Phụ nữ thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

VOV.VN - Sinh sống ở địa bàn thuần nông nhưng nhiều phụ nữ ở Đắk Lắk đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất để phát triển kinh tế. Với sự hỗ trợ của các cấp hội phụ nữ tại địa phương, họ đã từng bước thay đổi tư duy, lựa chọn cách làm phù hợp với điều kiện thực tế để đem lại hiệu quả, nâng cao thu nhập cho gia đình.

 

Trong những ngày vui xuân, đón Tết, chị H Búi Ayun, ở buôn Drai Sí, xã Ea Tar, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk vẫn không quên chăm sóc đàn vật nuôi. Hàng trăm con gà, ngan, heo, thỏ, dê và bò nháo nhác khi được ăn uống đầy đủ và dọn chuồng sạch sẽ. Chị H Búi bảo, nhờ đàn vật nuôi này mà năm nay gia đình đón cái tết tươm tất hơn, mua sắm thêm nhiều đồ dùng, nợ vay ngân hàng cũng trả được một nửa.

 Chị H Búi kể, trước đây kinh tế cả gia đình chị chỉ trông vào 1 ha cà phê. Thiếu vốn nên các khoản đầu tư đều ký nợ đại lý, thu hoạch rồi trừ hết chi phí thì còn lại chẳng bao nhiêu. Từ khi tham gia vào Chi hội phụ nữ của buôn, thường xuyên sinh hoạt và được dự các buổi tập huấn do xã, huyện tổ chức. Năm 2019, chị H Búi vay 70 triệu đồng từ ngân hàng chính sách huyện với lãi suất thấp. Có vốn, vợ chồng chị bàn nhau làm ăn, trồng đa cây, nuôi đa con để nâng cao thu nhập.

Chị H Búi Ayun nói: “Nhờ tham gia sinh hoạt với hội phụ nữ, được các chị em hướng dẫn, chỉ bảo thì mình học theo, làm theo. Nhờ đó mà mình học hỏi và biết cách chăn nuôi, trồng trọt, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp. Mình trồng cỏ và cây bắp trên rẫy, đem về làm thức ăn cho bò, dê, nhờ đó thì cũng đem lại hiệu quả hơn. So với trước đây chỉ độc canh cà phê thì giờ kinh tế cũng đỡ hơn nhiều rồi”.

Bà H Blên Ayun, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Ea Tar, huyện Cư Mgar đánh giá, chị H Búi Ayun là người ham học hỏi, tích cực tham gia sinh hoạt và học tập, tiếp thu các kiến thức do hội phụ nữ tổ chức, áp dụng hiệu quả vào mô hình kinh tế của gia đình mình. Mô hình kinh tế của gia đình chị H Búi cũng trở thành mô hình tiêu biểu, được nhiều chị em khác đến tham quan, học tập.

Theo bà H Blên Ayun, để giúp các hội viên phát triển kinh tế, ổn định đời sống, Hội phụ nữ xã Ea Tar đã vận động các chị em phát huy nội lực, giúp nhau giảm nghèo bằng nhiều hình thức; xây dựng và duy trì các mô hình tiết kiệm phù hợp với đặc điểm tình hình của từng chi hội. Tiêu biểu như, mô hình ống tiền tiết kiệm; nuôi heo đất; mô hình 10 chị giúp 1 chị ở các chi hội thôn 1, thôn 2, thôn 3, buôn Ea Tar; mô hình làm công ở chi hội buôn Ea Kiêng… Hội cũng đã xây dựng được 7 tổ tiết kiệm vay vốn và đứng ra tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư Mgar cho hơn 300 hội viên vay vốn thoát nghèo với tổng dư nợ gần 6 tỷ đồng.

“Hội tuyên truyền cho các chị em học hỏi, học theo cách làm hay để tạo công ăn việc làm cho chị em; học hỏi về biết tiếp nhận kiến thức để áp dụng vào cuộc sống của gia đình, ổn định cuộc sống, cải thiện thu nhập của gia đình mình, phát triển theo hướng bền vững”, bà H Blên Ayun nói.

Cũng tích cực vận động chị em thay đổi nếp nghĩ, cách làm để từng bước thoát nghèo bền vững, Hội phụ nữ xã Ea Mnang, huyện Cư Mgar đã đồng hành, tư vấn để chị em ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Thành lập các tổ vay vốn tiết kiệm để giúp chị em có nguồn vốn sản xuất. Hội cũng huy động các nguồn lực, phối hợp trao các mô hình sinh kế cho các hội viên nghèo và cận nghèo.

