Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì họp trực tuyến về phòng chống thiên tai

VOV.VN - Chiều tối nay (16/11), tại Văn phòng chính Phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp trực tuyến với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và các Bộ ngành về công tác phòng chống thiên tai.

Theo báo cáo của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương tỉnh đang ưu tiên cho công tác cắt lũ. Sau một ngày rưỡi ách tắc ở tuyến quốc lộ 1 và đường sắt trên địa bàn tỉnh, đến cuối buổi chiều nay đã thông tuyến trở lại. Tuy nhiên tỉnh lộ và nội đô Huế còn rải rác ngập úng, hiện nay cơ bản đã có kết nối vùng miền. Dự kiến đến sáng mai 17/11, một số trường ở những vùng nước rút sẽ đi học lại, sáng mai sẽ nối điện khoảng 90%. Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện có khoảng 40 nghìn lượt du khách có mặt trên địa bàn với khoảng 8 nghìn khách quốc tế được đảm bảo an toàn, tỉnh đã sử dụng xe khách gầm cao để vận chuyển du khách ra sân bay và nối chuyến đi các tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Phương kiến nghị: “Về lương thực thực phẩm tỉnh vẫn chủ động được, với lũ cao như vậy sau khi nước rút, về đường xá, sông ngòi sạt lở bờ biển chắc chắn có thì chúng tôi cũng sẽ thống kê báo cáo sau. Chưa kể sự hỗ trợ khác liên quan đến sinh kế như giống cây trồng, xử lý môi trường, các hạ tầng khác về dân sinh. Cái hỗ trợ cần nhất là các phương tiện như thực tế chúng tôi thấy là các ca nô cao tốc loại nhỏ rất cần cho tác nghiệp của anh em ở địa phương”.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, ban chỉ đạo các tỉnh đã vận hành liên hồ chứa và đơn hồ chứa trong điều kiện lượng nước về lớn hơn nhiều so với dự báo, đã giảm áp lực lũ vùng hạ du. Riêng hồ Tả Trạch đã cắt lũ ở thời điểm cao nhất cho hạ du Huế đến hơn 1 mét nước.

Đến 16 giờ chiều nay, đã có 5 người chết và mất tích ở các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Tại Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên hiện còn hơn 12.900 ngôi nhà đang ngập (đã giảm so với thời điểm cao nhất là hơn 20 nghìn ngôi nhà); thiệt hại trên 170 ha cây ăn quả, hoa màu tại Quảng Trị, Đà Nẵng và Khánh Hòa...

Đến đêm nay 16/11 còn 20 huyện, thị xã, thành phố của 5 tỉnh đang ảnh hưởng ngập lụt gồm Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị); Quảng Điền, Phú Lộc, Nam Đông, Thị xã Hương Trà, Phú Vang, thị xã Hương Thủy và thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế); thành phố Hội An, Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc, Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam); Tư Nghĩa, Sơn Hà (Quảng Ngãi); thị trấn Diên Khánh, thành phố Nha Trang, thị xã Ninh Hòa, thành phố Cam Ranh, Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa).

