Quảng Nam: Chậm triển khai các quy hoạch, nhiều dự án dở dang

VOV.VN - 9 tháng năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam tăng trưởng tích cực nhưng vẫn còn nhiều “điểm nghẽn”.

Một số cán bộ sợ sai, thiếu trách nhiệm, “ngâm” hồ sơ, văn bản; việc triển khai các quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch phân khu quá chậm làm nhiều dự án trọng điểm không thể triển khai. Đây là những vấn đề được thảo luận tại Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam lần thứ 17 diễn ra vào hôm nay (1/10).

9 tháng năm 2024, sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2023; Tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch ước đạt 6,4 triệu lượt khách, tăng 6% so với cùng kỳ; Thu ngân sách nhà nước gần 14.450 tỷ đồng, đạt 63% dự toán, bằng 105% so với cùng kỳ năm 2023; Tổng kim ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu đạt 3,1 tỷ USD, tăng 16,46% so với cùng kỳ năm 2023.

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Quảng Nam cấp mới 25 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký gần 4,8 nghìn tỷ đồng; cấp mới 9 dự án FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 128 triệu USD.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam vẫn còn nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách chưa đạt kế hoạch đề ra, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, tình trạng cán bộ đùn đẩy trách nhiệm vẫn xảy ra phổ biến; việc giải quyết thủ tục hành chính còn chậm. Có văn bản cấp huyện gửi lên các sở, ngành của tỉnh hoặc văn bản từ sở này gửi sở khác bị “ngâm” nhiều tháng, nhiều vụ việc bị ách tắc.

Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các sở, ngành khi nhận được văn bản từ các sở, ngành, địa phương phải tập trung giải quyết, chậm nhất trong 7 ngày phải có văn bản trả lời. Quá thời gian này, giám đốc sở, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh.

Một số đại biểu cho rằng, ngày 17/01/2024, Thủ tướng Chính phủ có quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tuy nhiên, đến nay việc triển khai các quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng Đông Quảng Nam, quy hoạch khu Kinh tế mở Chu Lai, quy hoạch phân khu triển khai quá chậm. Một số dự án động lực tại tỉnh Quảng Nam chưa thể triển khai, các nhà đầu tư phải chờ đợi, ảnh hưởng xấu về môi trường đầu tư.

“Sở Xây dựng nhiều lần kiến nghị, đôn đốc các địa phương và đơn vị tư vấn đẩy nhanh tiến độ, tuy nhiên hiện việc lập quy hoạch của các địa phương đều chậm so với tiến độ đặt ra. Để đảm bảo tiến độ thực hiện các quy hoạch chung, quy hoạch đô thị, quy hoạch phân khu thì Sở Xây dựng kiến nghị tỉnh ban hành một chỉ thị đôn đốc các nhiệm vụ về lập quy hoạch và phát triển đô thị. Trong đó đề ra lộ trình thực hiện, trách nhiệm cụ thể của địa phương, đơn vị tư vấn”, ông Nguyễn Thanh Tâm, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam nêu ý kiến.

Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, hiện nay việc cải thiện môi trường đầu tư chưa đạt yêu cầu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2020 -2025 đặt ra. Ông Lê Văn Dũng yêu cầu các sở ngành, địa phương tập trung cải thiện môi trường đầu tư gắn với sự đồng hành và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

“Nhìn lại từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, tôi thấy chúng ta chưa tạo ra đột phá gì về cải thiện môi trường đầu tư, nếu không muốn nói rằng môi trường đầu tư tại tỉnh ngày càng khó hơn. Doanh nghiệp lớn thì ít tìm đến tỉnh Quảng Nam. Vấn đề quy hoạch chi tiết, quy hoạch đô thị, quy hoạch phân khu quá chậm. Nếu các nhà đầu tư vào đây mà tỉnh chưa giải quyết thông suốt những vấn đề này thì cũng còn ách tắc, vẫn phải chờ đợi. Thủ tục giải quyết thủ tục đầu tư còn chậm lắm, rườm rà lắm, cán bộ giải quyết thủ tục này còn chưa hết trách nhiệm, chưa làm đến nơi đến chốn. Những điều này gây nhiều khó khăn cho nhà đầu tư”, ông Dũng thẳn thắn chỉ rõ.

Để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đặt ra trong năm nay, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu các ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, tăng cường công tác quản lý thu ngân sách.

Cùng với đó, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; thực hiện tốt kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ, giới thiệu việc làm; thực hiện có hiệu quả Chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nông dân Quảng Nam mạnh dạn vay vốn kinh doanh, vươn lên làm giàu
Nông dân Quảng Nam mạnh dạn vay vốn kinh doanh, vươn lên làm giàu

VOV.VN - Những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đã đồng hành, tiếp sức cho hàng ngàn hộ dân ở tỉnh Quảng Nam có điều kiện đầu tư kinh doanh, phát triển sản xuất. Qua đó, nhiều hộ có cuộc sống ổn định, vươn lên làm giàu.

Nông dân Quảng Nam mạnh dạn vay vốn kinh doanh, vươn lên làm giàu

Nông dân Quảng Nam mạnh dạn vay vốn kinh doanh, vươn lên làm giàu

VOV.VN - Những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đã đồng hành, tiếp sức cho hàng ngàn hộ dân ở tỉnh Quảng Nam có điều kiện đầu tư kinh doanh, phát triển sản xuất. Qua đó, nhiều hộ có cuộc sống ổn định, vươn lên làm giàu.

Quảng Nam gia hạn tiến độ 3 dự án của Bách Đạt An
Quảng Nam gia hạn tiến độ 3 dự án của Bách Đạt An

VOV.VN - Tỉnh Quảng Nam vừa cho phép gia hạn tiến độ 3 dự án do Công ty cổ phần Bách Đạt An làm chủ đầu tư. Đây là những dự án liên quan việc nhiều năm qua 1.000 người mua đất kéo nhau đi đòi sổ đỏ.

Quảng Nam gia hạn tiến độ 3 dự án của Bách Đạt An

Quảng Nam gia hạn tiến độ 3 dự án của Bách Đạt An

VOV.VN - Tỉnh Quảng Nam vừa cho phép gia hạn tiến độ 3 dự án do Công ty cổ phần Bách Đạt An làm chủ đầu tư. Đây là những dự án liên quan việc nhiều năm qua 1.000 người mua đất kéo nhau đi đòi sổ đỏ.

Bí thư Quảng Nam: Cần làm rõ tình trạng buông lỏng quản lý các mỏ khoáng sản
Bí thư Quảng Nam: Cần làm rõ tình trạng buông lỏng quản lý các mỏ khoáng sản

VOV.VN - Các doanh nghiệp được cấp phép khai thác đã thao túng thị trường, đẩy giá liên tục tăng. Công tác quản lý lỏng lẻo, thậm chí có tình trạng cán bộ “bảo kê”, “chống lưng” cho hoạt động khai thác khoáng sản, dẫn đến việc khai thác vượt trữ lượng được cấp phép, gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Bí thư Quảng Nam: Cần làm rõ tình trạng buông lỏng quản lý các mỏ khoáng sản

Bí thư Quảng Nam: Cần làm rõ tình trạng buông lỏng quản lý các mỏ khoáng sản

VOV.VN - Các doanh nghiệp được cấp phép khai thác đã thao túng thị trường, đẩy giá liên tục tăng. Công tác quản lý lỏng lẻo, thậm chí có tình trạng cán bộ “bảo kê”, “chống lưng” cho hoạt động khai thác khoáng sản, dẫn đến việc khai thác vượt trữ lượng được cấp phép, gây thất thoát ngân sách nhà nước.