Tết về, mẹ con vẫn đi nhặt ve chai, đạp xe 30km cho ước mơ thành tài

Ngoài thời gian dành cho việc học, Duy chỉ tham gia các hoạt động thiện nguyện của trường và cùng mẹ đi nhặt ve chai khắp đất Sài Gòn...

Nhận được học bổng tinh hoa của trường Đại học Hoa Sen, Nguyễn Hùng Duy hằng ngày đạp xe 30 km để đến trường. Mẹ của Duy - chị Nguyễn Thị Ngọc Hà (56 tuổi) cũng lóc cóc đạp xe đến trường con mỗi ngày lấy ve chai.

Nguyễn Hùng Duy hằng ngày đạp xe 30 km để đến trường. Mẹ của Duy - chị Nguyễn Thị Ngọc Hà (56 tuổi) cũng lóc cóc đạp xe đến trường con mỗi ngày lấy ve chai.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Hà (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) không còn xa lạ gì với người dân ở khu Thanh Đa. Từ ngày mang bầu đến nay con trai học năm 2 đại học, chị vẫn cần mẫn một mình đi nhặt nhạnh những vỏ chai nhựa, túi ni lông ở khu vực này.

Sau khi tan học, Duy cùng mẹ đi nhặt ve chai.

Chị Hà và con trai cũng từng là nhân vật trong bài viết Mẹ con ve chai bới từng thùng rác hạnh phúc với những huy chương học giỏi trên Báo Thanh Niên vào năm 2016. Sau bài báo, Nguyễn Hùng Duy (con trai chị Hà) nhận được học bổng tinh hoa của trường Đại học Hoa Sen. Và hiện tại, Duy đang là sinh viên năm 2 của trường với thành tích học tập khá tốt.

Vẫn nhặt ve chai cùng mẹ, đạp xe 30 km đến trường

Một ngày giáp tết Nguyên Đán, chúng tôi tình cờ có dịp gặp lại mẹ con chị Hà. Vẫn là dáng người nhỏ thó trong chiếc áo sơ mi rộng thùng thình, cùng chiếc nón lá rách, chị Hà nheo mắt đạp xe dưới cái nắng gay gắt của buổi giữa trưa. Theo sau chị là cậu con trai đang học năm 2 đại học.

Lựa ve chai cùng mẹ.

Khác hẳn với nhiều bạn bè trong trường, Duy không quan tâm hình thức hay ánh nhìn của mọi người. Chàng trai vừa tròn 20 tuổi để râu vì mẹ không cho cạo, vẫn đi xe đạp, vẫn mặc quần áo mẹ mua và vẫn đội nón lá cùng mẹ đi nhặt ve chai khắp các nẻo đường Sài Gòn.

Góc học tập của Duy.

Hằng ngày, để kịp giờ đi học, Duy phải dậy từ 5 giờ sáng để ăn cơm mẹ nấu rồi đạp xe từ Thanh Đa đến trường tại quận 12. Duy nói: “Ban đầu, em đạp xe vậy cũng thấy mệt lắm, tính chuyển qua xe buýt cho khỏe nhưng em bị say xe nên còn mệt hơn. Giờ đạp riết cơ thể quen nên em thấy bình thường”.

Sau 3 năm chúng tôi gặp lại, tính Duy vẫn vậy, vẫn hiền lành. Ngoài thời gian dành cho việc học, Duy chỉ tham gia các hoạt động thiện nguyện của trường và cùng mẹ đi nhặt ve chai.

Nghĩ đến ve chai là đạp hăng say

Khi chị mang thai hai tháng, chồng chị Hà bỏ đi với người phụ nữ khác. Từ đó tới nay, một mình chị vừa làm cha, vừa làm mẹ nuôi con khôn lớn. Từ nhặt ve chai đến bốc vác gạo lên chung cư, ai thuê gì chị đều làm hết, miễn đó là việc lương thiện và kiếm ra tiền để nuôi con ăn học.

Hằng ngày, để kịp giờ đi học, Duy phải dậy từ 5 giờ sáng để ăn cơm mẹ nấu rồi đạp xe từ Thanh Đa đến trường tại quận 12.

Chị tâm sự: “Sức phụ nữ mà vác cả bao gạo sao không mệt, nhiều lúc đau nhức thì tôi nhờ con đấm bóp, rồi nhìn vào những tờ giấy khen con mang về là tự nhiên mệt mỏi tan biến hết”.

