Rủi ro khi mua hàng xách tay trên mạng

VOV.VN - Nhiều sản phẩm làm đẹp, thực phẩm chức năng, bỉm, sữa… đang được bán trên mạng dưới dạng hàng “xách tay”, kể cả những nhãn hàng có đại lý phân phối chính hãng tại Việt Nam. 

Khi chị Minh Hà đang phân vân chọn sữa để đi thăm người thân bị ốm, một đồng nghiệp của chị tư vấn không nên vào các siêu thị mà cứ vào các trang Facebook bán hàng online hay Shopee để mua hàng xách tay, vì giá rẻ hơn nhiều so với giá bán chính hãng.

Nghe lời khuyên của đồng nghiệp, khi chị Hoa tìm kiếm trên sàn thương mại điện tử Shopee, hàng loạt shop (cửa hàng) rao bán sữa Ensure xách tay, sữa bột loại 850 gr chỉ khoảng 650.000 đồng/hộp, rẻ hơn khá nhiều so với giá bán chính thức của các đơn vị phân phối (khoảng 760.000 - 800.000 đồng/hộp).

Không chỉ mặt hàng sữa, hàng xách tay nhiều nhất hiện nay là các loại mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da, làm đẹp.

Chị Hạnh Lê cho biết, chị thường mua hàng “xách tay” vì có những sản phẩm chưa có nhà phân phối chính hãng tại Việt Nam. Nếu là nhãn hàng đã có đại lý chính thức, giá của hàng xách tay cũng vẫn rẻ hơn nhiều. 

Chị Lê chia sẻ, mới đây, chị mua lọ kem dưỡng da 75ml của hãng Estee Lauder từ một trang Facebook chuyên bán hàng “xách tay” với giá 1.400.000. Trong khi đó, sản phẩm này của nhà phân phối chính hãng tại Việt Nam có giá tới 3.900.000. 

Có thể thấy rõ sự chênh lệch về giá cả giữa hàng xách tay và hàng chính hãng được bán ở Việt Nam. Sự chênh lệch này có thể từ vài chục, vài trăm nghìn có tới vài triệu đồng tùy loại sản phẩm. Các nhà phân phối chính hãng cũng đang chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các shop online “xách tay” nói trên.

Tuy nhiên, mua hàng xách tay có rủi ro rất cao vì không có nguồn gốc xuất xứ, không có hậu mãi, bảo hành, không tư vấn hướng dẫn sử dụng và không chịu trách nhiệm khi xảy ra sự cố liên quan đến sức khỏe. 

Theo cơ quan quản lý thị trường, bán hàng xách tay được coi là một hình thức kinh doanh hợp pháp khi hàng hóa kinh doanh có đầy đủ những điều kiện mà pháp luật quy định. Song, trong trường hợp không đủ điều kiện, hình thức kinh doanh này sẽ vi phạm pháp luật và có thể được coi là hàng nhập lậu.

Việc bán hàng xách tay được coi là đúng luật nếu hàng hóa đó đáp ứng các điều kiện như sau: đã được thông qua hải quan theo thủ tục đối với hành lí của người xuất, nhập cảnh, được quy định tại điều 59 Nghị định 08/2015/NĐ-CP; đảm bảo đúng số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; hàng hóa không trong danh mục những mặt hàng cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật; hàng hóa có hóa đơn, chứng từ kèm theo và đúng quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn. Trường hợp bán hàng xách tay không có hóa đơn, chứng từ kèm theo quy định, không làm thủ tục hải quan... thuộc trường hợp được xác định là hàng hóa nhập lậu.

Tuy nhiên, việc kiểm tra hoạt động kinh doanh hàng xách tay còn gặp nhiều khó khăn. Với xu hướng bán hàng online, sản phẩm thường được người bán để trong nhà, lực lượng quản lý thị trường muốn kiểm tra những trường hợp này phải có quyết định khám nơi ở được chủ tịch quận ký nhưng có được quyết định này không dễ.

Ngoài ra, nhiều người kinh doanh hàng xách tay thường thuê điểm kinh doanh nên đến khi ra quyết định xử phạt hành chính thì các cá nhân, tổ chức vi phạm dễ dàng bỏ trốn.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu – Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM cho rằng,  xử phạt là một chuyện nhưng các biện pháp phòng ngừa mới là quan trọng. Các cơ quan chức năng cần tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ; kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm.

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, xử phạt hành chính chỉ là một kênh để hạn chế buôn lậu, buôn bán hàng hóa trái pháp luật nhằm ngăn chặn vi phạm về thuế, từ đó ngăn thất thoát nguồn thu thuế từ hoạt động thương mại. Để xử lý được tận gốc tình trạng này, cần đồng bộ chính sách từ thương mại, thị trường đến thuế, hải quan...

