Sạt lở bờ sông nghiêm trọng ở Thừa Thiên Huế, dân thấp thỏm lo âu

VOV.VN - Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, mưa lớn những ngày qua làm nhiều khu vực dọc sông Hương, sông Bạch Yến (đoạn qua địa bàn thành phố Huế), sông Bồ qua các huyện Quảng Điền và thị xã Hương Trà sạt lở nghiêm trọng. Hàng trăm hộ dân ven sông lo sợ khi nhiều đoạn bờ sông bị sạt lở từng ngày, ăn sát nhà dân...

Gia đình ông Nguyễn Cửu Tổng, 81 tuổi ở tổ dân phố Long Hồ Hạ 2, phường Hương Hồ, thành phố Huế. Gần cả đời sinh sống trên mảnh đất cha ông để lại, đến nay ông mới thấy cảnh tượng sạt lở đất diễn ra nghiêm trọng như thế này.

Đợt mưa lớn vừa rồi, bờ sông chỉ sạt lở vài mét, sau đó kéo dài gần 50m, có chỗ ăn vào sâu vào bờ 20m. Sạt lở ăn sâu vào vườn nhà ông làm nhiều cây ăn quả trôi theo dòng nước lũ. Gia đình ông Nguyễn Cửu Tổng và người dân trong xóm đã dùng cọc tre, đất đá gia cố tạm, chống sạt lở.

“Sạt lở như thế này giờ cả xóm lo lắng lắm. Không biết cái nhà của mình sụp xuống khi nào nữa. Đêm đến, cả nhà ngủ không yên”- Ông Tổng lo âu.

 

 

Những trận bão lụt, mưa lớn xảy ra liên tiếp, bờ sông Hương sạt lở nghiêm trọng hơn. Mỗi đợt mưa lũ, bà con cứ thấp thỏm, bởi bờ sông đã lấn sát vào nhà. 

“Mặt đất với mực nước quá cao gây xói lở hỏng bên trong lòng đất cho nên hàng năm thường xuyên xảy ra sạt lở. Dân chúng tôi mong muốn chính quyền địa phương và cấp trên đầu tư xây dựng kè đển đảm bảo đời sống của người dân ở đây yên ổn”- Ông Nguyễn Văn Ất, ở dọc bờ sông phường Hương Hồ mong mỏi.

Sau đợt mưa lũ vừa qua đã xuất hiện 8 điểm sạt lở nghiêm trọng trên địa bàn phường Hương Hồ, thành phố Huế. Khu vực sạt lở trải dài từ tổ dân phố Long Hồ Thượng 2 đến tổ dân phố Long Hồ Hạ 2. Nhiều con đường trong xóm chạy dọc sông bị sụt lún, đất trượt lở ra phía dòng chảy của sông Hương, sông Bạch Yến. Ông Trần Đình Long, Phó Chủ tịch UBND phường Hương Hồ cho biết, hiện tại UBND phường đã cử lực lượng đến các điểm sạt lở dựng biển, căng dây cảnh báo nguy hiểm. Phường kiến nghị thành phố Huế sớm có giải pháp làm bờ kè ở vùng sạt lở:

“Chính quyền địa phương cử lực lượng về trực tiếp nắm tình hình tại các hộ gia đình. Chúng tôi ghi nhận hiện trạng, cảnh báo với các hộ dân. Nếu có mưa lớn ảnh hưởng trực tiếp đến nhà cửa thì kịp thời báo cáo với chính quyền. Lực lượng xung kích cùng với chính quyền địa phương kịp thời di dời các hộ bị ảnh hưởng đến nơi an toàn”- Ông Trần Đình Long nói.

 

 

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có hơn 40 điểm sạt lở ven sông với tổng chiều dài gần 21 km. Sau mưa lũ, tỉnh này chỉ đạo các địa phương rà soát các điểm sạt lở để xử lý nhanh các điểm nguy cơ cao ảnh hưởng đến khu dân cư, cơ sở hạ tầng; Đồng thời, tổ chức cắm tiêu vè, biển cảnh báo, hạn chế người dân đi lại khu vực nguy hiểm. 

