính chính xác, tính thống nhất giữa các phụ lục đó với các điều quy định trong Nghị định và đặc biệt là tránh trùng lặp”

Phó Thủ tướng yêu cầu Ban soạn thảo Nghị định tiếp thu đầy đủ các ý kiến, kiến nghị, đề xuất của các bộ, ngành, địa phương để bổ sung, hoàn thiện dự thảo các nghị định về đất đai trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Qua đó, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, bảo đảm quy trình chặt chẽ, hạn chế thất thu ngân sách nhà nước, bảo đảm quyền lợi của người dân, doanh nghiệp; đồng thời phát huy được nguồn lực đất đai để phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội “sốt ruột” về dự án sân bay Long Thành
Đại biểu Quốc hội “sốt ruột” về dự án sân bay Long Thành

VOV.VN - Chỉ rõ những hạn chế trong thực hiện Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành và giải ngân vốn, song Đại biểu Quốc hội chia sẻ với khó khăn phát sinh mà tỉnh Đồng Nai đã và đang nỗ lực giải quyết.

Đại biểu Quốc hội “sốt ruột” về dự án sân bay Long Thành

Đại biểu Quốc hội “sốt ruột” về dự án sân bay Long Thành

VOV.VN - Chỉ rõ những hạn chế trong thực hiện Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành và giải ngân vốn, song Đại biểu Quốc hội chia sẻ với khó khăn phát sinh mà tỉnh Đồng Nai đã và đang nỗ lực giải quyết.

Đại biểu Quốc hội: Chung cư mini là một "lỗ hổng" trong luật pháp
Đại biểu Quốc hội: Chung cư mini là một "lỗ hổng" trong luật pháp

VOV.VN - Theo ĐBQH Hoàng Văn Cường (Đoàn TP. Hà Nội), trong các luật hiện nay, không có luật nào quy định về chung cư mini. Đây là một “lỗ hổng” trong luật pháp. Tuy nhiên, chung cư mini thì vẫn phải theo quy chuẩn chung cư nói chung.

Đại biểu Quốc hội: Chung cư mini là một "lỗ hổng" trong luật pháp

Đại biểu Quốc hội: Chung cư mini là một "lỗ hổng" trong luật pháp

VOV.VN - Theo ĐBQH Hoàng Văn Cường (Đoàn TP. Hà Nội), trong các luật hiện nay, không có luật nào quy định về chung cư mini. Đây là một “lỗ hổng” trong luật pháp. Tuy nhiên, chung cư mini thì vẫn phải theo quy chuẩn chung cư nói chung.

Vì sao hàng loạt cán bộ ở Đồng Nai vướng sai phạm đất đai, xây dựng?
Vì sao hàng loạt cán bộ ở Đồng Nai vướng sai phạm đất đai, xây dựng?

VOV.VN - Chỉ trong tuần cuối tháng 9/2023, nhiều cán bộ là chuyên viên, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp địa phương tại tỉnh Đồng Nai bị khởi tố, tạm giam. Trước đó, tỉnh Đồng Nai cũng có hàng loạt cán bộ, cả đương chức và đã nghỉ hưu, vướng vào lao lý vì sai phạm đất đai, xây dựng. Nguyên nhân của việc này là gì và tỉnh Đồng Nai có biện pháp chấn chỉnh ra sao?

Vì sao hàng loạt cán bộ ở Đồng Nai vướng sai phạm đất đai, xây dựng?

Vì sao hàng loạt cán bộ ở Đồng Nai vướng sai phạm đất đai, xây dựng?

VOV.VN - Chỉ trong tuần cuối tháng 9/2023, nhiều cán bộ là chuyên viên, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp địa phương tại tỉnh Đồng Nai bị khởi tố, tạm giam. Trước đó, tỉnh Đồng Nai cũng có hàng loạt cán bộ, cả đương chức và đã nghỉ hưu, vướng vào lao lý vì sai phạm đất đai, xây dựng. Nguyên nhân của việc này là gì và tỉnh Đồng Nai có biện pháp chấn chỉnh ra sao?