Quảng Nam yêu cầu dừng ngay việc thu tiền tiêu hủy lợn do dịch tả

VOV.VN - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, việc tự ý thu tiền của người dân để tiêu hủy lợn chết do dịch tả châu Phi là việc làm trái quy định.

Dịch tả lợn châu Phi lây lan nhanh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Số lợn nhiễm bệnh phải tiêu hủy liên tục tăng nên một số nơi, người dân vứt xác lợn ra sông hoặc kênh mương; Có nơi, đội thu gom, xử lý xác lợn nhiễm bệnh tự ý thu tiền của những hộ dân có lợn chết khiến nhiều người bất bình.

Thu gom xác lợn chết do người dân vứt ra sông ở Thăng Bình.

Những ngày qua, người dân xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam rất bức xúc khi lực lượng thu gom xác lợn nhiễm bệnh tả lợn châu Phi ở địa phương này tự ý thu tiền của người dân có lợn chết, số tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng/con. Nhà nào có lợn chết thì chủ hộ phải bỏ tiền ra thuê các đội thu gom mới chở lợn chết đi tiêu hủy, còn không mặc kệ.

Một con lợn chết trọng lượng từ vài chục kg đến dưới 100 kg thì người dân phải đóng 200.000 đồng; lợn từ 100 kg trở lên, hộ chăn nuôi phải đóng 300.000 đồng. Ông Lê Văn Thụy ở thôn 2, xã Bình Triều cho biết, nhà ông có 4 con lợn nái bị chết, ông phải nộp cho lực lượng thu gom 1,3 triệu đồng. Trong đó, có 1 con bị thu đến 400.000 đồng. Tương tự, trường hợp của bà Hồ Thị Đông ở thôn 2, xã Bình Triều cũng phải cắn răng nộp tiền để lực lượng thu gom chở lợn đi chôn.

 Lợn chết dưới 100 kg, chủ hộ phải nộp 200.000 đồng mới được đem đi tiêu hủy.

Bà Đông bức xúc: "Khi chở con heo 2,5 tạ thì họ đòi 250.000 đồng. Đưa tiền thì họ mới chở, còn không đưa tiền thì họ không chở. Tôi không có tiền đành phải đi mượn để đưa họ chở".

Bình Triều là một trong những xã vùng Đông của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam xuất hiện dịch tả lợn châu Phi khá sớm. Sau 2 tháng bùng phát dịch, địa phương đã tiêu hủy hơn 90 tấn lợn. Để hỗ trợ nông dân tiêu hủy lợn đúng quy định, xã đã thành lập 4 tổ công tác, mỗi tổ 3 người.

Thời gian đầu, các tổ thu gom làm việc khá nghiêm túc. Nhưng về sau, khi số lượng lợn chết tăng nhanh chóng, lực lượng này mới nảy sinh ý định thu tiền của dân, gọi là “bồi dưỡng” cho công sức lao động nặng nhọc, hôi thối.

Ông Nguyễn Ba, Chủ tịch UBND xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam thừa nhận đây là việc làm sai trái cần chấm dứt ngay.

"Phát hiện việc thu tiền thêm ở trong dân, UBND huyện Thăng Bình có thông báo chấm dứt ngay và mời các tổ công tác cũng như vận động các hộ gia đình cùng kết hợp với địa phương để tiêu hủy, không thu tiền ở trong dân nữa. Còn số tiền “dôi ra”, đó là số tiền hỗ trợ, họ thỏa thuận, có sự đồng ý để cho thêm lực lượng đi thu gom chứ lực lượng đó không đòi hỏi và cũng không có sự chỉ đạo của UBND xã về việc thu tiền" - ông Nguyễn Ba cho biết.

Hơn 2 tháng rưỡi kể từ ngày phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên tại xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, đến nay, dịch tả lợn châu Phi lây lan ra 14/18 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Quảng Nam. Hơn 12.000 hộ chăn nuôi có lợn nhiễm bệnh với hơn 50.000 con lợn bị nhiễm bệnh phải tiêu hủy bắt buộc, tổng trọng lượng hơn 2.600 tấn lợn hơi.

