Tăng cường kết nối mạng giao thông các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

VOV.VN - Sáng 12/12, tại Sóc Trăng, Bộ GTVT đã tổ chức Hội nghị “Kết nối mạng giao thông các tỉnh ĐBSCL và nghiên cứu đầu tư xây dựng cảng Trần Đề, Sóc Trăng".

Đại diện lãnh đạo 13 tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về dự.

Mục tiêu của hội nghị là nhằm rà soát, đánh giá hiệu quả khai thác các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đã và đang được đầu tư xây dựng của Vùng, đưa ra được các bất cập, xác định các nguyên nhân, điểm nghẽn cần giải quyết để nâng cao hiệu quả khai thác. Đề xuất ra phương án, giải pháp kết nối hạ tầng giao thông vận tải các tỉnh trong Vùng, liên vùng và quốc tế trên cơ sở phát huy lợi thế về đường thủy nội địa, đường biển. Đề xuất ra danh mục các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 – 2025 và về lâu dài.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể phát biểu tại hội nghị.
Báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải cho thấy: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có 4 phương thức vận tải (đường bộ, đường thủy nội địa, đường biển và hàng không). Hoạt động vận tải hàng hóa vùng ĐBSCL được thống kê trong năm 2017 đạt 131 triệu tấn hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt hơn 6%/năm giai đoạn 2010-2017. Trong đó vận tải hàng hóa bằng đường thủy là chủ đạo chiếm 70%; Vận tải hàng hóa đường bộ chiếm 30%.

Đối với hoạt động vận tải hành khách: Vùng ĐBSCL đạt hơn 707 triệu lượt người năm 2017, tăng trưởng bình quân 3,4% /năm giai đoạn 2010-2017. Trong đó vận tải hành khách đường bộ là chủ yếu chiếm hơn 83%. Về vận chuyển hàng hóa cũng như hành khách đối với đường hàng không còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng của khu vực với khoảng 19 triệu dân và lượng hàng hóa khá lớn.

Tại hội nghị, các đại biểu đã có nhiều ý kiến đóp góp, đề xuất xoay quanh việc cần hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông có tính kết nối liên vùng, liên tỉnh và quốc tế trong quy hoạch dài hạn, phù hợp với điều kiện khu vực ĐBSCL trên cả 4 hình thức vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, đường biển và hàng không.   

Hội nghị “Kết nối mạng giao thông các tỉnh ĐBSCL và nghiên cứu đầu tư xây dựng cảng Trần Đề, Sóc Trăng".
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho rằng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng, lợi thế nhưng thu nhập đầu người còn thấp, chậm phát triển so các vùng miền trong cả nước. Muốn phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống của người dân, một trong những yêu cầu bức thiết trước mắt là cần phải đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông, tháo gỡ những điểm nghẽn giao thông cho vùng ĐBSCL.

Theo đó, cần sớm hoàn thành tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ; hoàn thiện một số tuyến quốc lộ như đường N2 (đoạn Đức Hòa - Mỹ An, Mỹ An - Cao Lãnh), quốc lộ 60 (đoạn qua cầu Rạch Miễu - Cổ Chiên); đầu tư cầu Đại Ngãi nối Sóc Trăng với Trà Vinh và cầu Rạch Miễu 2, nâng cấp mở rộng sân bay Cần Thơ và đặc biệt rất cần có cảng nước sâu cho cả vùng ĐBSCL làm điểm tập kết hàng hóa, giảm chi phí, thời gian vận chuyển hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh phát triển cho cả vùng./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP HCM đầu tư gần 11 triệu USD phát triển giao thông xanh
TP HCM đầu tư gần 11 triệu USD phát triển giao thông xanh

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục dự án hỗ trợ kỹ thuật cho dự án phát triển giao thông xanh tại TP HCM, với nguồn vốn 11 triệu USD do WB hỗ trợ.

TP HCM đầu tư gần 11 triệu USD phát triển giao thông xanh

TP HCM đầu tư gần 11 triệu USD phát triển giao thông xanh

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục dự án hỗ trợ kỹ thuật cho dự án phát triển giao thông xanh tại TP HCM, với nguồn vốn 11 triệu USD do WB hỗ trợ.

TP HCM huy động 20.000 tỷ đồng trong dân để phát triển giao thông
TP HCM huy động 20.000 tỷ đồng trong dân để phát triển giao thông

VOV.VN - Do nguồn vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng gặp nhiều khó khăn, TP HCM đang lên đề án huy động 20.000 tỷ đồng trong dân để phát triển giao thông.

TP HCM huy động 20.000 tỷ đồng trong dân để phát triển giao thông

TP HCM huy động 20.000 tỷ đồng trong dân để phát triển giao thông

VOV.VN - Do nguồn vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng gặp nhiều khó khăn, TP HCM đang lên đề án huy động 20.000 tỷ đồng trong dân để phát triển giao thông.