Ông Đặng Văn Hòa, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị lập các dự án khắc phục tình trạng trên. Tuy nhiên, hiện nay phải căn cứ vào nguồn lực, nguồn vốn bố trí hàng năm để xử lý bước đầu các điểm khẩn cấp bảo vệ người dân và cơ sở hạ tầng. Trong thời gian đến, tỉnh tiếp tục xử lý các điểm ảnh  hưởng đến người dân cũng như cơ sở hạ tầng”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

4.500 hộ dân bị ảnh hưởng bởi sạt lở bờ sông
4.500 hộ dân bị ảnh hưởng bởi sạt lở bờ sông

VOV.VN - Tình trạng sạt lở bờ sông tại tỉnh Quảng Trị diễn ra từ nhiều năm nay, nghiêm trọng nhất là vào mùa mưa lũ từ tháng 9 đến 11 hàng năm. Sạt lở bờ sông không chỉ làm mất đất sản xuất, đất ở, hư hỏng công trình của Nhà nước và cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến tính mạng của người dân.

4.500 hộ dân bị ảnh hưởng bởi sạt lở bờ sông

4.500 hộ dân bị ảnh hưởng bởi sạt lở bờ sông

VOV.VN - Tình trạng sạt lở bờ sông tại tỉnh Quảng Trị diễn ra từ nhiều năm nay, nghiêm trọng nhất là vào mùa mưa lũ từ tháng 9 đến 11 hàng năm. Sạt lở bờ sông không chỉ làm mất đất sản xuất, đất ở, hư hỏng công trình của Nhà nước và cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến tính mạng của người dân.

Mưa to tiếp tục gây sạt lở ven sông, ảnh hưởng nặng nề tới đời sống dân sinh
Mưa to tiếp tục gây sạt lở ven sông, ảnh hưởng nặng nề tới đời sống dân sinh

VOV.VN - Từ ngày hôm qua đến hôm nay (17-18/7), mưa to kèm theo thủy triều dâng cao đã tiếp tục gây sạt lở ven sông rạch tại địa bàn tỉnh Tiền Giang, gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

Mưa to tiếp tục gây sạt lở ven sông, ảnh hưởng nặng nề tới đời sống dân sinh

Mưa to tiếp tục gây sạt lở ven sông, ảnh hưởng nặng nề tới đời sống dân sinh

VOV.VN - Từ ngày hôm qua đến hôm nay (17-18/7), mưa to kèm theo thủy triều dâng cao đã tiếp tục gây sạt lở ven sông rạch tại địa bàn tỉnh Tiền Giang, gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

Sau mưa lũ, bờ sông Gianh sạt lở nặng, ảnh hưởng đời sống hàng ngàn người
Sau mưa lũ, bờ sông Gianh sạt lở nặng, ảnh hưởng đời sống hàng ngàn người

VOV.VN -  Sông Gianh chảy qua các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch và thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Các đoạn sông chảy qua đây có địa hình hẹp và dốc, mùa mưa lũ nước sông lên nhanh và dòng chảy rất mạnh gây xói nghiêm trọng hai bên bờ sông.

Sau mưa lũ, bờ sông Gianh sạt lở nặng, ảnh hưởng đời sống hàng ngàn người

Sau mưa lũ, bờ sông Gianh sạt lở nặng, ảnh hưởng đời sống hàng ngàn người

VOV.VN -  Sông Gianh chảy qua các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch và thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Các đoạn sông chảy qua đây có địa hình hẹp và dốc, mùa mưa lũ nước sông lên nhanh và dòng chảy rất mạnh gây xói nghiêm trọng hai bên bờ sông.

Mất an toàn khi sống trong vùng sạt lở ở Thừa Thiên Huế
Mất an toàn khi sống trong vùng sạt lở ở Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, mưa lũ liên tiếp trong hai tháng vừa qua gây sạt lở làm nhiều người dân thiệt hại về tài sản, hoa màu. Bà con sống dưới những chân núi thấp thỏm lo âu trong mùa mưa bão. Chính quyền địa phương đang sắp xếp, bố trí tái định cư, ổn định cuộc sống cho người dân.

Mất an toàn khi sống trong vùng sạt lở ở Thừa Thiên Huế

Mất an toàn khi sống trong vùng sạt lở ở Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, mưa lũ liên tiếp trong hai tháng vừa qua gây sạt lở làm nhiều người dân thiệt hại về tài sản, hoa màu. Bà con sống dưới những chân núi thấp thỏm lo âu trong mùa mưa bão. Chính quyền địa phương đang sắp xếp, bố trí tái định cư, ổn định cuộc sống cho người dân.