Tăng lương có thể gây giảm việc làm?

VOV.VN - WB cảnh báo: “tăng lương tối thiểu cũng có thể làm tăng lương cao hơn thang bậc lương và giảm việc làm”

Trong báo cáo đánh giá toàn diện hoạt động kinh tế của Việt Nam trong nửa năm vừa qua, Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến nghị: Để khuyến khích sự tăng trưởng lâu dài của các công việc hưởng lương, Việt Nam có thể xem xét điều hòa việc tăng lương tối thiểu liên kết với tăng năng suất.

Khoảng 800.000 lao động ra khỏi ngành nông nghiệp hàng năm

Theo phân tích của WB, bất chấp những thay đổi nhanh chóng diễn ra trong khoảng 25 năm qua, khoảng 50% lực lượng lao động Việt Nam vẫn chủ yếu làm nông nghiệp hộ gia đình (bao gồm lâm nghiệp và thủy sản). 

Xét phân bố lao động, 21% lực lượng lao động là lao động tự làm và lao động gia đình đang làm việc trong các hộ kinh doanh phi nông nghiệp; 10,2% lao động làm công ăn lương khác làm việc cho chính phủ hoặc DNNN. Nhóm còn lại (11,3%) làm việc trong khu vực tư nhân, làm công ăn lương và có hợp đồng.

Phân bố lao động Việt Nam 

WB cho biết, “Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi lớn cơ cấu lao động. Tỷ trọng lao động làm việc chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp đã giảm đều từ đầu thiên niên kỷ mới ở mức 1,6 điểm % mỗi năm, hiện tương đương 800.000 lao động dịch chuyển ra khỏi ngành nông nghiệp hàng năm”.

Điểm đáng mừng là “những lao động ra khỏi ngành nông nghiệp đã chuyển sang hộ kinh doanh phi nông nghiệp và làm công ăn lương, cả hai nhóm này có địa vị cao hơn qua thời gian”. Mặc dù hộ kinh doanh tạo đà tăng mức sống cho hàng triệu người Việt Nam, song theo WB, nhóm này “ít có tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng năng suất lao động. Tăng trưởng trong tương lai của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tăng trưởng việc làm được trả công”.

Theo lý giải của WB, mặc dù tốc độ chuyển dịch khỏi ngành nông nghiệp do nhiều yếu tố khác quyết định, tuy nhiên tăng trưởng việc làm được trả công chịu ảnh hưởng bởi các quy định và thể chế về lao động. Trong đó, đáng chú ý là cơ chế lương tối thiểu tại Việt Nam phát triển qua thời gian.

Cụ thể, Việt Nam lần đầu tiên đặt ra quy định về lương tối thiểu vào năm 1992. Hệ thống lương tối thiểu hiện tại được ban hành vào năm 2006. Theo hệ thống này, lương tối thiểu thay đổi theo địa bàn và ngành nghề. Hiện nay, mức lương tối thiểu thay đổi theo vùng; mỗi vùng có mức lương tối thiểu riêng theo 4 cấp vùng trên cả nước.

Tính đến tháng 1/2015, lương tối thiểu dao động trong khoảng 2.150.000 đồng đến 3.100.000 đồng/tháng, Ngoài ra, vẫn áp dụng mức lương tối thiểu riêng và thấp hơn (hay còn gọi là “lương cơ bản”) đối với cán bộ nhà nước, cụ thể là 1.150.000 đồng.

Theo khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động vừa công bố, mức tăng 14,3% lương tối thiểu vùng năm 2015, chưa đáp ứng được kỳ vọng của người lao động và chưa bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động (năm 2015 mới đáp ứng được 78 – 83%).

Sẽ dịch chuyển lao động

Theo WB, “quy định về lương tối thiểu chỉ có ý nghĩa tác động trực tiếp tới 22% lao động Việt Nam làm công ăn lương “chính thức”, những người có hợp đồng lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động”.

11,3% lao động làm việc trong khu vực tư nhân, làm công ăn lương và có hợp đồng (Ảnh minh họa: ĐK)

WB còn cho rằng, do quá trình thực thi không chặt chẽ nên nếu lương tối thiểu vượt năng suất của người lao động thì chủ lao động có thể tuyển lao động không chính thức, không ký hợp đồng để tránh các quy định về lương tối thiểu. Do vậy, tăng lương tối thiểu sẽ dịch chuyển lao động từ khu vực chính thức sang khu vực không chính thức.

WB cảnh báo: “tăng lương tối thiểu cũng có thể làm tăng lương cao hơn thang bậc lương và giảm việc làm”. Bởi WB cho rằng, Việt Nam thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) một phần là nhờ chi phí nhân công rẻ nên tồn tại rủi ro mức lương tối thiểu rất cao sẽ ngăn cản thu hút vốn đầu tư FDI và việc làm tạo ra nhờ FDI. Hơn nữa, tăng mức lương tối thiểu góp phần làm giảm lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với các quốc gia có mức tiền lương thấp hơn Việt Nam. So với các tiêu chuẩn khu vực và trên thế giới, lương cơ bản của Việt Nam thấp, chỉ khoảng 30% lương trung bình.