Để đảm bảo an toàn, ông Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết các vấn đề của hồ Tả Trạch sẽ được xử lý sớm nhất: “Tả Trạch là hồ rất lớn mục tiêu chính là cắt lũ cho hạ du, hiện nay hồ Tả Trạch có các cửa van xả sâu đang có vấn đề, chủ yếu là do vận hành gây ra nổ, nổ do khí thôi. Các chuyên gia đang vào và cũng hứa với Phó Thủ tướng và các đồng chí ở Thừa Thiên Huế ngay sau đợt mưa lũ này sẽ cho sửa chữa ngay và vận hành các xả sâu theo đúng quy trình. Vì khi mà vận hành thêm cửa xả sâu, thì lúc đó vận hành an toàn hơn và chúng ta dám tích nước cao hơn, có thể cắt được lũ nhiều hơn cho hạ du. Chúng tôi sẽ đảm bảo sau đợt mưa lũ này sẽ sửa ngay”.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ghi nhận sự ứng phó chủ động của tỉnh Thừa Thiên Huế. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo xử lý ngay hồ Tả Trạch, không để xảy ra sự cố, hậu quả sẽ khôn lường. Về đề xuất hỗ trợ xuồng cao tốc của tỉnh Thừa Thiên Huế để cứu trợ người dân, Phó Thủ tướng đề nghị địa phương cần sớm có văn bản đề xuất cụ thể: “Tinh thần chung có thể chúng tôi sẽ tính toán cách không chỉ từ nguồn  dự trữ quốc gia hay nguồn của các lực lượng vũ trang, mà có thể xã hội hóa cái này. Tôi đề nghị Văn phòng Chính phủ các đồng chí lưu ý rà soát lại hết các phương tiện cho các địa phương, bởi vì cái này năm nào cũng cần, không chỉ năm nay. Có tính toán thế nào đó để không khéo trong kho dữ trữ mình có nhiều, nhưng khi anh em cần mình không có, hoặc ngược lại chúng ta xuất kho nhiều quá tới khi có sự cố trên bình diện rộng chúng ta lại không đủ phương tiện ứng cứu”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất hiện nhiều điểm sạt lở, Quảng Nam di dời 4.000 hộ dân
Xuất hiện nhiều điểm sạt lở, Quảng Nam di dời 4.000 hộ dân

VOV.VN - Mưa lớn làm sạt lở nhiều tuyến giao thông huyết mạch ở miền núi tỉnh Quảng Nam. Các huyện miền núi đã sơ tán 4000 hộ dân ở vùng nguy cơ rất cao xảy ra sạt lở, sẵn sàng phương án sơ tán người dân khu vực nguy cơ cao khi xảy ra tình huống xấu.

Xuất hiện nhiều điểm sạt lở, Quảng Nam di dời 4.000 hộ dân

Xuất hiện nhiều điểm sạt lở, Quảng Nam di dời 4.000 hộ dân

VOV.VN - Mưa lớn làm sạt lở nhiều tuyến giao thông huyết mạch ở miền núi tỉnh Quảng Nam. Các huyện miền núi đã sơ tán 4000 hộ dân ở vùng nguy cơ rất cao xảy ra sạt lở, sẵn sàng phương án sơ tán người dân khu vực nguy cơ cao khi xảy ra tình huống xấu.

Nhiều tảng đá lớn sạt lở xuống đường ở Bình Định
Nhiều tảng đá lớn sạt lở xuống đường ở Bình Định

VOV.VN - Mưa lớn những ngày qua làm một số tuyến giao thông ở vùng đông huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định bị ngập nước. Một số tuyến giao thông tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh xuất hiện sạt lở, gây ách tắc giao thông.  

Nhiều tảng đá lớn sạt lở xuống đường ở Bình Định

Nhiều tảng đá lớn sạt lở xuống đường ở Bình Định

VOV.VN - Mưa lớn những ngày qua làm một số tuyến giao thông ở vùng đông huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định bị ngập nước. Một số tuyến giao thông tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh xuất hiện sạt lở, gây ách tắc giao thông.  

Khẩn trương khắc phục các điểm sạt lở đảm bảo giao thông tại huyện Kon Plông
Khẩn trương khắc phục các điểm sạt lở đảm bảo giao thông tại huyện Kon Plông

VOV.VN - Mưa kéo dài trong những ngày vừa qua đã khiến nhiều tuyến giao thông trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum xảy ra sạt lở, hư hỏng. Trong ngày 16/11, lực lượng chức năng đã khẩn trương triển khai thực hiện công tác khắc phục đảm bảo giao thông trên địa bàn.

Khẩn trương khắc phục các điểm sạt lở đảm bảo giao thông tại huyện Kon Plông

Khẩn trương khắc phục các điểm sạt lở đảm bảo giao thông tại huyện Kon Plông

VOV.VN - Mưa kéo dài trong những ngày vừa qua đã khiến nhiều tuyến giao thông trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum xảy ra sạt lở, hư hỏng. Trong ngày 16/11, lực lượng chức năng đã khẩn trương triển khai thực hiện công tác khắc phục đảm bảo giao thông trên địa bàn.