Bà Phạm Thị Ngọc Trang, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Ea Mnang chia sẻ cách làm của địa phương: “Để chị em hộ nghèo và các hộ cận nghèo thoát bền vững thì Hội phụ nữ xã cũng cho chị em vay các nguồn vốn, từ nguồn vốn là quỹ tiết kiệm của Hội. Hội phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã đã trao các cái mô hình dê để chị em hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận và học hỏi, tham quan các mô hình để học tập rồi về áp dụng vào khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, từ đó phát triển kinh tế để thoát nghèo và cận nghèo”.

Theo bà Lê Thị Thu Hiền, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Cư Mgar, thời gian qua, các cấp hội phụ nữ huyện Cư Mgar đã triển khai nhiều mô hình làm kinh tế như: “Cải tạo và xóa vườn tạp”; “Di dời chuồng trại ra khỏi gầm nhà sàn”; “Vườn rau hạnh phúc”; “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo”; “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”... Đặc biệt, từ năm năm 2020, Cuộc vận động “Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế của hộ gia đình phụ nữ dân tộc thiểu số” được triển khai và dần lan tỏa sâu rộng. Qua đó đã có 14 mô hình phát triển kinh tế trong hộ gia đình phụ nữ dân tộc thiểu số được hình thành, thu hút hơn 100 hội viên phụ nữ tham gia. Các mô hình đã hỗ trợ nguồn vốn hơn 300 triệu đồng để các chị em đầu tư nuôi dê, bò, thỏ, buôn bán tạp hóa. Nhờ vậy đã lại hiệu quả thiết thực, giúp hội viên có thêm thu nhập và từng bước giảm nghèo.

Bà Lê Thị Thu Hiền cho biết: “Thời gian tới, Hội phụ nữ huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh  tuyên truyền, vận động, nhân rộng các cái mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo trong cán bộ, hội viên phụ nữ, đặc biệt là việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế của hộ gia đình phụ nữ dân tộc thiểu số”.

Huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk hiện có 72 thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm trên 45% tổng dân số toàn huyện. Từ chỗ sản xuất theo lối truyền thống, manh mún kém hiệu quả cũng như còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, đến nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, từng bước học hỏi các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cây trồng vật nuôi để phát triển kinh tế. Trong số này, nhiều gia đình hội viên phụ nữ đã chủ động vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Làm giàu từ lagim - Bước đột phá của phụ nữ dân tộc thiểu số
Làm giàu từ lagim - Bước đột phá của phụ nữ dân tộc thiểu số

VOV.VN - Lagim là mô hình trồng các loại rau-củ-quả trong nhà kính cho thu hoạch hàng tháng đảm bảo chi phí trang trải cho cuộc sống gia đình.

Làm giàu từ lagim - Bước đột phá của phụ nữ dân tộc thiểu số

Làm giàu từ lagim - Bước đột phá của phụ nữ dân tộc thiểu số

VOV.VN - Lagim là mô hình trồng các loại rau-củ-quả trong nhà kính cho thu hoạch hàng tháng đảm bảo chi phí trang trải cho cuộc sống gia đình.

Khi những phụ nữ dân tộc thiểu số làm chủ doanh nghiệp
Khi những phụ nữ dân tộc thiểu số làm chủ doanh nghiệp

VOV.VN - Những năm gần đây, tại vùng cao Bắc Kạn xuất hiện ngày càng nhiều phụ nữ là người dân tộc thiểu số đứng ra làm chủ doanh nghiệp. Với sự quyết tâm, sáng tạo, những người phụ nữ nơi đây đã tỏ rõ bản lĩnh, sự tự tin để vươn lên làm giàu chính đáng và khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong xã hội.

Khi những phụ nữ dân tộc thiểu số làm chủ doanh nghiệp

Khi những phụ nữ dân tộc thiểu số làm chủ doanh nghiệp

VOV.VN - Những năm gần đây, tại vùng cao Bắc Kạn xuất hiện ngày càng nhiều phụ nữ là người dân tộc thiểu số đứng ra làm chủ doanh nghiệp. Với sự quyết tâm, sáng tạo, những người phụ nữ nơi đây đã tỏ rõ bản lĩnh, sự tự tin để vươn lên làm giàu chính đáng và khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong xã hội.

Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số
Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

VOV.VN - Một trong những rào cản lớn của phụ nữ dân tộc thiểu số là định kiến về trao quyền, cơ hội và khả năng tiếp cận dịch vụ công. Do vậy thúc đẩy bình đẳng giới cho dân tộc thiểu số là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

VOV.VN - Một trong những rào cản lớn của phụ nữ dân tộc thiểu số là định kiến về trao quyền, cơ hội và khả năng tiếp cận dịch vụ công. Do vậy thúc đẩy bình đẳng giới cho dân tộc thiểu số là vấn đề cấp thiết hiện nay.