Sống lại thời khắc “Hà Nội – những ngày đêm năm 1972”

(VOV) - Những hình ảnh tư liệu "Hà Nội - những ngày đêm năm 1972" đã làm sống lại hình ảnh Hà Nội hiên ngang trong những ngày khói lửa.

Nhằm tái hiện những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của năm 1972, năm mấu chốt cho việc giải quyết cuộc xung đột Việt Nam – Mỹ với kết cục là ký Hiệp định Paris (27/1/1973), Viện viễn Đông Bác Cổ và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh “Hà Nội – những ngày đêm năm 1972” tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội từ ngày 11/10 – 9/11.

Đến không gian này, công chúng sẽ được sống lại không khí hào hùng những ngày đêm năm 1972, về cuộc sống của người dân Hà Nội và số phận bi thương của hàng ngàn thường dân bị chết hoặc bị thương trong chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ thông qua những tư liệu và nhân chứng lịch sử.

 

Những thước phim, ảnh tư liệu và các tài liệu được cung cấp từ các nguồn tài liệu khác nhau tại Việt Nam và Pháp là những bằng chứng góp phần tạo nên bức tranh tổng thể về một thời lịch sử đầy bi tráng của quân dân Hà Nội.

Những chuyến sơ tán, những ngôi nhà đổ nát hòa trộn trong máu và nước mắt của hàng nghìn người dân bị chết hoặc bị thương, cho đến những câu chuyện trong những đợt ném bom vào Hà Nội khiến không ít người xem phải xúc động đến nghẹn ngào. Triển lãm không chỉ trưng bày những hình ảnh tư liệu, mà còn đính kèm từng ý kiến của các nhân chứng lịch sự cụ thể nhằm vạch mặt tội ác của chiến tranh do quân đội Mỹ gây ra.

 
Chiến dịch Linebacker II và 12 ngày đêm Hà Nội đối mặt với B52 (Ảnh tư liệu)

Được biết, triển lãm được tổ chức từ ý tưởng của Viện viễn Đông Bác Cổ và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, cùng nhà báo Đào Thanh Huyền – người tham gia thu thập tài liệu.

Các phim, ảnh tư liệu và các tài liệu được cung cấp từ các nguồn tài liệu khác nhau tại Việt Nam như: Thông tấn xã Việt Nam, Bảo tàng Phòng không - Không quân, Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương... và tại Pháp (Viện nghe nhìn quốc gia, Cục thông tin và sản xuất nghe nhìn La Défense, Trung tâm lưu trữ Ngoại giao La Courneuve) cùng với các nguồn tư liệu của tư nhân do chủ sở hữu cung cấp (ông Jean-Marc Gravier, ông Alain Wasmes, ông Nicolas Cornet, ông Chu Chí Thành).

Đến tham quan triển lãm không chỉ có công chúng Hà Nội, du khách nước ngoài mà còn có đông đảo các bạn sinh viên. Bạn Phạm Vũ Huy (SV năm thứ 3 – trường ĐH Thăng Long, xúc động cho biết: “Thông qua lời kể của nhân chứng lịch sử là ông Nguyễn Bá Kinh, bác sỹ khoa Ngoại – Bệnh viện Bạch Mai năm 1972 về trường hợp cứu sống một bệnh nhân bị sập hầm do bom nằm giữa hai bệnh nhân khác đã chết, ông đã cùng đồng đội buộc phải tháo khớp chân người chết nằm ngoài cùng để lấy chỗ buộc dây vào cô gái còn sống kéo lên. Hình ảnh đó khiến những người trẻ như chúng tôi vô cùng xúc động, có lẽ cho đến bây giờ không có ai làm được điều đó. Những hình ảnh đau thương này khiến cho thế hệ trẻ càng trân trọng và tự hào về một thời khói lửa”.

Chỉ tay lên bức ảnh “Bộ đội tên lửa Việt Nam đã chiến thắng pháo đài bay B52”, bạn Trần Đình Dũng (SV năm thứ 2 trường ĐH Y Hà Nội) chia sẻ: “Những hình ảnh tư liệu này đã giúp cho những người trẻ không biết gì về chiến tranh như chúng tôi được hiểu hơn về lịch sử nước nhà, để biết ơn những người đi trước đã ngã xuống vì độc lập ngày hôm nay”

 
 Triển lãm được tổ chức từ ý tưởng của Viện viễn Đông Bác Cổ và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam

 

 
Sửa đường tàu bị bom Mỹ phá hỏng tại huyện Thanh Trì, nằm ở phía Nam Hà Nội (Ảnh tư liệu)

 

 
 Tòa nhà của Phái đoàn Chính phủ Pháp bị đánh bom ngày 11/10/1972 (Ảnh tư liệu)

 

 
 Toàn bộ 6 khối phố ở Khâm Thiên hầu như bị xóa sạch trong đêm 26/12 (Ảnh tư liệu)

 

 
Ngày 11/5/1972, ký túc xá Đại học Y Hà Nội bị trúng bom (Ảnh tư liệu)

 

 
Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh tư liệu)

 

 
 Đại diện toàn quyền Pháp Pierre Susini tiếp Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại tư dinh nhân dịp Quốc khánh Pháp, 14/7/1971 (Ảnh tư liệu)

 
Du khách nước ngoài đến tham quan triển lãm

 

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kế hoạch tuyên truyền chiến thắng Điện Biên Phủ trên không
Kế hoạch tuyên truyền chiến thắng Điện Biên Phủ trên không

PTT Nguyễn Thiện Nhân giao cho các cơ quan thông tấn báo chí thực hiện tuyên truyền "Điện Biên Phủ trên không" theo chức năng

Kế hoạch tuyên truyền chiến thắng Điện Biên Phủ trên không

Kế hoạch tuyên truyền chiến thắng Điện Biên Phủ trên không

PTT Nguyễn Thiện Nhân giao cho các cơ quan thông tấn báo chí thực hiện tuyên truyền "Điện Biên Phủ trên không" theo chức năng

Ký ức của những người bạn Nga với Điện Biên Phủ trên không
Ký ức của những người bạn Nga với Điện Biên Phủ trên không

(VOV) - 40 năm đã qua, nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng trên tuyến đầu đánh Mỹ đó vẫn vẹn nguyên trong lòng họ.

Ký ức của những người bạn Nga với Điện Biên Phủ trên không

Ký ức của những người bạn Nga với Điện Biên Phủ trên không

(VOV) - 40 năm đã qua, nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng trên tuyến đầu đánh Mỹ đó vẫn vẹn nguyên trong lòng họ.

40 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"
40 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"

(VOV) -Những câu chuyện, những nhân chứng sẽ góp phần tái hiện trang sử hào hùng của quân và dân Hà Nội

40 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"

40 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"

(VOV) -Những câu chuyện, những nhân chứng sẽ góp phần tái hiện trang sử hào hùng của quân và dân Hà Nội

“Điện Biên phủ trên không”: Việt Nam là dân tộc anh hùng
“Điện Biên phủ trên không”: Việt Nam là dân tộc anh hùng

(VOV) - "Việt Nam đã trở thành biểu tượng của cuộc chiến tranh giành độc lập, là tấm gương để các nước noi theo".

“Điện Biên phủ trên không”: Việt Nam là dân tộc anh hùng

“Điện Biên phủ trên không”: Việt Nam là dân tộc anh hùng

(VOV) - "Việt Nam đã trở thành biểu tượng của cuộc chiến tranh giành độc lập, là tấm gương để các nước noi theo".