Thừa Thiên Huế: Nước đang rút, cầu, đường thành bãi đỗ xe, nơi họp chợ
Thừa Thiên Huế: Nước đang rút, cầu, đường thành bãi đỗ xe, nơi họp chợ

VOV.VN - Đêm qua đến sáng nay (16/11), tại tỉnh Thừa Thiên Huế, mưa giảm, mực nước trên các sông đang xuống nhưng còn ở mức cao. Nhiều khu vực tại thành phố Huế và nhiều nơi còn ngập trong nước lũ. Cuộc sống người dân vùng ngập lụt bị xáo trộn, giao thông đi lại khó khăn. Nhiều cây cầu, đường phố trở thành bãi đỗ xe và nơi họp chợ, gây ách tắc giao thông

Thừa Thiên Huế: Nước đang rút, cầu, đường thành bãi đỗ xe, nơi họp chợ

Thừa Thiên Huế: Nước đang rút, cầu, đường thành bãi đỗ xe, nơi họp chợ

VOV.VN - Đêm qua đến sáng nay (16/11), tại tỉnh Thừa Thiên Huế, mưa giảm, mực nước trên các sông đang xuống nhưng còn ở mức cao. Nhiều khu vực tại thành phố Huế và nhiều nơi còn ngập trong nước lũ. Cuộc sống người dân vùng ngập lụt bị xáo trộn, giao thông đi lại khó khăn. Nhiều cây cầu, đường phố trở thành bãi đỗ xe và nơi họp chợ, gây ách tắc giao thông

Sạt lở đèo Violak trên Quốc lộ 24
Sạt lở đèo Violak trên Quốc lộ 24

VOV.VN - Sáng 16/11, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã giảm mưa. Đèo Violak đoạn qua xã Ba Tiêu, huyện miền núi Ba Tơ đang bị sạt lở. Giao thông trên Quốc lộ 24 từ tỉnh Quảng Ngãi đi tỉnh Kon Tum tạm thời bị gián đoạn. Hiện, Sở Giao thông và Vận tải tỉnh Quảng Ngãi đang tập trung khắc phục và hạn chế giao thông.

Sạt lở đèo Violak trên Quốc lộ 24

Sạt lở đèo Violak trên Quốc lộ 24

VOV.VN - Sáng 16/11, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã giảm mưa. Đèo Violak đoạn qua xã Ba Tiêu, huyện miền núi Ba Tơ đang bị sạt lở. Giao thông trên Quốc lộ 24 từ tỉnh Quảng Ngãi đi tỉnh Kon Tum tạm thời bị gián đoạn. Hiện, Sở Giao thông và Vận tải tỉnh Quảng Ngãi đang tập trung khắc phục và hạn chế giao thông.

Cầu dài 300m bị trôi, nhiều người dân gặp khó khi qua sông Cái Nha Trang
Cầu dài 300m bị trôi, nhiều người dân gặp khó khi qua sông Cái Nha Trang

VOV.VN - Tối qua (15/11), mưa lớn, hồ Suối Dầu điều tiết lũ, nước sông Cái Nha Trang chảy mạnh đã cuốn trôi một phần cầu gỗ Phú Kiểng, tại xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Cầu bắc qua sông Cái bị cuốn trôi, nhiều người dân ở phía bên kia sông gặp khó khăn khi đi lại.  

Cầu dài 300m bị trôi, nhiều người dân gặp khó khi qua sông Cái Nha Trang

Cầu dài 300m bị trôi, nhiều người dân gặp khó khi qua sông Cái Nha Trang

VOV.VN - Tối qua (15/11), mưa lớn, hồ Suối Dầu điều tiết lũ, nước sông Cái Nha Trang chảy mạnh đã cuốn trôi một phần cầu gỗ Phú Kiểng, tại xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Cầu bắc qua sông Cái bị cuốn trôi, nhiều người dân ở phía bên kia sông gặp khó khăn khi đi lại.