"SGK "có sạn", Hội đồng thẩm định phải chịu trách nhiệm"

VOV.VN - Đây là một phần góp ý của PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT trước những phản biện mạnh mẽ của dư luận với SGK Tiếng Việt lớp 1 thời gian qua.

Trao đổi với PV VOV.VN, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 1 mới đáng ra phải đưa vào thực nghiệm ít nhất 1 năm trước khi đưa vào giảng dạy phổ cập. 

Cũng theo PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ, không nên để những “hạt sạn” trong SGK Tiếng Việt lớp 1 mới là “con sâu làm rầu nồi canh”.

PV: Thưa PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, sau hơn 1 tháng thực hiện chương trình phổ thông 2018 và đưa SGK lớp 1 mới vào giảng dạy, đã có rất nhiều ý kiến chỉ ra những “hạt sạn” trong SGK Tiếng Việt, nhất là của bộ sách Cánh Diều. Theo ông, giải pháp nào là cần thiết để những “hạt sạn” này không ảnh hưởng tới việc dạy và học trong năm đầu tiên áp dụng chương trình mới?

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Giải pháp lúc này là chỗ nào không đúng, không thích hợp, dư luận có thể góp ý và gửi về cho Hội đồng thẩm định, đặc biệt, cần những ý kiến của các giáo viên - những người đã trực tiếp giảng dạy SGK mới, để chỉ ra hết những vấn đề hiện có. Theo đó, Hội đồng thẩm định sẽ tập hợp các ý kiến và trao đổi với tác giả để sửa những điểm cần phải sửa. Ví dụ như bài học “gà và ve” đổi lại về gốc là “kiến và ve”.

Những điều chỉnh này sẽ được gửi về các trường hướng dẫn các thầy cô dạy đúng. Đừng để “con sâu con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể nói thu hồi SGK là thu hồi, vì học sinh sẽ lấy gì để học. Tôi cho rằng việc điều chỉnh sẽ mất trong khoảng thời gian nửa tháng để đưa mọi việc trở lại nề nếp.

PV: Biên soạn và thẩm định SGK mới phải trải qua một quy trình nghiêm ngặt, vậy tại sao vẫn để lọt nhiều “hạt sạn” như vậy?

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Trước tiên phải xem lại quy trình, quá trình ra đời SGK theo chủ trương mới “Một chương trình có nhiều bộ SGK”. Để viết SGK các nhà khoa học, đồng thời cũng có những giáo viên đã được huy động cùng tham gia vào quá trình này. Sau khi SGK được viết xong đã qua một Hội đồng thẩm định lần 1, để xem xét và chỉ ra những điểm nào không được để tác giả sửa. Sau đó là thẩm định lần 2 và cuối cùng là trình Bộ GD-ĐT để ban hành SGK.

Theo quy trình, khi SGK được ban hành, các tác giả, các nhà xuất bản đã xuống tận địa phương để tập huấn cho cho giáo viên để nghiên cứu và lựa chọn bộ sách phù hợp.

Có thể nói thời gian là gấp gáp khi đưa trình mới và SGK mới vào giảng dạy. Theo tôi, đáng ra SGK sau khi ban hành nên được thực nghiệm ít nhất 1 năm để đánh giá thực tế. Trong trường hợp có điểm không thích hợp, thì ảnh hưởng cũng chỉ trong 1 phạm vi nhỏ và SGK tiếp tục được điều chỉnh, sửa lại.

Nhưng hiện tại Bộ GD-ĐT đã ban hành SGK và nhiều ý kiến đã phản ánh điểm này điểm kia không phù hợp. Theo đó, trước hết phải nói đến trách nhiệm. Theo tôi, Hội đồng thẩm định SGK đó phải chịu trách nhiệm. Bởi họ là những người “cầm kính lúp” để xem xét từng trang sách, đánh giá từng chỗ đúng chỗ sai để trình lên ban hành. Thứ 2, cũng phải nói rằng bộ sách cũng có ưu điểm. Không thể vì một số những điểm không phù hợp mà phủ nhận những ưu điểm còn lại.

PV: Theo ông, trách nhiệm thuộc về ai trong việc để lọt những “hạt sạn” gây bức xúc dư luận như vậy?

