Thông tư 30 của Bộ Y tế liệu có khả thi?

(VOV) -Không phải những người kinh doanh đường phố, vỉa hè nào cũng thực hiện được những điều kiện như trong Thông tư.

Ngày 20/1, Thông tư 30 của Bộ Y tế quy định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố sẽ có hiệu lực. Đây được coi là hành lang pháp lý cơ bản để quản lý hiệu quả hơn các cơ sở kinh doanh ăn uống đường phố, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, nhiều người đang băn khoăn về tính khả thi của Thông tư khi đi vào cuộc sống.

Hiện nay thành phố Hà Nội có khoảng 47.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, trong đó loại hình dịch vụ ăn uống đường phố chiếm tới hơn 26.000 cơ sở. Ăn uống ở các quán ăn vỉa hè được nhiều người lựa chọn vì sự tiện lợi và giá cả phù hợp với nhu cầu của đại đa số người tiêu dùng.

Chính vì thế, các quán ăn vỉa hè mọc lên ngày càng nhiều, tuy nhiên vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm thì lại chưa đảm bảo khiến số người bị ngộ độc thức ăn ngày càng gia tăng. Do vậy, Thông tư 30 của Bộ Y tế ra đời nhận được sự đồng thuận rất cao từ phía người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Khánh Đức, ở phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, công nhân xây dựng, cho biết: “Chúng tôi là những người dân lao động. Khi được tham khảo Thông tư 30 của Bộ Y tế, chúng tôi rất đồng tình vì qua đó, mọi điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mọi hàng quán ăn vỉa hè sẽ được đảm bảo tốt hơn cho những người tiêu dùng như chúng tôi. Nhưng nếu muốn Thông tư có hiệu quả thì Bộ Y tế cần tuyên truyền rộng rãi để những người kinh doanh hàng ăn đường phố hiểu rõ và phải có thời gian để họ thay đổi và làm theo”.   

Đối với những người kinh doanh đường phố, vỉa hè, Thông tư 30 ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của họ, vì không phải hộ dân nào cũng thực hiện được những điều kiện trong Thông tư. Chẳng hạn như: quy định kinh doanh thức ăn đường phố phải có khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn, đồ uống đảm bảo vệ sinh; phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng gây hại; có đủ trang thiết bị, dụng cụ để chế biến, bảo quản, bày bán riêng biệt thực phẩm sống và thức ăn chín; hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ thực phẩm…

Không chỉ người dân mà ngay cả lực lượng thực thi Thông tư 30 là chính quyền các phường, xã hiện cũng đang thấy khó khăn và bất cập khi triển khai. Ông Phạm Chi Linh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm cho biết, đến thời điểm này, các lực lượng chức năng của phường chưa được tập huấn hay phổ biến về nội dung thanh tra, kiểm tra theo Thông tư 30, cũng chưa biết các chế tài xử phạt đối với các cơ sở vi phạm sẽ như thế nào. Theo ông, chỉ còn ít ngày nữa Thông tư 30 có hiệu lực, việc triển khai sẽ rất khó khăn.

Những quy định trong Thông tư 30 của Bộ Y tế là cụ thể hóa những nội dung quy định tại Luật An toàn thực phẩm. Đây là những quy định cần thiết để quản lý hiệu quả hơn các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, việc thực thi cần phải có lộ trình cụ thể theo từng giai đoạn; phải có biện pháp quản lý thực phẩm ngay từ khâu sản xuất và nhập khẩu hàng hoá./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chưa áp dụng cấp phép tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh
Chưa áp dụng cấp phép tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh

(VOV) - Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ động áp dụng việc cấp giấy phép khi cần thiết.

Chưa áp dụng cấp phép tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh

Chưa áp dụng cấp phép tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh

(VOV) - Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ động áp dụng việc cấp giấy phép khi cần thiết.

Bình Dương: Phát hiện hàng chục tấn thực phẩm quá hạn
Bình Dương: Phát hiện hàng chục tấn thực phẩm quá hạn

(VOV) -Tất cả số hàng như gà, vịt, giò thủ… đều không ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng trên bao bì.

Bình Dương: Phát hiện hàng chục tấn thực phẩm quá hạn

Bình Dương: Phát hiện hàng chục tấn thực phẩm quá hạn

(VOV) -Tất cả số hàng như gà, vịt, giò thủ… đều không ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng trên bao bì.

Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời về an toàn thực phẩm
Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời về an toàn thực phẩm

(VOV) - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định: Sẽ áp dụng mức xử phạt cao nhất trên 100 triệu đồng với cơ sở vi phạm.

Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời về an toàn thực phẩm

Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời về an toàn thực phẩm

(VOV) - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định: Sẽ áp dụng mức xử phạt cao nhất trên 100 triệu đồng với cơ sở vi phạm.