Quỹ Phát triển KHCN Quốc gia sẽ thay đổi cơ chế để hoạt động hiệu quả hơn?

VOV.VN - Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện, trình Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), thay đổi cơ chế quỹ Phát triển KHCN Quốc gia... trong thời gian tới.

Tại buổi họp báo thường kỳ quý II/2024 diễn ra chiều 4/7, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) Nguyễn Hoàng Giang cho biết, trong quý III/2024, Bộ KHCN tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và các cơ quan của Quốc hội hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm tiến độ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV; Hoàn thiện, trình Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi); Báo cáo Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng Luật KH&CN (sửa đổi) tại Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7/2024.

Việt Nam sẽ xây lò phản ứng hạt nhân mới phục vụ nghiên cứu, ứng dụng

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang, chủ trương Việt Nam phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình gắn với phát triển kinh tế xã hội. Những kết quả ứng dụng trong ngành y học, nông nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản cho thấy nhu cầu thực tế cần năng lượng nguyên tử.

“Đi đôi với xu hướng thế giới, nhiều quốc gia tái khởi động tập trung nguồn lực năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Do đó dự án cũng cần có thời gian chuẩn bị lâu dài, hướng mục tiêu đưa năng lượng nguyên tử ứng dụng vào phát triển kinh tế xã hội”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang cho hay.

Dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân được thực hiện theo Hiệp định Liên Chính phủ ký năm 2011. Dự án đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2018. Đây là lần đầu tiên Việt Nam triển khai một dự án về xây dựng lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu công suất lớn.

Để hỗ trợ công tác thẩm tra, thẩm định cho Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo phân tích an toàn và hồ sơ thiết kế, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đề nghị Tập đoàn nhà nước về năng lượng hạt nhân Rosatom tạo điều kiện để một số cán bộ Việt Nam được tham gia thực hiện thiết kế cơ sở của lò phản ứng và các tính toán, phân tích an toàn đi kèm. Rosatom cũng sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo cán bộ vận hành lò phản ứng nghiên cứu.

TS Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho biết, cuối tháng 6 Tổng giám đốc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang Nga (Rosatom) Alexey Likhachev và Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đã trao đổi bản ghi nhớ về kế hoạch triển khai Dự án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu khoa học và công nghệ hạt nhân (CNST) tại Việt Nam. Sau đó hai bên đã thống nhất cách thức hợp tác và triển khai để xây dựng và vận hành khai thác hiệu quả dự án này.

Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân dự kiến đặt tại TP Long Khánh, Đồng Nai. Trung tâm này sẽ có lò phản ứng hạt nhân dạng bể, công suất 10 MW, sử dụng nhiên liệu độ giàu thấp do Nga chế tạo.

Thay đổi cơ chế để Quỹ Phát triển KHCN Quốc gia hoạt động hiệu quả hơn

Liên quan đến việc Bộ KH&CN có đưa ra 2 phương án báo cáo trình Chính phủ về Quỹ Phát triển KHCN Quốc gia, ông Phạm Đình Nguyên, Giám đốc Quỹ Phát triển KHCN Quốc gia cho biết, bản chất của khoa học là đi tìm kiếm, khám phá cái mới nên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và không đạt, không đúng với dự kiến ban đầu.

Để các nhà khoa học yên tâm nghiên cứu thì cũng cần phải có cơ chế hỗ trợ họ, trong 10 năm đầu khi đi vào hoạt động (2008) quỹ có cơ chế đặc biệt để tài trợ, hỗ trợ theo thông lệ quốc tế giảm thời gian cho các nhà khoa học.

Về mặt khoa học cũng được đánh giá xét chọn rất nghiêm cẩn, kể từ năm 2017 một số quy định mới ra đời, dẫn đến cơ chế của quỹ không được thuận lợi như giai đoạn trước (tăng thủ tục hành chính, tăng thời gian đánh giá xét chọn…) do đó không còn thuận lợi đối với các nhà khoa học.