Với mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng, ngoài sự cố gắng nố lực của Chính phủ, các cơ quan chức năng thì rất cần sự chung tay phối hợp của người bán hàng, các doanh nghiệp và của chính mỗi người tiêu dùng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cảnh báo lừa đảo mua hàng qua mạng dịp cuối năm
Cảnh báo lừa đảo mua hàng qua mạng dịp cuối năm

VOV.VN - Các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm.

Cảnh báo lừa đảo mua hàng qua mạng dịp cuối năm

Cảnh báo lừa đảo mua hàng qua mạng dịp cuối năm

VOV.VN - Các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm.

Kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo qua mạng với số tiền hàng trăm triệu đồng
Kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo qua mạng với số tiền hàng trăm triệu đồng

VOV.VN - Công an thành phố Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng) cùng cán bộ, nhân viên một chi nhánh Ngân hàng tại thành phố Cao Bằng vừa ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo qua mạng xã hội với số tiền hàng trăm triệu đồng.

Kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo qua mạng với số tiền hàng trăm triệu đồng

Kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo qua mạng với số tiền hàng trăm triệu đồng

VOV.VN - Công an thành phố Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng) cùng cán bộ, nhân viên một chi nhánh Ngân hàng tại thành phố Cao Bằng vừa ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo qua mạng xã hội với số tiền hàng trăm triệu đồng.

Giả danh nhân viên tài chính, ngân hàng để lừa đảo qua mạng hơn 10 tỷ đồng
Giả danh nhân viên tài chính, ngân hàng để lừa đảo qua mạng hơn 10 tỷ đồng

VOV.VN - Bằng thủ đoạn giả danh nhân viên công ty tài chính, ngân hàng duyệt hồ sơ cho vay tiền online qua mạng xã hội, các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt của khoảng 500 bị hại trên cả nước với tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng.

Giả danh nhân viên tài chính, ngân hàng để lừa đảo qua mạng hơn 10 tỷ đồng

Giả danh nhân viên tài chính, ngân hàng để lừa đảo qua mạng hơn 10 tỷ đồng

VOV.VN - Bằng thủ đoạn giả danh nhân viên công ty tài chính, ngân hàng duyệt hồ sơ cho vay tiền online qua mạng xã hội, các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt của khoảng 500 bị hại trên cả nước với tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng.

Giả danh nhân viên ngân hàng cho vay tiền qua mạng, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng
Giả danh nhân viên ngân hàng cho vay tiền qua mạng, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

VOV.VN - CAQ Hoàn Kiếm, Hà Nội vừa triệt phá ổ nhóm lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn giả danh ngân hàng TMCP Techcombank.

Giả danh nhân viên ngân hàng cho vay tiền qua mạng, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Giả danh nhân viên ngân hàng cho vay tiền qua mạng, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

VOV.VN - CAQ Hoàn Kiếm, Hà Nội vừa triệt phá ổ nhóm lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn giả danh ngân hàng TMCP Techcombank.

Bị lừa hơn 600 triệu đồng khi làm cộng tác viên bán hàng qua mạng
Bị lừa hơn 600 triệu đồng khi làm cộng tác viên bán hàng qua mạng

VOV.VN - Nhận làm cộng tác viên bán hàng qua facebook, một phụ nữ ở Cao Bằng đã bị lừa mất hơn 600 triệu đồng.

Bị lừa hơn 600 triệu đồng khi làm cộng tác viên bán hàng qua mạng

Bị lừa hơn 600 triệu đồng khi làm cộng tác viên bán hàng qua mạng

VOV.VN - Nhận làm cộng tác viên bán hàng qua facebook, một phụ nữ ở Cao Bằng đã bị lừa mất hơn 600 triệu đồng.

Khởi tố vụ án đánh bạc qua mạng hàng trăm tỷ đồng ở Sơn La
Khởi tố vụ án đánh bạc qua mạng hàng trăm tỷ đồng ở Sơn La

VOV.VN - Đánh bạc trên không gian mạng, 7 đối tượng ở địa bàn thành phố Sơn La và huyện Mai Sơn (Sơn La) đã bị bắt giữ. Đây là đường dây đánh bạc lên đến hàng trăm tỉ đồng.      

Khởi tố vụ án đánh bạc qua mạng hàng trăm tỷ đồng ở Sơn La

Khởi tố vụ án đánh bạc qua mạng hàng trăm tỷ đồng ở Sơn La

VOV.VN - Đánh bạc trên không gian mạng, 7 đối tượng ở địa bàn thành phố Sơn La và huyện Mai Sơn (Sơn La) đã bị bắt giữ. Đây là đường dây đánh bạc lên đến hàng trăm tỉ đồng.