Rất khó đền bù thỏa đáng cho lao động “chui” bị chết

VOV.VN -Khi xảy ra tai nạn chết người, không ai có thể đánh giá, kiểm tra chủ tư nhân đó có đền bù có xứng đáng cho người dân bị chết không.

Tránh “tai nạn trên trời” rơi xuống

Ngày 25/5, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII, đóng góp cho dự án Luật An toàn vệ sinh lao động, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, đoàn Hà Nội cho biết: Từ kỳ họp thứ 8 đến nay, trong khi Quốc hội xem xét dự thảo Luật An toàn vệ sinh lao động, tại Hà Nội và một số địa phương khác đã xảy ra một số sự cố tai nạn nghiêm trọng, không chỉ đối với người lao động mà còn đối với những người khác, đi qua đường hoặc di chuyển trong khu vực thi công các công trình xây dựng.

Vụ tai nạn xảy ra tại công trường dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội ngày 12/5 khiến 2 người bị thương

Gần đây có trường hợp chỉ trong 2 ngày xảy ra 3 sự cố gây nguy hiểm, thậm chí làm chết người đi đường, không liên quan gì đến người lao động hay người sử dụng lao động, gây hoang mang, bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành đều quy định cá nhân có quyền bất khả xâm phạm đối với sức khỏe, tính mạng của mình. Chỉ vì sơ xuất, bất cẩn trong tổ chức sản xuất lao động khiến cho sức khỏe, tính mạng của công dân bị suy giảm, bị tước đoạt, gây nên nỗi đau khổ cho nhiều gia đình, thiệt hại, gánh nặng cho xã hội.

Vì vậy, pháp luật về an toàn vệ sinh lao động phải quan tâm, không chỉ đảm bảo an toàn lao động, cho người lao động, người sử dụng lao động mà còn phải bảo đảm an toàn cho những người khác có liên quan.

“Nghiên cứu lại dự thảo Luật An toàn vệ sinh lao động tôi nhận thấy, dự thảo luật mới chỉ tập trung quy định bảo đảm về an toàn lao động của người sử dụng lao động, người lao động mà chưa quy định bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho những người khác có liên quan khi lao động, hay tổ chức thi công các công trình xây dựng.

Nhằm góp phần ngăn chặn tình trạng thương vong do mất an toàn vệ sinh lao động như trên và để hoàn thiện dự thảo luật trong thời gian tới, tôi đề nghị cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra luật cho rà soát lại các điều khoản để bổ sung các quy định bảo đảm vệ sinh lao động cho những người khác có liên quan” – bà Quốc Khánh nói.

“Lao động chui” bị chết, rất khó đền bù thỏa đáng

Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) tán thành mới việc mở rộng đối tượng đóng bảo hiểm ra khu vực không có quan hệ lao động. Điều này thể hiện bản chất chế độ, tinh thần của Hiến pháp năm 2013, cũng như trách nhiệm của xã hội ta với tất cả công dân. Theo bà An, dù mở rộng nhưng cũng rất khó thực hiện, ví dụ với các chủ tư nhân cho người đi khai thác vàng, khai khoáng chui ở miền Trung. Đến lúc có xảy ra tai nạn, có người chết thì cơ quan chức năng mới biết.

“Nhưng không ai có thể đánh giá, kiểm tra chủ tư nhân đó có đền bù có xứng đáng cho người dân bị chết không. Cho nên tôi nghĩ có lẽ nên nghiên cứu cụ thể tùy từng điều kiện để ta quyết định thế nào cho khả thi. Tôi nghĩ rằng 100 - 200 triệu đồng cũng chỉ an ủi những người sống, chứ không có gì có thể thay thế được tính mạng” – đại biểu bày tỏ.

Đại biểu Nguyễn Minh Phương (TP Cần Thơ) cũng tán thành về việc mở rộng đối tượng áp dụng đối với khu vực không có quan hệ lao động. Vì hiện nay có hơn 36 triệu lao động không có hợp đồng lao động, chiếm hơn 65% người lao động trong cả nước. Đối tượng này là người trực tiếp tham gia sản xuất, tạo ra của cải vật chất, hàng hóa và giá trị hàng hóa nên việc mở rộng đối tượng không có quan hệ lao động là phù hợp.

Đi cấp cứu ngay làm sao có biên bản?

Đối với hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, đại biểu Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên) cho rằng, dự thảo Luật quy định về trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có: Thứ nhất, biên bản tai nạn giao thông. Thứ hai là biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông. Nghiệp vụ này thường chỉ có ở cảnh sát giao thông cấp huyện, thị, thành phố.

