Sắp ban hành định mức chi phí tái chế các loại sản phẩm, bao bì

VOV.VN - Năm 2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với các đơn vị liên quan sẽ trình Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế các loại sản phẩm, bao bì.

Trình Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế, bao bì trong năm 2023

Tại Hội thảo tham vấn đề xuất định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì (Fs) được tổ chức mới đây, ông Phan Tuấn Hùng - Vụ Pháp chế cho biết, theo kế hoạch, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm 2023 để kịp thời triển khai từ ngày 1/1/2024.

Theo ông Phan Tuấn Hùng, Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định, nhà sản xuất, nhập khẩu một số loại sản phẩm, bao bì phải có trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì đó theo tỷ lệ tái chế bắt buộc và quy cách tái chế theo lộ trình. Trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì sẽ được nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm gồm pin ắc quy, săm lốp, dầu nhớt và bao bì (bao bì thương phẩm của thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, chất tẩy rửa, xi măng thương phẩm) thực hiện từ ngày 1/1/2024; nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm điện, điện tử sẽ thực hiện trách nhiệm tái chế từ ngày 1/1/2025; các nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm phương tiện giao thông sẽ thực hiện trách nhiệm tái chế từ ngày 1/1/2027.

Nhà sản xuất, nhập khẩu được lựa chọn một trong hai hình thức tái chế, đó là tự tổ chức tái chế hoặc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì. Trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu chọn đóng góp tài chính để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì thì số tiền đóng góp theo từng loại sản phẩm, bao bì theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020.

"Qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các quốc gia sẽ có Fs khác nhau do chi phí lao động, công nghệ, thu gom… khác nhau. Fs cần phải được tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý bao gồm phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải. Tuy nhiên, việc đề xuất Fs cho các loại sản phẩm, bao bì phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và cần có sự đồng thuận bởi các bên có liên quan", ông Phan Tuấn Hùng cho hay.

Định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì nên được các tổ chức tư vấn độc lập đề xuất

Đại diện nhóm chuyên gia tư vấn, PGS.TS. Nguyễn Đức Quảng, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST), Đại học Bách khoa Hà Nội đề xuất Fs gồm 2 loại định mức là định mức chi phí tái chế cơ bản và định mức chi phí tái chế nâng cao. Định mức chi phí tái chế cơ bản là chi phí áp dụng chung cho tất cả sản phẩm, bao bì. Định mức tái chế nâng cao là chi phí áp dụng riêng cho các sản phẩm, bao bì khó tái chế hơn (xác định theo hệ số).

“Fs thấp thì sẽ không tạo động lực để nhà sản xuất thay đổi thiết kế sản phẩm, bao bì theo hướng thân thiện môi trường, thiết kế vì tái chế”, PGS.TS. Nguyễn Đức Quảng lưu ý.

Chia sẻ kinh nghiệm của Hàn Quốc trong xác định Fs, TS. Ko Jae Young, nguyên Thứ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc cho biết, việc đề xuất Fs nên được thực hiện bởi các tổ chức tư vấn độc lập trên cơ sở khảo sát chi phí tái chế thực tế tại Việt Nam. Đồng thời đề xuất khi xác định Fs cần có sự phân biệt giữa sản phẩm, bao bì dễ tái chế với sản phẩm, bao bì khó tái chế.

Tại hội thảo, đại diện một số tổ chức tái chế gồm: Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam, Công ty TNHH Tái chế cao su Long Long, Chi hội Nhựa Tái sinh thuộc Hiệp hội Nhựa Việt Nam... đã tham gia đề xuất phương pháp xác định Fs cho các loại sản phẩm, bao bì cụ thể như: Sản phẩm nhựa; sản phẩm điện, điện tử; sản phẩm săm lốp và kim loại./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thêm chế tài, Hà Nội vẫn chưa đạt mục tiêu không đốt rơm rạ
Thêm chế tài, Hà Nội vẫn chưa đạt mục tiêu không đốt rơm rạ

VOV.VN - Nghị định 45/2022 của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, được áp dụng từ ngày 25/8/2022 đã quy định cụ thể và bổ sung thêm Hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính bị phạt từ 2,5-3 triệu đồng.

Thêm chế tài, Hà Nội vẫn chưa đạt mục tiêu không đốt rơm rạ

Thêm chế tài, Hà Nội vẫn chưa đạt mục tiêu không đốt rơm rạ

VOV.VN - Nghị định 45/2022 của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, được áp dụng từ ngày 25/8/2022 đã quy định cụ thể và bổ sung thêm Hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính bị phạt từ 2,5-3 triệu đồng.

Quản lý, sử dụng minh bạch tài chính hỗ trợ hoạt động tái chế, xử lý chất thải
Quản lý, sử dụng minh bạch tài chính hỗ trợ hoạt động tái chế, xử lý chất thải

VOV.VN - Nguồn tài chính do các doanh nghiệp đóng góp sẽ tuân thủ nguyên tắc quản lý, sử dụng minh bạch, hiệu quả và đúng mục đích; tuyệt đối không sử dụng cho mục đích khác ngoài tái chế, xử lý chất thải.

Quản lý, sử dụng minh bạch tài chính hỗ trợ hoạt động tái chế, xử lý chất thải

Quản lý, sử dụng minh bạch tài chính hỗ trợ hoạt động tái chế, xử lý chất thải

VOV.VN - Nguồn tài chính do các doanh nghiệp đóng góp sẽ tuân thủ nguyên tắc quản lý, sử dụng minh bạch, hiệu quả và đúng mục đích; tuyệt đối không sử dụng cho mục đích khác ngoài tái chế, xử lý chất thải.