Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật, hành động thiết thực vì môi trường

VOV.VN - 45 bể thu gom vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đã và đang giúp cho môi trường nông thôn ở xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng xanh, sạch, đẹp.

Mô hình bể thu gom vỏ, bao bì cũng tác động tích cực đến ý thức của người nông dân trong việc bảo vệ môi trường, không còn tình trạng vứt rác thải nông nghiệp nhất là bao bì thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi nữa. 

Nông dân thay đổi thói quen xấu

Ông Từ Đức Lợi là một trong những hộ gia đình sở hữu nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn ở ấp Trà Canh

A1, xã Thuận Hoà với khoảng 10 ha đất trồng lúa và 10 ha đất trồng sen. Do vậy, hàng năm ông luôn sử dụng số lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật để phục vụ cho việc sản xuất. Để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường từ chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng, ông thường xuyên thu gom để ở một khu đất trống của gia đình, đồng thời tiêu huỷ bằng cách thiêu đốt bỏ, không đảm bảo môi trường. Khoảng 2 tháng nay, khi mô hình bể thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được Hội nông dân xã triển khai, những rác thải đó được ông thu gom và bỏ vào hết trong bể chứa.

Ông Lợi cho biết: "Trước đây mình thu gom, đem để một chỗ ở một gốc nào đó rồi thiêu huỷ. Sau này có bể thì bỏ vào bể chứa, nó thuận lợi hơn. Mình không đốt nữa, chỉ cần bỏ vào bể sạch sẽ hơn, trước bà con cũng hay bỏ ngoài đồng dơ bẩn.

Thuận Hoà là xã thuần nông của huyện Châu Thành, đây cũng là địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống. Hiện nay, nông dân địa phương đang trong giai đoạn chăm sóc lúa Hè Thu. Với mô hình thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau thu hoạch, tại các cánh đồng của xã Thuận Hoà giờ đây đã không còn tình trạng bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng được vứt bỏ tràn lan nữa.

Môi trường ruộng đồng sạch sẽ

Ông Nguyễn Thành Út, Chi hội trưởng chi hội Nông dân ấp Trà Canh A1, xã Thuận Hoà chia sẻ, nông dân ấp Trà Canh A1 chủ yếu làm nghề trồng lúa, sen và hoa màu. Nếu như trước đây, chỉ có vài người có ý thức thu gom rác thải thuốc bảo vệ thực vật tránh làm ô nhiễm môi trường nguồn nước thì phần lớn người dân tiện tay vứt bỏ ngay tại ruộng sau khi sử dụng xong. Với mô hình bể thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật được triển khai hơn 2 tháng nay, bước đầu đã thay đổi được nhận thức và thói quen của các hộ nông dân về bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Ông Út nói: "Từ khi triển khai bể này bà con cũng dần dần ý thức bỏ vào bể. Một số bao bì, chai lọ mà tận dụng bán ve chai được bà con cũng tách ra để có nguồn thu nhập nho nhỏ. Đó là khả thi bước đầu. Tuy vậy đối với hội viên cũng còn vài trường hợp còn vứt bỏ vì vậy mà mình tiếp tục tuyên truyền theo kiểu mưa dầm thấm lâu. Tôi nghĩ rằng, nếu 10 người có 7 người làm 3 người kia cũng phải làm theo thôi".

Còn ông Lý Đông, Bí thư Chi bộ ấp Trà Canh B, xã Thuận Hoà cho hay, ấp có 345 ha đất trồng lúa với 700 hộ, mỗi năm làm 3 vụ. Nhờ được hội nông dân xã hỗ trợ 16 bể chứa chai, lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng, hiện nay cánh đồng lúa trong ấp luôn đảm bảo sạch sẽ các vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

"Về phía ấp  cũng thực hiện khá tốt trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia. Sau mỗi lần họp chi bộ thì chi bộ cũng tuyên truyền ra đoàn thể, các ban nhân dân ấp, sau đó đoàn thể sẽ tuyên truyền đến hội viên, đoàn viên của mình để thực hiện tốt vệ sinh môi trường của địa phương"- ông Đông nói.

Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ dịch hại, bảo vệ năng suất, tăng sản lượng cây trồng là yếu tố quan trọng. Đáng chú ý, phần lớn bao bì thuốc bảo vệ thực vật đều được làm từ nilon, nhựa rất khó phân hủy, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng vẫn còn tồn dư một lượng thuốc bảo vệ thực vật nhất định, nếu vứt bỏ không đúng nơi quy định sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khoẻ của con người. Vì vậy, việc thu gom, xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định sẽ góp phần giảm tác động xấu, hạn chế những hệ luỵ tiềm ẩn về sức khoẻ và đảm bảo môi trường sản xuất nông nghiệp ổn định, an toàn.

Ông Sơn Minh Hoàng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thuận Hoà cho biết, mô hình bể thu gom bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật qua sử dụng được triển khai tại địa phương từ đầu vụ lúa Hè Thu năm nay do phòng NN - PTNT và phòng Tài nguyên và Môi trường huyện hỗ trợ với 45 bể chứa đặt tại các ấp. Chu kỳ khoảng trên 3 tháng một lần sẽ thu gom các vỏ bao bì, thuốc bảo vệ thực vật tại các bể chứa đến nơi xử lý theo quy định. Thời gian qua, Hội nông dân xã luôn đẩy mạnh công tác phối hợp với các đoàn thể, Ban nhân dân ấp tổ chức tuyên sâu rộng đến toàn thể nhân dân về tác hại của rác thải bảo vệ thực vật cũng như hướng dẫn người dân phân loại rác thải, thu gom đúng nơi quy định. Ông Sơn Minh Hoàng, cho biết thêm: "Với mô hình, Hội phối hợp với Ban nhân dân các ấp thực hiện đặt tại các ngã 3, ngã 4, khu vực bà con sản xuất tập trung để khi người dân mình sử dụng xong thì mình có thể thu gom bỏ vào tiện lợi hơn, xã quá thì cũng khó cho người dân".

Việc thực hiện bể thu gom thuốc bảo vệ thực vật giúp người nông dân thay đổi dần thói quen không còn vứt rác thải bảo vệ thực vật trực tiếp ngay tại bờ ruộng, góc vườn sau khi sử dụng mà đã cho vào bể chứa, từ đó, góp phần chung tay cùng hoàn thiện tiêu chí môi trường đối với xã Thuận Hòa trong việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàng chục tấn vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật được thu gom, xử lý tại khu vực ĐBSCL
Hàng chục tấn vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật được thu gom, xử lý tại khu vực ĐBSCL

VOV.VN - Hôm nay 4/1, Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (Tập đoàn Lộc Trời) phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kiên Giang, An Giang, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức tổng kết giai đoạn 1 chương trình "Cùng nông dân bảo vệ môi trường" tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Hàng chục tấn vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật được thu gom, xử lý tại khu vực ĐBSCL

Hàng chục tấn vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật được thu gom, xử lý tại khu vực ĐBSCL

VOV.VN - Hôm nay 4/1, Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (Tập đoàn Lộc Trời) phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kiên Giang, An Giang, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức tổng kết giai đoạn 1 chương trình "Cùng nông dân bảo vệ môi trường" tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm: Hài hòa lợi ích giữa các bên
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm: Hài hòa lợi ích giữa các bên

VOV.VN - Hơn 1.100 nông dân được tập huấn về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả là thông tin được công bố tại lễ tổng kết “Chương trình hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả, có trách nhiệm”.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm: Hài hòa lợi ích giữa các bên

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm: Hài hòa lợi ích giữa các bên

VOV.VN - Hơn 1.100 nông dân được tập huấn về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả là thông tin được công bố tại lễ tổng kết “Chương trình hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả, có trách nhiệm”.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

VOV.VN - Trong 2 ngày 3-4/11, tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức hội thảo và tập huấn “Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Tây Nguyên” với sự tham gia của đại diện lãnh đạo và cán bộ Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật 5 tỉnh Tây Nguyên

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

VOV.VN - Trong 2 ngày 3-4/11, tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức hội thảo và tập huấn “Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Tây Nguyên” với sự tham gia của đại diện lãnh đạo và cán bộ Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật 5 tỉnh Tây Nguyên