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Trách nhiệm của Hội đồng thẩm định là những người có nhiệm vụ xem xét một cách kỹ lưỡng những bộ sách có đúng, có phù hợp và có thể hiện được chương trình mới hay không, có phù hợp với lứa tuổi học sinh hay không. Đối với học sinh lớp 1, từng câu, từng chữ, từng hình ảnh vẽ đều không được sai sót. Đây là trách nhiệm của Hội đồng, khi thấy những điểm không đúng Hội đồng phải mời tác giả đến để trao đổi, để sửa chữa. Trong trường hợp tác giả không sửa chữa, Hội đồng có quyền phủ quyết. Nhưng khi Hội đồng thẩm định đã trao đổi, thống nhất với tác giả và đồng ý phát hành sách, thì khi có lỗi sai thì trách nhiệm chính ở Hội đồng.

Đã có ý kiến thành lập một Hội đồng mới, theo tôi đây là trách nhiệm của Hội đồng hiện tại. Họ phải xin lỗi và phải có giải pháp sửa lại. Nếu rà soát thấy trong Hội đồng có những bộ phận không xứng đáng, Bộ chịu trách nhiệm quản lý có thể thay thế.

Tôi cũng có theo dõi và đọc một số bài bình luận, tôi thấy ý kiến có hơi quá nặng nề. Vì những điểm không phù hợp này hoàn toàn có thể điều chỉnh và khi phát hiện những điểm chưa đúng có thể phản ánh lại với tác giả. Có những người dẫn chứng về bài học “4 cái làn”, nhưng điều này lại không đúng.

Dư luận có thể góp ý, chỉ ra cái sai nhưng không thể phủ định cả một quyển sách. Sách mới in đẹp hơn, nội dung có một số điểm chưa phù hợp đã được chỉ ra không phải toàn bộ quyển sách. Do vậy, đánh giá một sự việc phải có cái nhìn tổng quát để khách quan và giải quyết đúng.

PV: Xin cám ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hội đồng thẩm định sách giáo khoa chỉ nói có hoặc không!
Hội đồng thẩm định sách giáo khoa chỉ nói có hoặc không!

VOV.VN - Nhà nước, ngành Giáo dục đã trao cho các thầy vị trí, vai trò, trách nhiệm trong hội đồng thẩm định thì các thầy có quyền quyết "Có" hoặc "Không" với tác giả biên soạn sách giáo khoa. Không nên "tôn trọng" như thế!

Hội đồng thẩm định sách giáo khoa chỉ nói có hoặc không!

Hội đồng thẩm định sách giáo khoa chỉ nói có hoặc không!

VOV.VN - Nhà nước, ngành Giáo dục đã trao cho các thầy vị trí, vai trò, trách nhiệm trong hội đồng thẩm định thì các thầy có quyền quyết "Có" hoặc "Không" với tác giả biên soạn sách giáo khoa. Không nên "tôn trọng" như thế!

Phụ huynh than học lớp 1 quá nặng, sách giáo khoa còn bất cập
Phụ huynh than học lớp 1 quá nặng, sách giáo khoa còn bất cập

VOV.VN - Có những vấn đề đã nảy sinh khi chương trình phổ thông mới đi vào thực tế. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra bất cập và khoảng cách giữa môn Tiếng Việt với các môn học khác trong chương trình.

Phụ huynh than học lớp 1 quá nặng, sách giáo khoa còn bất cập

Phụ huynh than học lớp 1 quá nặng, sách giáo khoa còn bất cập

VOV.VN - Có những vấn đề đã nảy sinh khi chương trình phổ thông mới đi vào thực tế. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra bất cập và khoảng cách giữa môn Tiếng Việt với các môn học khác trong chương trình.

Rưng rưng ngắm bìa sách giáo khoa Tiếng Việt của thế hệ 7X, 8X đời đầu
Rưng rưng ngắm bìa sách giáo khoa Tiếng Việt của thế hệ 7X, 8X đời đầu

VOV.VN - Ngắm lại bìa sách giáo khoa môn Học vần, Tập đọc, Tiếng Việt, Văn... bậc tiểu học của 30 - 40 năm trước, những người thế hệ 7X, 8X hẳn sẽ thấy thương nhớ rưng rưng.

Rưng rưng ngắm bìa sách giáo khoa Tiếng Việt của thế hệ 7X, 8X đời đầu

Rưng rưng ngắm bìa sách giáo khoa Tiếng Việt của thế hệ 7X, 8X đời đầu

VOV.VN - Ngắm lại bìa sách giáo khoa môn Học vần, Tập đọc, Tiếng Việt, Văn... bậc tiểu học của 30 - 40 năm trước, những người thế hệ 7X, 8X hẳn sẽ thấy thương nhớ rưng rưng.