Quốc hội yêu cầu xử lý dứt điểm vướng mắc thanh quyết toán xét nghiệm SARS-CoV-2

VOV.VN - Quốc hội yêu cầu xử lý dứt điểm các tồn đọng, vướng mắc trong quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Chiều 24/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, với 475/480 đại biểu tán thành (96,15% tổng số đại biểu).

Sai phạm nghiêm trọng đã phát hiện và xử lý

Nghị quyết nêu rõ, đến ngày 31/12/2022, cả nước đã huy động được khoảng 230.000 tỷ đồng trực tiếp phục vụ công tác phòng, chống dịch và thực hiện các chính sách an sinh, xã hội bao gồm ngân sách nhà nước là 186.400 tỷ đồng và viện trợ, tài trợ khoảng 43.600 tỷ đồng, trong đó đã huy động trên 11.600 tỷ đồng vào Quỹ vaccine phòng Covid-19 để mua, nhập khẩu vaccine, hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng Covid-19; mua và tiếp nhận 259,3 triệu liều vaccine phòng Covid-19, trong đó viện trợ, tài trợ gần 160 triệu liều, riêng viện trợ của Chính phủ các nước gần 150 triệu liều, trị giá khoảng 24.000 tỷ đồng.

Đã miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh khoảng 451.000 tỷ đồng; giảm, hạ lãi suất cho vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khoảng 50.000 tỷ đồng; miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán qua ngân hàng khoảng 13.000 tỷ đồng; hỗ trợ trên 47.200 tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm xã hội, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, việc ban hành văn bản để cụ thể hóa một số biện pháp đặc biệt, đặc cách, đặc thù quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 có nơi, có lúc chưa kịp thời, chưa đầy đủ, chưa thống nhất dẫn đến bị động, lúng túng, thiếu đồng bộ trong tổ chức thực hiện.

Việc quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí phòng, chống dịch từ ngân sách nhà nước trong và sau giai đoạn cao điểm phòng, chống dịch còn chậm trễ, chưa giải quyết kịp thời, dứt điểm những khó khăn, vướng mắc phát sinh.

Đã có những sai phạm nghiêm trọng trong nghiên cứu, nghiệm thu, chuyển giao, cấp phép lưu hành, hiệp thương giá, tổ chức sản xuất, mua bán kit xét nghiệm Covid-19 liên quan đến Công ty cổ phần công nghệ Việt Á và trong việc tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước cách ly tại cơ sở dân sự, tự nguyện trả phí trong thời gian dịch Covid-19; nhiều cán bộ ở trung ương, địa phương và các cá nhân có liên quan bị kỷ luật và xử lý hình sự.

Ban hành luật về thiết bị y tế

Tại nghị quyết, Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện một nhiệm vụ và giải pháp, như khẩn trương nghiên cứu, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới Luật Bảo hiểm y tế, Luật Dược, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật về thiết bị y tế, Luật An toàn thực phẩm và các luật liên quan đến y tế cơ sở, y tế dự phòng và tình trạng khẩn cấp.

Xây dựng, hoàn thiện các đề án thực hiện nhiệm vụ được giao tại các văn kiện của Đảng liên quan đến lĩnh vực y tế cơ sở, y tế dự phòng. Bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng; các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành về mua sắm thuốc, thiết bị, vật tư y tế, hóa chất bảo đảm thống nhất với Luật Đấu thầu và Luật Giá.

Nhiệm vụ được giao tiếp theo là khẩn trương rà soát, tổng hợp, phân loại và ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền để xử lý dứt điểm các tồn đọng, vướng mắc trong quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Trong đó tập trung xử lý việc thanh toán, quyết toán chi phí dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 theo khối lượng thực tế phát sinh đối với dịch vụ xét nghiệm theo cơ chế đặt hàng nhưng chưa có đơn giá đặt hàng hoặc chưa có hợp đồng đặt hàng.

Việc mua sắm thuốc, hóa chất, sinh phẩm, thiết bị, vật tư y tế và hàng hóa khác với số lượng cao hơn nhu cầu thực tế để dự phòng trường hợp dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp, phát sinh; việc sử dụng số thuốc, hóa chất, sinh phẩm, thiết bị, vật tư y tế đã mua từ ngân sách nhà nước cho khám bệnh, chữa bệnh Covid-19 mà người bệnh không phải trả tiền chuyển sang khám bệnh, chữa bệnh thông thường do người bệnh hoặc quỹ bảo hiểm y tế chi trả theo quy định hiện hành; vướng mắc trong thanh toán, quyết toán đối với việc mua sắm thuốc, hóa chất, sinh phẩm, thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã thực hiện dưới các hình thức tạm ứng, vay, mượn, huy động và tiếp nhận tài trợ, viện trợ từ ngày 1/1/2020 đến 31/12/2022.

