Thời lượng dạy về an toàn giao thông trong trường học còn hạn hẹp

VOV.VN - Ngày 18/10, tại tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Hội nghị tổng kết 5 năm triển khai, thực hiện Chương trình phối hợp số 415 giữa Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia với Bộ GD-ĐT về tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên giai đoạn 2019-2024.

Báo cáo kết quả Chương trình phối hợp, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT) Trần Văn Đạt cho biết, trong 5 năm thực hiện Chương trình phối hợp, Bộ GD-ĐT đã ban hành các văn bản chỉ đạo và triển khai các hoạt động về giáo dục an toàn giao thông trong trường học.

Nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về chuyên môn và các định hướng cụ thể, Bộ GD-ĐT đã đưa công tác giáo dục an toàn giao thông là một trong những tiêu chí bình xét, đánh giá thi đua hàng năm của ngành.

Các cơ sở giáo dục đã chủ động tăng cường công tác giáo dục pháp luật ngoại khóa về an toàn giao thông bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động, đa dạng, phù hợp từng lứa tuổi từ mầm non đến giáo dục phổ thông, đảm bảo tối thiểu ít nhất 5 tiết/1 học kỳ đối với học sinh lớp đầu cấp và 3 tiết/1 học kỳ đối với các lớp khác.

Để triển khai hiệu quả tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên, Bộ GD-ĐT đã phối hợp Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an, các tổ chức và địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên, nhằm nâng cao kiến thức, ý thức, thái độ và ứng xử có văn hóa của học sinh, sinh viên khi tham gia giao thông.

Sau 5 năm thực hiện Chương trình phối hợp, công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học đã có chuyển biến rõ rệt trong nhận thức pháp luật về an toàn giao thông của các cơ sở giáo dục, hàng năm chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên vẫn còn gặp một số hạn chế như ý thức chấp hành các quy định về an toàn giao thông của học sinh, sinh viên có chuyển biến nhưng tính tự giác chưa cao, thời lượng giảng dạy về an toàn giao thông trong chương trình chính khóa còn hạn hẹp, phương pháp giảng dạy còn cứng nhắc chưa tạo ra hứng thú cho học sinh, sinh viên, giáo viên dạy an toàn giao thông đều là giáo viên kiêm nhiệm…

Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi nhấn mạnh vai trò quan trọng của công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học. Trong đó, đặc biệt lưu ý việc đổi mới đồng bộ hình thức giảng dạy trong các nhà trường và vai trò của người đứng đầu trong công tác triển khai giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên.

“Nơi nào lãnh đạo quan tâm thì nơi đó làm tốt. Do đó phải phát huy hiệu quả sự chỉ đạo, lãnh đạo, nhận thức của người đứng đầu các đơn vị trong công tác này”, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói. 

Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi cũng lưu ý, những cách làm, mô hình phối hợp hay tại các địa phương cần được báo cáo, chia sẻ và lựa chọn để nhân rộng thành mô hình phổ biến. Trong khi làm, khi triển khai việc phân công trách nhiệm, công việc cần phải rõ ràng, cụ thể.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cũng khẳng định, để công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên được triển khai hiệu quả, cần có sự vào cuộc quyết liệt của toàn xã hội. Đặc biệt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội cần được xây dựng vững chắc; các chế tài xử lý phải có tính răn đe, quyết liệt, đầy đủ.

Nhân dịp này, 15 cá nhân và 18 tập thể có thành tích trong 5 năm triển khai Chương trình phối hợp số 415 giữa Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia với Bộ GD-ĐT về tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên giai đoạn 2019-2024 đã được nhận Bằng khen Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bắc Ninh lan tỏa các mô hình bảo đảm an toàn giao thông trong trường học
Bắc Ninh lan tỏa các mô hình bảo đảm an toàn giao thông trong trường học

VOV.VN - Ngành Giáo dục tỉnh Bắc Ninh sẽ tập trung tuyên truyền, phổ biến sâu rộng hơn nữa Bộ quy tắc “Văn hóa giao thông của người Bắc Ninh” đến toàn bộ cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên, phụ huynh; thực hiện hiệu quả các chương trình phối hợp với các ngành, địa phương để củng cố, phát huy hiệu quả các mô hình về bảo đảm trật tự ATGT đã xây dựng.

Bắc Ninh lan tỏa các mô hình bảo đảm an toàn giao thông trong trường học

Bắc Ninh lan tỏa các mô hình bảo đảm an toàn giao thông trong trường học

VOV.VN - Ngành Giáo dục tỉnh Bắc Ninh sẽ tập trung tuyên truyền, phổ biến sâu rộng hơn nữa Bộ quy tắc “Văn hóa giao thông của người Bắc Ninh” đến toàn bộ cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên, phụ huynh; thực hiện hiệu quả các chương trình phối hợp với các ngành, địa phương để củng cố, phát huy hiệu quả các mô hình về bảo đảm trật tự ATGT đã xây dựng.

Yên Bái  xây dựng mô hình "Tổ tự quản về giao thông trật tự tại cổng trường học"
Yên Bái xây dựng mô hình "Tổ tự quản về giao thông trật tự tại cổng trường học"

VOV.VN - Thời gian qua, tình hình trật tự an toàn giao thông tại các khu vực trường học ở Yên Bái đã được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn mối nguy về tai nạn giao thông. Các địa phương và đơn vị trường học đã phối hợp với lực lượng công an triển khai nhiều biện pháp, trong đó có xây dựng mô hình "Tổ tự quản về giao thông trật tự tại cổng trường học".

Yên Bái  xây dựng mô hình "Tổ tự quản về giao thông trật tự tại cổng trường học"

Yên Bái xây dựng mô hình "Tổ tự quản về giao thông trật tự tại cổng trường học"

VOV.VN - Thời gian qua, tình hình trật tự an toàn giao thông tại các khu vực trường học ở Yên Bái đã được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn mối nguy về tai nạn giao thông. Các địa phương và đơn vị trường học đã phối hợp với lực lượng công an triển khai nhiều biện pháp, trong đó có xây dựng mô hình "Tổ tự quản về giao thông trật tự tại cổng trường học".

Vì sao cần lắp camera gần trường học ghi hình học sinh vi phạm giao thông?
Vì sao cần lắp camera gần trường học ghi hình học sinh vi phạm giao thông?

VOV.VN - Thời gian qua, trên địa bàn cả nước đã xảy ra không ít vụ tai nạn giao thông thương tâm liên quan học sinh, độ tuổi chỉ từ 6-18 tuổi, để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới.

Vì sao cần lắp camera gần trường học ghi hình học sinh vi phạm giao thông?

Vì sao cần lắp camera gần trường học ghi hình học sinh vi phạm giao thông?

VOV.VN - Thời gian qua, trên địa bàn cả nước đã xảy ra không ít vụ tai nạn giao thông thương tâm liên quan học sinh, độ tuổi chỉ từ 6-18 tuổi, để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới.

// POLL JS