Thật vậy, hiểu được sự hy sinh của mẹ, Duy luôn cố gắng học tập thật tốt. Nhiều tờ giấy khen, huy chương cứ vậy lấp đầy một khoảng tường của căn phòng trọ nhỏ xíu chất đầy ve chai. Trong kỳ thi THPT quốc gia, Duy cũng đậu thủ khoa làm mẹ luôn tự hào.

Trong góc học tập treo rất nhiều giấy khen, bằng khen.

Chị Hà cho biết, những ngày đầu Duy vào đại học, vì không biết đường đi nên chị hay đạp xe lên trường rồi ngồi chờ con về. Thấy chị lam lũ, các cô lao công trong trường đã nhường phần ve chai của trường để chị mang về bán kiếm thêm thu nhập.

“Vậy nên giờ cứ sáng là tôi qua tiệm photo ở đường D2 lấy giấy vụn, rồi đi lòng vòng khu Hàng Xanh nhặt ve chai. Về đến nhà tầm 11 – 12 giờ trưa thì đạp xe lên trường Hoa Sen tại quận 12 để lấy ve chai. Tôi đạp cũng phải 2 tiếng mới tới nơi, lựa ve chai từ các thùng rác ở trường xong cũng phải 4 giờ mới bắt đầu đạp về lại”, chị Hà kể.

Lên thư viện mượn sách đọc tham khảo.

Mỗi khi trường của Duy tổ chức lễ hội hay hoạt động gì thì số ve chai chị nhặt được lại tăng lên gấp đôi, hai mẹ con chia nhau chở về. Trên đường đi nếu thấy chai nhựa nào, mẹ con lại cùng nhau nhặt bỏ vào bao, được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Tới đoạn nào lên dốc khó đi thì cả hai lại xuống dắt bộ. Vậy nhưng, chẳng ai than phiền với ai một câu nào.

Những ngày “hên” thì hai mẹ con được người dân ven đường kêu vào cho thêm ve chai. Cũng may, cuộc sống này còn rất nhiều người tốt nên số ve chai người dân cho cũng kha khá. Cộng với số ve chai nhặt được, hai mẹ con cũng đủ để trả 2,5 triệu đồng tiền nhà trọ. Còn lại vài trăm ngàn để lâu lâu mua bữa cá, bữa thịt.

Ngoài thời gian dành cho việc học, Duy chỉ tham gia các hoạt động thiện nguyện của trường và cùng mẹ đi nhặt ve chai.

“Duy dễ lắm, ăn rau luộc không cũng được, nhưng sức con trai mà, sao mình để con ăn như vậy được. Bữa nào kẹt lắm cũng mua được mấy quả trứng về chiên để nó ăn cho có sức. Mấy nhà quanh đây nấu đồ ăn dư cũng hay cho, gạo thì lâu lâu cũng được phường cho nên may mắn mẹ con chưa phải nhịn đói bữa nào”, chị Hà trải lòng.

Biết hoàn cảnh của mình, nên Duy chỉ ăn cơm mẹ nấu ngày 3 bữa, không đòi hỏi bất kỳ thứ gì. Ngày nào nhiều ve chai quá thì chị Hà cho Duy hai chục ngàn để lên trường ăn cơm căn-tin, vậy mà Duy cũng xót tiền, bữa nào nhịn được thì ráng nhịn để về đưa lại tiền cho mẹ đi chợ.

Đạp xe để viết tiếp ước mơ...

Duy tâm sự, học kỳ sau, Duy sẽ đăng ký theo chuyên ngành giảng dạy tiếng Anh của trường để sau này ra trường làm giáo viên. “Em chỉ mong học thật tốt để ra trường có được một công việc thu nhập ổn định rồi chăm sóc cho mẹ”.

Duy tâm sự, học kỳ sau, Duy sẽ đăng ký theo chuyên ngành giảng dạy tiếng Anh của trường để sau này ra trường làm giáo viên. 

Chúng tôi hỏi: “Em có tính tới chuyện mua xe máy để đi học cho đỡ cực, sau này ra trường đi làm cũng tiện hơn không?”. Duy hồn nhiên trả lời: “Em không biết đi xe máy, em nghĩ em đi xe đạp được rồi. Mà nhà em cũng không có đủ điều kiện để mua xe nên em đi xe đạp cũng được, chỉ cần đi sớm một chút là được”. Sau một hồi anh đồng nghiệp của tôi giải thích với Duy về sự cần thiết của một chiếc xe máy, Duy mới ậm ừ: “Em biết vậy, nhưng em không muốn tạo thêm áp lực cho mẹ. Khi nào ra trường đi làm có tiền em sẽ mua sau. Còn giờ em đi xe đạp cũng được”.