Quốc hội cũng yêu cầu tăng mức đóng bảo hiểm y tế theo lộ trình phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và khả năng chi trả của người dân; nghiên cứu mở rộng danh mục dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư y tế ở y tế cơ sở do quỹ bảo hiểm y tế chi trả tương ứng với mức tăng bảo hiểm y tế. Giải quyết triệt để những vướng mắc trong việc thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Khẩn trương xử lý dứt điểm các vụ việc trong quản lý, sử dụng nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, nhất là các các sai phạm, các vụ việc liên quan đến Công ty cổ phần công nghệ Việt Á theo chủ trương của cấp có thẩm quyền về phân loại xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm…

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

ĐBQH: Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn lực lượng tham gia bảo vệ an ninh cơ sở
ĐBQH: Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn lực lượng tham gia bảo vệ an ninh cơ sở

VOV.VN - Nhiều ý kiến cho rằng, trong tình hình rật tự an ninh rất phức tạp, tội phạm ngày càng tinh vi thì việc phối hợp lực lượng quần chúng tham gia với lực lượng chính quy bảo vệ an ninh, trật tự là điều cần thiết và cấp bách.

ĐBQH: Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn lực lượng tham gia bảo vệ an ninh cơ sở

ĐBQH: Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn lực lượng tham gia bảo vệ an ninh cơ sở

VOV.VN - Nhiều ý kiến cho rằng, trong tình hình rật tự an ninh rất phức tạp, tội phạm ngày càng tinh vi thì việc phối hợp lực lượng quần chúng tham gia với lực lượng chính quy bảo vệ an ninh, trật tự là điều cần thiết và cấp bách.

Quốc hội quyết định trao thêm nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM
Quốc hội quyết định trao thêm nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM

VOV.VN - Chiều 24/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM với 481/484 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 97,37% tổng số đại biểu).

Quốc hội quyết định trao thêm nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM

Quốc hội quyết định trao thêm nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM

VOV.VN - Chiều 24/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM với 481/484 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 97,37% tổng số đại biểu).

Quốc hội đồng ý kéo dài thời hạn visa lên 90 ngày, có giá trị nhập cảnh nhiều lần
Quốc hội đồng ý kéo dài thời hạn visa lên 90 ngày, có giá trị nhập cảnh nhiều lần

VOV.VN - Quốc hội quyết định kéo dài thời hạn thị thực (visa) từ 30 ngày lên 90 ngày, nâng thời hạn tạm trú tại cửa khẩu cho người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực từ 15 ngày lên 45 ngày.

Quốc hội đồng ý kéo dài thời hạn visa lên 90 ngày, có giá trị nhập cảnh nhiều lần

Quốc hội đồng ý kéo dài thời hạn visa lên 90 ngày, có giá trị nhập cảnh nhiều lần

VOV.VN - Quốc hội quyết định kéo dài thời hạn thị thực (visa) từ 30 ngày lên 90 ngày, nâng thời hạn tạm trú tại cửa khẩu cho người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực từ 15 ngày lên 45 ngày.

Trực tiếp: Bế mạc Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV
Trực tiếp: Bế mạc Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV

VOV.VN - Sau hơn 22 ngày làm việc, hôm nay 24/6, Quốc hội khoá XV bước vào ngày làm việc cuối cùng và bế mạc Kỳ họp thứ 5.

Trực tiếp: Bế mạc Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV

Trực tiếp: Bế mạc Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV

VOV.VN - Sau hơn 22 ngày làm việc, hôm nay 24/6, Quốc hội khoá XV bước vào ngày làm việc cuối cùng và bế mạc Kỳ họp thứ 5.

Chủ đầu tư chỉ được nhận tiền cọc khi dự án BĐS có đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Chủ đầu tư chỉ được nhận tiền cọc khi dự án BĐS có đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

VOV.VN - Nhà ở, công trình xây dựng là tài sản có giá trị lớn, khi trở thành đối tượng của giao dịch kinh doanh BĐS phải có đủ điều kiện để đưa vào giao dịch huy động vốn.

Chủ đầu tư chỉ được nhận tiền cọc khi dự án BĐS có đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Chủ đầu tư chỉ được nhận tiền cọc khi dự án BĐS có đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

VOV.VN - Nhà ở, công trình xây dựng là tài sản có giá trị lớn, khi trở thành đối tượng của giao dịch kinh doanh BĐS phải có đủ điều kiện để đưa vào giao dịch huy động vốn.

ĐBQH: Thị trường thứ cấp gây nhiễu loạn BĐS hình thành trong tương lai
ĐBQH: Thị trường thứ cấp gây nhiễu loạn BĐS hình thành trong tương lai

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội đề xuất cơ quan soạn thảo dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) cần nghiên cứu quy định giới hạn giao dịch BĐS hình thành trong tương lai, nhằm góp phần điều tiết và bình ổn thị trường BĐS.

ĐBQH: Thị trường thứ cấp gây nhiễu loạn BĐS hình thành trong tương lai

ĐBQH: Thị trường thứ cấp gây nhiễu loạn BĐS hình thành trong tương lai

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội đề xuất cơ quan soạn thảo dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) cần nghiên cứu quy định giới hạn giao dịch BĐS hình thành trong tương lai, nhằm góp phần điều tiết và bình ổn thị trường BĐS.