"Thọ Xuân huy động mọi nguồn lực hỗ trợ dân vùng lũ"

VOV- Bí thư Huyện ủy Thọ Xuân (Thanh Hóa) cho biết điều này khi trả lời phóng viên VOV online, chiều 14/9.

PV: Được biết, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản gửi các sở, ban ngành và UBND huyện Thọ Xuân về việc giao nhiệm vụ xác định nguyên nhân vỡ đê sông Cầu Chày. Ông có thể cho biết rõ hơn về thông tin này?


Ông Lê Công Minh

Ông Lê Công Minh: Vừa qua, lượng mưa rất lớn nên nước từ thượng nguồn ở huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh đổ xuống rất mạnh, lượng mưa khoảng 300 – 400 ml và mưa liên tục trong nhiều ngày.

Đê sông Cầu Chày (đê sông địa phương, không phải đê Trung ương) vòng vèo và đã tu bổ nhiều năm, nhưng năm nay lụt dồn xuống quá mức lịch sử nên bị vỡ. Trong khi từ đầu nguồn, cách khoảng 3 – 4 km thuộc huyện Xuân Vinh, mức nước chưa đến báo động 2 thì trên đây (sông Cầu Chày, xã Quảng Phú) đã đạt quá mức lịch sử, chênh nhau khoảng 8 – 10m.

Mặc dù huyện đã huy động các lực lượng ứng cứu nhưng ap lực nước mạnh và tràn dài nên gây vỡ đê. 

Hiện nay nước đã rút cơ bản, ở Quảng Phú còn khoảng 674 hộ ngập, ở Thọ Lập khoảng 350 hộ, Xuân Châu khoảng 250 hộ. Từ chiều 13/9, xe đã vào được Quảng Phú.

Nói chung, dưới sự chỉ đạo của tỉnh và các ngành trung ương, công tác khắc phục rất kịp thời. Hiện nay bà con tư tưởng đã ổn định và yên tâm.

PV: Các biện pháp trước mắt theo chỉ đạo của tỉnh Thanh Hóa và của huyện Thọ Xuân tập trung vào những vấn đề gì, thưa ông?

Ông Lê Công Vinh: Tinh thần tập trung xử lý của các cấp là rất cao. Ngay khi xảy ra sự cố, huyện đã tập trung cứu trợ hàng hoa, thiết bị kịp thời cho bà con. Sau lũ, công tác dọn dẹp môi trường, phun thuốc phòng dịch, xử lý nước sạch được tiến hành.

Trước hết, chúng ta phải tập trung cứu trợ gạo, mì tôm đảm bảo đời sống cho bà con ngay. Huyện sẽ xin Trung ương tiếp tục đảm bảo gạo từ 3-6 tháng cho người dân vùng lũ, còn hiện tại ở huyện thì tiếp tục giải quyết kịp thời.

Hỗ trợ trước hết là gạo, tiếp đó là đồ dùng sinh hoạt cho bà con, sách vở cho học sinh đến trường. Hiện công tác thu dọn nhà cửa, phun thuốc phòng trừ, quản lý nước sạch đang được tiến hành.

Theo chỉ đạo của tỉnh, huyện tập trung khắc phục ngay để người dân tổ chức sản xuất đảm bảo cho vụ đông và vụ chiêm xuân, chăm sóc các cây trồng còn lại, lúa thì phải thu hoạch, mía phải chăm sóc,...

Một công việc hết sức quan trọng nữa là phải xử lý ngay những đoạn đê bị vỡ, phải hàn khẩu ngay. Huyện đang thực hiện việc này.

Song song với đó là phải tính toán, nghiên cứu thực địa để xem vì sao mức lũ lại cao đến như vậy và từ đó có phương án giải quyết trong thời gian tới. 

Công tác khắc phục lũ lụt ở Thanh Hóa đang được khẩn trương tiến hành

PV: Từ nay đến cuối năm sẽ còn xảy ra bão lụt nhiều, huyện Thọ Xuân chủ động như thế nào để giảm bớt thiệt hại cho người dân?