Đi theo mẹ con Duy để thực hiện bài viết mà phóng viên chúng tôi đã bị say nắng, nghỉ một ngày hôm sau mới hồi sức. Vậy nhưng hằng ngày, mẹ con Duy vẫn lóc cóc mỗi người một xe đạp đi một quãng đường như thế để hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trao 400 suất học bổng “Cho em đến trường” cho học sinh nghèo vượt khó
Trao 400 suất học bổng “Cho em đến trường” cho học sinh nghèo vượt khó

VOV.VN - Quỹ học bổng “Cho em đến trường” vừa trao 400 phần học bổng trị giá 440 triệu đồng cho những học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Trao 400 suất học bổng “Cho em đến trường” cho học sinh nghèo vượt khó

Trao 400 suất học bổng “Cho em đến trường” cho học sinh nghèo vượt khó

VOV.VN - Quỹ học bổng “Cho em đến trường” vừa trao 400 phần học bổng trị giá 440 triệu đồng cho những học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Tặng 1.000 suất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học khu vực Tây Bắc
Tặng 1.000 suất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học khu vực Tây Bắc

VOV.VN -Quỹ “Hạt giống Việt” của Báo Nhân Dân phối hợp với Tập đoàn Mường Thanh trao học bổng cho 1.000 học sinh nghèo hiếu học của 10 tỉnh khu vực Tây Bắc.

Tặng 1.000 suất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học khu vực Tây Bắc

Tặng 1.000 suất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học khu vực Tây Bắc

VOV.VN -Quỹ “Hạt giống Việt” của Báo Nhân Dân phối hợp với Tập đoàn Mường Thanh trao học bổng cho 1.000 học sinh nghèo hiếu học của 10 tỉnh khu vực Tây Bắc.

Quyền Linh kể về thời nhặt ve chai kiếm tiền mua gạo
Quyền Linh kể về thời nhặt ve chai kiếm tiền mua gạo

Những hồi tưởng gần đây của nam diễn viên về thời sinh viên nhặt ve chai, bơm xe dạo đầy cơ cực nhận đồng cảm lớn từ khán giả.

Quyền Linh kể về thời nhặt ve chai kiếm tiền mua gạo

Quyền Linh kể về thời nhặt ve chai kiếm tiền mua gạo

Những hồi tưởng gần đây của nam diễn viên về thời sinh viên nhặt ve chai, bơm xe dạo đầy cơ cực nhận đồng cảm lớn từ khán giả.

Khánh thành ngôi trường trị giá 22 tỷ đồng cho học sinh nghèo
Khánh thành ngôi trường trị giá 22 tỷ đồng cho học sinh nghèo

VOV.VN -Khoảng 300 học sinh nghèo và có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẽ được học trong ngôi trường khang trang này.

Khánh thành ngôi trường trị giá 22 tỷ đồng cho học sinh nghèo

Khánh thành ngôi trường trị giá 22 tỷ đồng cho học sinh nghèo

VOV.VN -Khoảng 300 học sinh nghèo và có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẽ được học trong ngôi trường khang trang này.

Đêm hội trăng rằm ở Đắk Lắk trao học bổng và xe đạp cho học sinh nghèo
Đêm hội trăng rằm ở Đắk Lắk trao học bổng và xe đạp cho học sinh nghèo

VOV.VN - Tối 23/9, tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk diễn ra Chương trình Đêm hội trăng rằm, với tham dự của gần 2.000 thiếu nhi địa phương.

Đêm hội trăng rằm ở Đắk Lắk trao học bổng và xe đạp cho học sinh nghèo

Đêm hội trăng rằm ở Đắk Lắk trao học bổng và xe đạp cho học sinh nghèo

VOV.VN - Tối 23/9, tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk diễn ra Chương trình Đêm hội trăng rằm, với tham dự của gần 2.000 thiếu nhi địa phương.

Người phụ nữ nhặt ve chai kiếm tiền vá đường
Người phụ nữ nhặt ve chai kiếm tiền vá đường

Hơn chục năm qua, bà Nguyễn Thị Phượng Thu (53 tuổi) giúp việc, nhặt ve chai dành dụm tiền tình nguyện vá những con đường ở TP Sa Đéc, Đồng Tháp. 

Người phụ nữ nhặt ve chai kiếm tiền vá đường

Người phụ nữ nhặt ve chai kiếm tiền vá đường

Hơn chục năm qua, bà Nguyễn Thị Phượng Thu (53 tuổi) giúp việc, nhặt ve chai dành dụm tiền tình nguyện vá những con đường ở TP Sa Đéc, Đồng Tháp.