“Để giải quyết vấn đề, Bộ KH&CN đã có nhiều giải pháp trong đó có việc đề xuất điều chỉnh Luật KH&CN với 2 hướng là đơn vị sự nghiệp nhưng được một số cơ chế đặc thù về tài chính hoặc quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách nhưng vẫn cấp bổ sung vốn hàng năm”, ông Nguyên cho biết.

“Về bản chất việc tài trợ, nghiên cứu khoa học nâng cao năng lực quốc gia vẫn được Nhà nước hỗ trợ bổ sung hàng năm và được giải quyết các vấn đề chậm trễ vẫn đảm bảo thời gian xử lý các thủ tục hành chính thuận lợi cho các nhà khoa học”, ông Phạm Đình Nguyên cho hay.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát hiện kịp thời hơn 2 triệu nguy cơ tấn công mạng vào hệ thống trọng yếu
Phát hiện kịp thời hơn 2 triệu nguy cơ tấn công mạng vào hệ thống trọng yếu

VOV.VN - Giai đoạn 2019 - 2024 phát hiện hơn 2 triệu nguy cơ tấn công mạng. Trong đó, hơn 1 triệu nguy cơ tấn công khai thác lỗ hổng bảo mật, hơn 200.000 nguy cơ tấn công mã độc, hơn 500.000 nguy cơ tấn công đăng nhập, xác thực...

Phát hiện kịp thời hơn 2 triệu nguy cơ tấn công mạng vào hệ thống trọng yếu

Phát hiện kịp thời hơn 2 triệu nguy cơ tấn công mạng vào hệ thống trọng yếu

VOV.VN - Giai đoạn 2019 - 2024 phát hiện hơn 2 triệu nguy cơ tấn công mạng. Trong đó, hơn 1 triệu nguy cơ tấn công khai thác lỗ hổng bảo mật, hơn 200.000 nguy cơ tấn công mã độc, hơn 500.000 nguy cơ tấn công đăng nhập, xác thực...

Bộ KH&CN đặt ưu tiên tài trợ các đề tài nghiên cứu chip bán dẫn
Bộ KH&CN đặt ưu tiên tài trợ các đề tài nghiên cứu chip bán dẫn

VOV.VN - Bộ KH&CN thúc đẩy phát triển nghiên cứu khoa học, công nghệ lĩnh vực chip bán dẫn trước mắt là ưu tiên tài trợ các đề tài nghiên cứu về chip bán dẫn.

Bộ KH&CN đặt ưu tiên tài trợ các đề tài nghiên cứu chip bán dẫn

Bộ KH&CN đặt ưu tiên tài trợ các đề tài nghiên cứu chip bán dẫn

VOV.VN - Bộ KH&CN thúc đẩy phát triển nghiên cứu khoa học, công nghệ lĩnh vực chip bán dẫn trước mắt là ưu tiên tài trợ các đề tài nghiên cứu về chip bán dẫn.

Bộ KH&CN nói gì về “bẫy” đào tạo nhân lực trong công nghiệp vi mạch bán dẫn?
Bộ KH&CN nói gì về “bẫy” đào tạo nhân lực trong công nghiệp vi mạch bán dẫn?

VOV.VN - Ước tính đến năm 2030, Việt Nam cần khoảng 15.000 kỹ sư thiết kế, 35.000 kỹ sư làm việc trong các nhà máy sản xuất chip bán dẫn; đồng thời sẽ tạo ra 154.000 việc làm gián tiếp, đóng góp 360.000 tỷ đồng vào GDP.

Bộ KH&CN nói gì về “bẫy” đào tạo nhân lực trong công nghiệp vi mạch bán dẫn?

Bộ KH&CN nói gì về “bẫy” đào tạo nhân lực trong công nghiệp vi mạch bán dẫn?

VOV.VN - Ước tính đến năm 2030, Việt Nam cần khoảng 15.000 kỹ sư thiết kế, 35.000 kỹ sư làm việc trong các nhà máy sản xuất chip bán dẫn; đồng thời sẽ tạo ra 154.000 việc làm gián tiếp, đóng góp 360.000 tỷ đồng vào GDP.