Ông Lê Công Minh: Toàn bộ phương án phòng chống lũ lụt phải tập trung rất cao, sẵn sàng bởi vì Thọ Xuân là địa bàn nhiều sông, phải đảm bảo phương án 4 tại chỗ. Với những tuyến đê yếu phải rà soát và có biện pháp tu bổ ngay, phải đảm bảo an toàn so với trước, cái gì khó khăn quá thì xin sự hỗ trợ từ Trung ương.

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa trong cuộc họp vừa đây cũng đã kết luận chỉ đạo khắc phục hậu quả bão lụt, giải quyết đời sống cho bà con, không được để cho bà con không có gạo ăn. Hỗ trợ kịp thời để các cháu học sinh học hành. Với Thọ Xuân, lực lượng thanh niên cũng tham gia giúp bà con trong thu hoạch, dọn dẹp,...

Vừa qua, hội đồng hương, con em làm ăn ở xa, các tỉnh bạn cũng ủng hộ người dân bị thiệt hại rất kịp thời, là nguồn động viên để người dân vượt qua khó khăn.

PV: Theo ông, đâu là cái khó khăn nhất của Thọ Xuân trong giải quyết hậu quả mưa lũ vừa qua?

Ông Lê Công Minh: Khó khăn nhất là đảm bảo đầy đủ giống má cho sản xuất vụ đông, chiêm xuân, và tập trung lo cho đời sống bà con gặp nạn.

Về những tuyến đê xung yếu, đặc biệt là đê Trung ương cầ phải có sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh chứ huyện không đủ khả năng, mà cái này phải thực hiện ngay.

Vừa qua, lũ lụt cũng gây thiệt hại lớn về đường sá giao thông, kênh mương nội đồng, cơ sở hạ tầng. Ước tính thiệt hại tại 3 xã lên tới 247 tỷ đồng. Khắc phục điều này là khó khăn lớn nhất.

PV: Trở lại vấn đề vỡ đê ở sông Cầu Chày, nguyên nhân ban đầu đã được đánh giá như thế nào, thưa ông?

Ông Lê Công Minh: Ngay khi xảy ra sự cố, Cục Đê điều và Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn đã cử cán bộ đến nghiên cứu ngay. Nguyên nhân ban đầu là do khách quan.

Công tác nghiên cứu phải thực hiện thêm để đánh giá về cao độ, cao trình, lượng nước, địa hình… để đánh giá một cách chính xác. Như tôi đã nói, lượng nước dồn về lớn một cách bất thường nên không kịp trở tay. Về phía huyện, công tác phòng chống lụt bão luôn sẵn sàng và chủ động.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Làm rõ trách nhiệm trong việc đê vỡ ở Thanh Hóa
Làm rõ trách nhiệm trong việc đê vỡ ở Thanh Hóa

(VOV) -Hàng trăm mét đê bao, đê bối bị vỡ gây ngập lụt hàng nghìn ngôi nhà, thiệt hại hơn 900 tỷ đồng.

Làm rõ trách nhiệm trong việc đê vỡ ở Thanh Hóa

Làm rõ trách nhiệm trong việc đê vỡ ở Thanh Hóa

(VOV) -Hàng trăm mét đê bao, đê bối bị vỡ gây ngập lụt hàng nghìn ngôi nhà, thiệt hại hơn 900 tỷ đồng.

Đập Tây Nguyên ở Nghệ An bị vỡ là do tổ mối
Đập Tây Nguyên ở Nghệ An bị vỡ là do tổ mối

Nguyên nhân vỡ đập là do tổ mối nằm trong thân đập cũ, lõi của đập cũ được đắp bằng thủ công, đất dùng đắp đập không đảm bảo.

Đập Tây Nguyên ở Nghệ An bị vỡ là do tổ mối

Đập Tây Nguyên ở Nghệ An bị vỡ là do tổ mối

Nguyên nhân vỡ đập là do tổ mối nằm trong thân đập cũ, lõi của đập cũ được đắp bằng thủ công, đất dùng đắp đập không đảm bảo.