Quảng Bình: Phát hiện mộ cổ khi đào móng nhà
Chủ Nhật, 08:21, 23/12/2012
Ngôi mộ cổ được xây bằng gạch có tấm bia đá có khắc 5 chữ Hán cổ, được dịch là “Lý Kiều Oanh Công chúa”
Gia đình anh Phạm Văn Nam, ở tiểu khu 6, phường Hải Thành, TP Đồng Hới, Quảng Bình trong lúc đào móng xây dựng nhà đã phát hiện một ngôi mộ cổ mà theo nhận định của các chuyên gia về sử học thì rất có thể đây là mộ của Công chúa Lý Kiều Oanh.
Ngôi mộ cổ được xây bằng gạch, tường rào hình chữ nhật, cao 0,8m; rộng 3,9m; dài 3,5m và còn có tấm bia đá có khắc 5 chữ Hán cổ, được dịch là “Lý Kiều Oanh Công chúa” và một số mảnh gốm thuộc thời Minh (thế kỷ XIV – XV).
Nhận định ban đầu của các chuyên gia và nhà nghiên cứu sử học thì chủ nhân ngôi mộ trên có liên quan đến nhân vật lịch sử Hồ Cưỡng (đây là vị tướng vào cuối đời Trần, người được coi là vị Tổ đã có công sơ khai lập ấp ở vùng Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình). Ông cũng là vị tướng đã chống giặc nơi đây, tiêu biểu như trận đánh ở cửa sông Nhật Lệ, ở hồ Bàu Tró...
Nơi phát hiện ngôi mộ cổ |
Ngôi mộ cổ được xây bằng gạch, tường rào hình chữ nhật, cao 0,8m; rộng 3,9m; dài 3,5m và còn có tấm bia đá có khắc 5 chữ Hán cổ, được dịch là “Lý Kiều Oanh Công chúa” và một số mảnh gốm thuộc thời Minh (thế kỷ XIV – XV).
Nhận định ban đầu của các chuyên gia và nhà nghiên cứu sử học thì chủ nhân ngôi mộ trên có liên quan đến nhân vật lịch sử Hồ Cưỡng (đây là vị tướng vào cuối đời Trần, người được coi là vị Tổ đã có công sơ khai lập ấp ở vùng Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình). Ông cũng là vị tướng đã chống giặc nơi đây, tiêu biểu như trận đánh ở cửa sông Nhật Lệ, ở hồ Bàu Tró...
Tuy nhiên, theo tiến sỹ Hán nôm học Mai Hồng - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Phật học Việt Nam thì “công chúa” là một hàm tước thời ấy được Vua ban chứ không hẳn là con của vua.
Công tác khai quật cũng như việc nghiên cứu vẫn đang được tiếp tục./.