Cân nhắc khi điều chỉnh lương tối thiểu

Từ thực tế này, WB cho rằng, lương tối thiểu sẽ hiệu quả nhất nếu được quyết định chủ yếu dựa trên các yếu tố về năng suất lao động và năng lực cạnh tranh. Khi Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường, chuyển sang áp dụng phương pháp “mức lương sàn” với trọng tâm chính vào năng suất lao động và năng lực cạnh tranh, hai yếu tố cần cân nhắc khi điều chỉnh lương tối thiểu. Trong đó, năng suất lao động là yếu tố quan trọng hơn khi quyết định mức lương tối thiểu.

Về lâu dài, WB gợi ý, “Việt Nam nên cân nhắc các cải cách thể chế nền tảng có thể tạo ra một hệ thống quan hệ lao động phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế thị trường đã chín muồi. Mục tiêu đề ra là phát triển kỹ năng đàm phán tập thể trong đó lợi ích của người lao động, chủ lao động và nhà nước được trình bày hợp lý hơn trong quá trình đàm phán thực sự”. Bởi vì, “cải thiện hệ thống quan hệ lao động ở Việt Nam sẽ là chìa khóa giúp giải quyết nhiều thách thức nền tảng trên thị trường lao động. Trong ngắn hạn, Việt Nam nên tiếp tục tăng cường nỗ lực nâng cao năng lực cho các tổ chức công đoàn và hiệp hội doanh nghiệp thông qua các chiến dịch nhận thức, đào tạo về kỹ năng đàm pháp tập thể”-WB nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tăng lương tối thiểu năm 2016: Đề xuất từ 350.000-550.000 đồng/tháng
Tăng lương tối thiểu năm 2016: Đề xuất từ 350.000-550.000 đồng/tháng

VOV.VN -Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam vừa chính thức đề xuất mức lương tối thiểu vùng năm 2016 tăng từ 350.000 – 550.000 đồng.

Tăng lương tối thiểu năm 2016: Đề xuất từ 350.000-550.000 đồng/tháng

Tăng lương tối thiểu năm 2016: Đề xuất từ 350.000-550.000 đồng/tháng

VOV.VN -Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam vừa chính thức đề xuất mức lương tối thiểu vùng năm 2016 tăng từ 350.000 – 550.000 đồng.

Tăng lương đồng loạt từ năm 2016
Tăng lương đồng loạt từ năm 2016

VOV.VN -Phó Thủ tướng chỉ đạo cơ quan liên quan nghiên cứu điều chỉnh mức lương cơ sở trên kết quả tạo nguồn của Bộ Tài chính.

Tăng lương đồng loạt từ năm 2016

Tăng lương đồng loạt từ năm 2016

VOV.VN -Phó Thủ tướng chỉ đạo cơ quan liên quan nghiên cứu điều chỉnh mức lương cơ sở trên kết quả tạo nguồn của Bộ Tài chính.

Tăng lương tối thiểu năm 2016 sẽ ở mức nào?
Tăng lương tối thiểu năm 2016 sẽ ở mức nào?

VOV.VN -Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: Mức tăng sẽ do Hội đồng tiền lương quyết định vào tháng 10 năm nay.

Tăng lương tối thiểu năm 2016 sẽ ở mức nào?

Tăng lương tối thiểu năm 2016 sẽ ở mức nào?

VOV.VN -Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: Mức tăng sẽ do Hội đồng tiền lương quyết định vào tháng 10 năm nay.

Tăng lương tối thiểu 2016: 10 hay 15%?
Tăng lương tối thiểu 2016: 10 hay 15%?

VOV.VN - VCCI cho biết dự kiến tăng hơn 10%, còn Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang tính toán ở mức 15%.

Tăng lương tối thiểu 2016: 10 hay 15%?

Tăng lương tối thiểu 2016: 10 hay 15%?

VOV.VN - VCCI cho biết dự kiến tăng hơn 10%, còn Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang tính toán ở mức 15%.

Tăng lương cho cán bộ, công chức năm 2016
Tăng lương cho cán bộ, công chức năm 2016

VOV.VN -Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với một số Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu điều chỉnh mức lương cơ sở trên kết quả tạo nguồn của Bộ Tài chính.

Tăng lương cho cán bộ, công chức năm 2016

Tăng lương cho cán bộ, công chức năm 2016

VOV.VN -Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với một số Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu điều chỉnh mức lương cơ sở trên kết quả tạo nguồn của Bộ Tài chính.

Tăng lương: Mừng ít, lo nhiều
Tăng lương: Mừng ít, lo nhiều

VOV.VN - Lương tăng thì giá cả nhiều mặt hàng sẽ tăng theo, trong khi DN có thể cắt giảm chi phí cho người lao động khiến thu nhập của họ có thể không tăng.

Tăng lương: Mừng ít, lo nhiều

Tăng lương: Mừng ít, lo nhiều

VOV.VN - Lương tăng thì giá cả nhiều mặt hàng sẽ tăng theo, trong khi DN có thể cắt giảm chi phí cho người lao động khiến thu nhập của họ có thể không tăng.