Tây Nguyên cần tích cực thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

VOV.VN - Chiều nay (2/8), tại TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến với các tỉnh Tây Nguyên về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội trong 7 tháng đầu năm 2024, giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị.

 

Theo báo cáo, ngân sách Trung ương năm 2024 hỗ trợ thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình xây dựng nông thôn mới) vùng Tây Nguyên là hơn 5.500 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển hơn 3.400 tỷ đồng, vốn sự nghiệp hơn 2.100 tỷ đồng. Đến nay, các địa phương vùng Tây Nguyên đã giao hơn 3.200 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, đạt tỷ lệ 90% kế hoạch, phân bổ chi tiết dự toán vốn sự nghiệp đạt tỷ lệ 100%.

Giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 30/6/2024, các tỉnh vùng Tây Nguyên đã giải ngân được hơn 1.500 tỷ đồng, đạt hơn 36% kế hoạch. Đối với vốn sự nghiệp, vùng Tây Nguyên giải ngân ước đạt 95 tỷ đồng, đạt 4,4% dự toán, thấp hơn so với giải ngân vốn sự nghiệp của cả nước (5%).

Đến nay, khu vực Tây Nguyên có khoảng 373 xã có quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2024 của vùng giảm từ 3-4% so với năm 2023.

Tại hội nghị, đại diện các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên cho rằng, trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc như công tác bố trí vốn đối ứng để thực hiện các chương trình theo tỷ lệ quy định khó đảm bảo. Bộ tiêu chí xã, huyện giai đoạn 2021-2025 yêu cầu cao hơn và thêm mới nhiều tiêu chí so với giai đoạn 2016-2020 và một số tiêu chí chưa phù hợp với thực tế của một số địa phương; Chưa có quy định về khái niệm “người lao động có thu nhập thấp” là đối tượng thụ hưởng của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh, để triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, các tỉnh phải xem đó là một việc làm nhân văn, giúp cho người dân các vùng khó khăn có cuộc sống tốt hơn nên phải làm hết trách nhiệm, tích cực, quyết liệt hơn nữa trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng cho rằng, hiện Trung ương đã và đang tháo gỡ những khó khăn vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách, song tiến độ thực hiện các chương trình của 5 tỉnh Tây Nguyên vẫn còn rất chậm, phải chăng các địa phương còn chưa thực sự quyết tâm, sợ trách nhiệm?

Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải học tập lẫn nhau, địa phương nào làm chưa được thì phải học tập các địa phương làm tốt để cùng nhau thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao.

“Đề nghị các đồng chí làm đi, làm ngay những việc có thể làm được. Vốn này đối với 5 tỉnh Tây Nguyên có thể không lớn bằng vốn đầu tư công, nhưng nó cực kỳ quan trọng vì nó thấm đến từng buôn làng. Các đồng chí nói 1 ngàn điều khó, ghi nhận hết, nhưng về phần các đồng chí phải tích cực lên, những việc chúng ta có sẵn hết rồi mà làm không xong thì trách nhiệm của ai đây? Tóm lại qua tháng 9 các đồng chí không làm chỉ còn cách kiểm điểm và nếu nhiệm kỳ sau chia vốn cho các địa phương tùy theo đánh giá chất lượng triển khai 3 chương trình của nhiệm kỳ này chúng tôi sẽ giao nhiều công cụ hơn cho những người biết làm và làm giỏi”, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chương trình mục tiêu quốc gia góp phần thay đổi diện mạo nông thôn Đắk Lắk
Chương trình mục tiêu quốc gia góp phần thay đổi diện mạo nông thôn Đắk Lắk

VOV.VN - Thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. Trong đó, nhiều công trình giao thông thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Chương trình mục tiêu quốc gia góp phần thay đổi diện mạo nông thôn Đắk Lắk

Chương trình mục tiêu quốc gia góp phần thay đổi diện mạo nông thôn Đắk Lắk

VOV.VN - Thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. Trong đó, nhiều công trình giao thông thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Chương trình mục tiêu quốc gia giúp đồng bào DTTS huyện Trà Bồng thoát nghèo
Chương trình mục tiêu quốc gia giúp đồng bào DTTS huyện Trà Bồng thoát nghèo

VOV.VN - Những năm gần đây, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững sát với thực tiễn, nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo. Nhiều hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được hỗ trợ về nhà ở, giúp đỡ làm ăn, thoát nghèo bền vững. 

Chương trình mục tiêu quốc gia giúp đồng bào DTTS huyện Trà Bồng thoát nghèo

Chương trình mục tiêu quốc gia giúp đồng bào DTTS huyện Trà Bồng thoát nghèo

VOV.VN - Những năm gần đây, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững sát với thực tiễn, nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo. Nhiều hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được hỗ trợ về nhà ở, giúp đỡ làm ăn, thoát nghèo bền vững. 

Bình Định gỡ vướng chương trình mục tiêu quốc gia
Bình Định gỡ vướng chương trình mục tiêu quốc gia

VOV.VN - Bình Định đang tập trung triển khai chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Nhiều dự án, tiểu dự án mang lại hiệu quả, nâng cao đời sống người dân.

Bình Định gỡ vướng chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Định gỡ vướng chương trình mục tiêu quốc gia

VOV.VN - Bình Định đang tập trung triển khai chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Nhiều dự án, tiểu dự án mang lại hiệu quả, nâng cao đời sống người dân.