Thực tế, có nhiều vụ tai nạn giao thông người ta tự ngã, do va vào chướng ngại vật, hoặc súc vật, đôi khi đi cấp cứu ngay nên không có những biên bản này. Vì vậy, khi làm hồ sơ tai nạn giao thông, liên quan đến tai nạn giao thông để hưởng bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp thì hết sức khó khăn.

“Tôi đề nghị nên nghiên cứu kỹ, giảm bớt một vài biên bản cho phù hợp với từng tình huống áp dụng, hoặc có những quy định riêng từng trường hợp tai nạn để có hồ sơ phù hợp hơn. Đồng thời, nên có quy định cụ thể buộc cơ quan điều tra phải cung cấp hồ sơ tai nạn giao thông nếu không có dấu hiệu hình sự để thuận lợi khi làm hồ sơ cho người lao động. Đối với người lao động không theo hợp đồng lao động, tôi thấy quy định chưa được chặt chẽ” - bà Kim Chi đề nghị./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bảo hiểm xã hội: Người lao động phải làm gì để bảo vệ quyền lợi?
Bảo hiểm xã hội: Người lao động phải làm gì để bảo vệ quyền lợi?

VOV.VN -Nhiều người lao động vẫn chưa chủ động đấu tranh đòi quyền lợi của mình khi tham gia BHXH.

Bảo hiểm xã hội: Người lao động phải làm gì để bảo vệ quyền lợi?

Bảo hiểm xã hội: Người lao động phải làm gì để bảo vệ quyền lợi?

VOV.VN -Nhiều người lao động vẫn chưa chủ động đấu tranh đòi quyền lợi của mình khi tham gia BHXH.

Xuất khẩu lao động: Đi làm thuê, về làm chủ
Xuất khẩu lao động: Đi làm thuê, về làm chủ

VOV.VN -Đồng Tháp tái khởi động lại chương trình đưa người lao động đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng với phương châm “đi làm thuê, về làm chủ”.

Xuất khẩu lao động: Đi làm thuê, về làm chủ

Xuất khẩu lao động: Đi làm thuê, về làm chủ

VOV.VN -Đồng Tháp tái khởi động lại chương trình đưa người lao động đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng với phương châm “đi làm thuê, về làm chủ”.

46 lao động Việt Nam bị lừa tại Thái Lan về đến Việt Nam
46 lao động Việt Nam bị lừa tại Thái Lan về đến Việt Nam

VOV.VN - Phía chính quyền tỉnh Pathumthani đã tiến hành các thủ tục không truy tố 46 nạn nhân Việt Nam các tội danh lao động bất hợp pháp và cư trú trái phép.

46 lao động Việt Nam bị lừa tại Thái Lan về đến Việt Nam

46 lao động Việt Nam bị lừa tại Thái Lan về đến Việt Nam

VOV.VN - Phía chính quyền tỉnh Pathumthani đã tiến hành các thủ tục không truy tố 46 nạn nhân Việt Nam các tội danh lao động bất hợp pháp và cư trú trái phép.

Báo động công tác đảm bảo an toàn lao động
Báo động công tác đảm bảo an toàn lao động

VOV.VN - Nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã xảy ra do sự chủ quan trong thi công, không đảm bảo công tác an toàn lao động.

Báo động công tác đảm bảo an toàn lao động

Báo động công tác đảm bảo an toàn lao động

VOV.VN - Nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã xảy ra do sự chủ quan trong thi công, không đảm bảo công tác an toàn lao động.

Điều 60 Luật BHXH: Sửa luật và cần xin lỗi người lao động
Điều 60 Luật BHXH: Sửa luật và cần xin lỗi người lao động

VOV.VN -Đại biểu Võ Thị Dung: Quốc hội cần có một lời xin lỗi với người lao động, để mình cầu thị, thật tâm trong việc sửa đổi này”

Điều 60 Luật BHXH: Sửa luật và cần xin lỗi người lao động

Điều 60 Luật BHXH: Sửa luật và cần xin lỗi người lao động

VOV.VN -Đại biểu Võ Thị Dung: Quốc hội cần có một lời xin lỗi với người lao động, để mình cầu thị, thật tâm trong việc sửa đổi này”

Người lao động không có hợp đồng sẽ được bảo hộ như thế nào?
Người lao động không có hợp đồng sẽ được bảo hộ như thế nào?

VOV.VN -Việc đưa đối tượng người lao động không thuộc khu vực có quan hệ lao động vào Luật để bảo đảm công bằng cho người lao động.

Người lao động không có hợp đồng sẽ được bảo hộ như thế nào?

Người lao động không có hợp đồng sẽ được bảo hộ như thế nào?

VOV.VN -Việc đưa đối tượng người lao động không thuộc khu vực có quan hệ lao động vào Luật để bảo đảm công bằng cho người lao động.