Quá trình tiêu hủy lợn bộc lộ nhiều bất cập như: xe vận chuyển lợn nhiễm dịch đi tiêu hủy quá nhanh nên việc tiêu độc khử trùng không theo kịp: việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng một số nơi chưa chặt chẽ, lượng hóa chất sử dụng để dập dịch chưa phát huy tác dụng; Công tác kiểm soát địa điểm chôn lấp lợn chết cũng gặp nhiều khó khăn.

 Địa điểm chôn lợn nhiễm dịch tại xã Bình Triều

Một số nơi ở huyện Thăng Bình- địa phương có số lợn chết buộc phải tiêu hủy nhiều nhất của tỉnh Quảng Nam, người dân tự ý vứt xác lợn ra sông, suối, ao hồ làm tăng nguy cơ lây bệnh. Đối với việc lực lượng thu gom lợn chết tự ý thu tiền của dân, ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, đây là việc làm trái quy định của pháp luật, gây phản cảm cần chấn chỉnh ngay.

"Sau khi nhận được thông tin về việc này, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp trực tiếp là Chi cục Chăn nuôi và Thú y làm việc ngay với chính quyền của huyện Thăng Bình, trực tiếp đến cấp xã. Trong đó, yêu cầu dừng ngay lập tức việc này.... Đây là việc làm hoàn toàn đi ngược với những chỉ đạo của UBND tỉnh trong thời gian vừa qua" - ông Lê Trí Thanh cho biết.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng cho biết, tiền để tiêu hủy lợn chết là do ngân sách Nhà nước hỗ trợ. Trong trường hợp nguồn kinh phí địa phương không đủ thì báo cáo lên cấp trên để được hỗ trợ thêm. UBND tỉnh cũng đã yêu cầu Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn khẩn trương tạm ứng tiền để huyện Thăng Bình hỗ trợ người dân chống dịch. Các địa phương cần làm rõ và xử lý nghiêm những sai phạm khi tự ý thu tiền của dân./.



Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dịch tả lợn Châu Phi tái phát tại 3 xã ở Sơn La
Dịch tả lợn Châu Phi tái phát tại 3 xã ở Sơn La

VOV.VN - Tỉnh Sơn La đã tập trung cho công tác phòng chống dịch như phun tiêu độc khử trùng, lập các chốt kiểm dịch tại các địa bàn, tuy nhiên dịch vẫn tái phát.

Dịch tả lợn Châu Phi tái phát tại 3 xã ở Sơn La

Dịch tả lợn Châu Phi tái phát tại 3 xã ở Sơn La

VOV.VN - Tỉnh Sơn La đã tập trung cho công tác phòng chống dịch như phun tiêu độc khử trùng, lập các chốt kiểm dịch tại các địa bàn, tuy nhiên dịch vẫn tái phát.

Dịch tả lợn Châu Phi lan ra 8 huyện tại Gia Lai
Dịch tả lợn Châu Phi lan ra 8 huyện tại Gia Lai

VOV.VN - Dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục lan rộng tại tỉnh Gia Lai với hàng nghìn con đã phải tiêu hủy, gần một nửa số huyện của tỉnh đã có dịch.

Dịch tả lợn Châu Phi lan ra 8 huyện tại Gia Lai

Dịch tả lợn Châu Phi lan ra 8 huyện tại Gia Lai

VOV.VN - Dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục lan rộng tại tỉnh Gia Lai với hàng nghìn con đã phải tiêu hủy, gần một nửa số huyện của tỉnh đã có dịch.

Lào Cai chi gần 3,8 tỷ đồng hỗ trợ phòng chống dịch tả lợn châu Phi
Lào Cai chi gần 3,8 tỷ đồng hỗ trợ phòng chống dịch tả lợn châu Phi

VOV.VN - Một số địa phương tại Lào Cai đã công bố hết dịch, song vẫn cần tăng cường quản lý đàn, không nhập con giống từ các tỉnh khác. 

Lào Cai chi gần 3,8 tỷ đồng hỗ trợ phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Lào Cai chi gần 3,8 tỷ đồng hỗ trợ phòng chống dịch tả lợn châu Phi

VOV.VN - Một số địa phương tại Lào Cai đã công bố hết dịch, song vẫn cần tăng cường quản lý đàn, không nhập con giống từ các tỉnh khác.