Thi công đường vành đai 2,5: Tự ý rào chắn tường bê tông, ngăn lối đi của người dân

VOV.VN - Những ngày qua, nhiều người dân phường Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh về việc chủ đầu tư dự án tuyến đường vành đai 2,5 tự ý rào tường bê tông chắn ngang con đường dân sinh. Hành động này đang ngăn lối đi lại của người dân ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân tại đây.

Thay vì qua đường bằng lối đi dân sinh được mở, thì hơn nửa tháng qua, anh Bùi Văn Khuể, trú tại CT 1A, KĐT Định Công phải đi hơn một cây số để sang được đường.

Theo anh Khuể, việc chủ đầu tư dùng các tấm bê tông cao để ngăn người dân đi lại giữa 2 khu dân cư là hành động vô lý cản trở việc đi lại chính đáng của người dân trong khu vực và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông: “Bản thân những người đi làm và các cháu học sinh ở trong làng đi ra rất nhiều, rất bất tiện. Nếu rào chắn phải để lại 1 lối cho người ta đi lại thì thuận tiện hơn, rất dễ dàng. Bây giờ tự nhiên chắn kín đoạn này tự nhiên lại phải vòng đi rất xa, có chỗ sang đường người ta cũng ngăn luôn. Ví dụ dân ở bên kia muốn đổ xăng bên này thì lại phải đi rất xa, cũng chẳng có thông báo gì, tự người ta dựng lên thôi”.

Theo ghi nhận của PV, lối đi chính tiện lợi nhất nối giữa làng Định Công và KĐT mới Định Công nay đã bị chặn bằng tường rào bởi các tấm bê tông lớn cao khoảng 2m, kéo dài hàng trăm mét. Tuyến đường này từ lâu đã được người dân sử dụng để di chuyển thì nay chủ đầu tư đột ngột ngăn rào ngay chính giữa dải phân cách, ngăn đôi con đường.

Theo phản ánh của người dân, với lượng dân cư khoảng hơn 1600 hộ tại làng Định Công cùng với hàng trăm hộ dân của KĐT mới Định Công thì việc dựng hàng rào chắn như đang muốn “ngăn sông cấm chợ”, cản trở cuộc sống hàng ngày của người dân trong khu vực. Vì phải đi đường vòng, khoảng cách xa gấp nhiều lần trước đây nên trẻ nhỏ cũng không thể tự đi học, người già không thể tự qua đường, thậm chí có nhiều người muốn đổ xăng cũng phải đi mất 2 km thay vì vài trăm mét như trước đây.

Ông Nguyễn Bá Hoàng và anh Nguyễn Xuân Đức bức xúc: “Quá khó khăn chứ, tại vì lối đi sang cây xăng bây giờ phải mở 1 đường cho bà con người ta đi cắt sang KĐT lưu thông bao nhiêu năm rồi, bây giờ tự nhiên đem rào thế này rất bất tiện, bây giờ lại phải đi vòng tận cầu Định Công hoặc các ngõ.

Tất cả mọi người ở đây đều lưu thông qua tuyến đường này quá nhiều. Từ 6h30, 7h, 7h30 là đông đặc người dân, rào chắn thế này rất bất tiện cho người dân đi lại. Mà họ cũng chẳng thông báo gì, tự nhiên đem rào chắn đường thế này, bây giờ nếu muốn làm thì cũng phải làm đoạn dưới ngõ 92 đến Đầm Hồng chứ ở đây có liên quan gì đâu mà rào chắn. Chỉ mong các cơ quan chức năng làm việc với chủ đầu tư xem thế nào chứ để thế này người dân chúng tôi bất tiện lắm”.

“Đường của dự án 2.5 rào chắn thế này quá bất tiện cho người dân. Khi nhà thầu làm rào chắn thế này cũng không có thông báo, đến hiện tại người dân rất bức xúc. Mong các cơ quan chức năng vào cuộc để giải tỏa tâm lý cho người dân Định Công chúng tôi, cho các cháu đi học và người dân sinh sống ở khu vực này đi lại thuận tiện chứ không để thế này được, không pháp luật nào để ngăn sông cấm chợ trong thời buổi hiện nay”.

Thông tin với PV Kênh VOV Giao thông, lãnh đạo phường Định Công (Hoàng Mai) cho biết: Qua kiểm tra, lãnh đạo phường đã yêu cầu chủ đầu tư phải cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý, các phương án thi công rào chắn. Thế nhưng, chủ đầu tư vẫn chưa cung cấp được giấy tờ pháp lý liên quan đến việc thi công này.

Phường cũng đã có văn bản đề nghị chủ đầu tư trước mắt chỉ tháo dỡ riêng phần rào chắn đoạn giao cắt giữa khu đô thị và dự án để tạo điều kiện cho người dân lưu thông thế nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi của chủ đầu tư.

Theo điều 47, luật giao thông đường bộ năm 2008, khi thi công công trình trên đường bộ đang khai thác, đơn vị thi công chỉ được tiến hành khi có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thực hiện theo đúng nội dung của giấy phép và quy định của pháp luật về xây dựng.

Đơn vị thi công cũng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, nếu để xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hình ảnh thi công hầm chui đường Vành đai 2,5 giao với đường Giải Phóng
Hình ảnh thi công hầm chui đường Vành đai 2,5 giao với đường Giải Phóng

VOV.VN - Hầm chui tại nút giao giữa đường Vành đai 2,5 với đường Giải Phóng (QL 1A cũ), quận Hoàng Mai, TP Hà Nội quy mô 4 làn xe trên đường Vành đai 2,5 giao cắt với đường Giải Phóng, tổng chiều dài hầm và đường dẫn khoảng 890 m, trong đó: chiều dài hầm kín là 140 m; chiều dài đoạn hầm hở là 320ml; chiều dài đoạn đường chắn chữ L, đường dẫn vuốt nối vào đường hiện trạng dài 430m.

Hình ảnh thi công hầm chui đường Vành đai 2,5 giao với đường Giải Phóng

Hình ảnh thi công hầm chui đường Vành đai 2,5 giao với đường Giải Phóng

VOV.VN - Hầm chui tại nút giao giữa đường Vành đai 2,5 với đường Giải Phóng (QL 1A cũ), quận Hoàng Mai, TP Hà Nội quy mô 4 làn xe trên đường Vành đai 2,5 giao cắt với đường Giải Phóng, tổng chiều dài hầm và đường dẫn khoảng 890 m, trong đó: chiều dài hầm kín là 140 m; chiều dài đoạn hầm hở là 320ml; chiều dài đoạn đường chắn chữ L, đường dẫn vuốt nối vào đường hiện trạng dài 430m.

Tuyến đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Giải Phóng ngổn ngang, nhếch nhác
Tuyến đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Giải Phóng ngổn ngang, nhếch nhác

VOV.VN - Tuyến đường Vành đai 2,5, đoạn từ đường Đầm Hồng nối đường Giải Phóng, được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt năm 2002. Đến nay, sau 20 năm một dự án vẫn ngổn ngang bụi bặm, dây leo chằng chịt, mưa xuống nhiều chỗ thành vũng nước sình lầy nhếch nhác khiến người dân bức xúc.

Tuyến đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Giải Phóng ngổn ngang, nhếch nhác

Tuyến đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Giải Phóng ngổn ngang, nhếch nhác

VOV.VN - Tuyến đường Vành đai 2,5, đoạn từ đường Đầm Hồng nối đường Giải Phóng, được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt năm 2002. Đến nay, sau 20 năm một dự án vẫn ngổn ngang bụi bặm, dây leo chằng chịt, mưa xuống nhiều chỗ thành vũng nước sình lầy nhếch nhác khiến người dân bức xúc.