Tiến sĩ 9x bỏ mức lương “khủng” trời Tây về nước để chăm sóc sức khỏe cộng đồng

VOV.VN - Với niềm đam mê y khoa và giảng dạy, TS Lê Ngọc An (SN 1990) đã quyết định từ bỏ nhiều cơ hội việc làm, nghiên cứu tốt sau khi gắn bó 12 năm tại Thụy Sỹ để trở về Việt Nam tham gia vào công tác giảng dạy, nghiên cứu, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Trở về Việt Nam công tác, hiện TS Lê Ngọc An đang là giảng viên Trường ĐH Y dược (ĐH Quốc gia Hà Nội). TS Lê Ngọc An cho biết, bản thân anh luôn đam mê y dược và giảng dạy, bởi vậy, trong suốt 12 năm học tập và nghiên cứu ở nước ngoài, anh luôn mong muốn sẽ sớm về nước để truyền đạt kiến thức cũng như cảm hứng về ngành dược mà bản thân đã được học hỏi cho các thế hệ sinh viên trong nước.

Kể về hành trình học tập và nghiên cứu của mình, TS Lê Ngọc An cho biết, sau khi tốt nghiệp ĐH Dược Hà Nội, anh được nhận học bổng du học tại Châu Âu. Năm 2020, anh hoàn thành nghiên cứu và nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Zurich (Thụy Sĩ). Trong quá trình học tập tại trời Tây, TS An nhận thấy có nhiều kiến thức lần đầu tiên được tiếp thu: "Càng học những thứ mới, tôi càng khao khát ý niệm làm sao để những thế hệ sau cũng sớm được tiếp cận những kiến thức này, để đóng góp cho xã hội, giúp nâng cao sức khỏe, chất lượng sống của người Việt”.

Cũng bởi suy nghĩ này, sau khi nhận bằng, Tiến sĩ Lê Ngọc An nhanh chóng thu xếp công việc trở về Việt Nam.

“Thời điểm tôi quyết định về nước, ở Thụy Sỹ cũng có những cơ hội làm việc với mức lương và chế độ phúc lợi rất cao. Nhiều bạn bè và người thân cũng khuyên tôi nên ở lại làm việc để được nghiên cứu và phát triển tốt hơn. Nhưng bản thân tôi cho rằng, nếu thực sự cố gắng và đam mê, mong muốn cống hiến cho xã hội thì ở đâu cũng luôn có những cơ hội tốt”, Tiến sĩ An nói.

Về nước và nhận lời mời làm giảng viên Trường ĐH Y dược (ĐH Quốc gia Hà Nội), vị Tiến sĩ 9x thừa nhận thời gian đầu khá “chật vật” để làm quen với môi trường làm việc mới và cách tổ chức công việc trong cơ quan nhà nước. Dù đã được học và nghiên cứu trong môi trường rất chuyên nghiệp tại Thụy Sĩ, song để áp dụng vào bối cảnh tại Việt Nam đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo hơn. 

Biến mạng xã hội thành công cụ giáo dục hiệu quả

Là một giảng viên trẻ 9x, hiểu rõ về sức mạnh của các nền tảng số cũng như mạng xã hội, khi về nước, TS Lê Ngọc An đã nghiên cứu, tìm tòi để tự làm những clip chia sẻ về các kiến thức như chăm sóc sức khỏe tổng thể, sức khỏe tinh thần, dinh dưỡng trên tiktok với mong muốn biến nền tảng này thành một công cụ giáo dục hiện đại. Với cách làm này, TS An không chỉ truyền đạt được kiến thức của mình đến với nhiều sinh viên ngành y dược hơn nữa, mà còn là nguồn thông tin bổ ích giúp cộng đồng hiểu đúng và chăm sóc sức khỏe hiệu quả hơn.

“Vài năm trước tôi vô tình xem được những đoạn clip về sức khỏe trên mạng xã hội, nhưng điều khiến tôi đau đáu nhất và cũng là sai lầm lớn nhất của nhiều người Việt đó là tin tưởng vào những thông tin sai lệch, thậm chí những trào lưu phản khoa học trên mạng xã hội. Việc làm theo những thông tin không chính xác có thể gây hậu quả nghiêm trọng về mặt sức khỏe”, TS An chia sẻ thêm về lý do dựa chọn mạng xã hội để chia sẻ kiến thức chuyên môn.

Nhờ cách truyền tải nhẹ nhàng, hài hước nhưng đầy đủ thông tin, các video của TS An thường xuyên đạt hàng triệu lượt xem, trở thành nguồn tham khảo tin cậy cho nhiều sinh viên nói riêng và cộng đồng nói chung.

Nhiều người từng đặt câu hỏi: "Liệu việc sáng tạo nội dung có làm xao lãng công việc giảng dạy không?". Trả lời về vấn đề này, Tiến sĩ An nhấn mạnh rằng, cả hai công việc đều bổ trợ lẫn nhau. "Giảng dạy và sáng tạo nội dung là hai công việc nghiêm túc. Tôi luôn đảm bảo rằng công việc chuyên môn không bị ảnh hưởng và vẫn đạt được kết quả tốt nhất.

Thực tế, chính việc sáng tạo nội dung đã giúp tôi nâng cao kỹ năng truyền đạt kiến thức, từ đó cải thiện phương pháp giảng dạy trên giảng đường. Ngược lại, những kiến thức y học chuyên sâu được cập nhật trong quá trình giảng dạy cũng là nguồn cảm hứng để tạo ra những video chất lượng, hữu ích cho cộng đồng”.

Giảng viên Trường ĐH Y dược (ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ, trong thời gian tới, anh đặt mục tiêu tiếp tục nâng cao chuyên môn, cải tiến phương pháp giảng dạy, nghiên cứu để mang lại những kiến thức mới nhất, bổ ích nhất cho sinh viên, đồng thời tiếp tục lan tỏa những kiến thức khoa học sức khỏe bổ ích đến đông đảo cộng đồng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nữ giảng viên trẻ “cháy hết mình” với tình yêu môi trường
Nữ giảng viên trẻ “cháy hết mình” với tình yêu môi trường

VOV.VN - Gặp Hoàng Thảo trong quán trà nhỏ trên phố cổ Hà Nội, tôi không khỏi bất ngờ khi thấy một cô gái thông minh với vóc dáng nhỏ nhắn, đôi mắt một mí và nụ cười tinh nghịch với chiếc răng khểnh duyên dáng lại có một nghị lực lớn để theo đuổi khát vọng bảo vệ môi trường, lan tỏa lối sống xanh.

Nữ giảng viên trẻ “cháy hết mình” với tình yêu môi trường

Nữ giảng viên trẻ “cháy hết mình” với tình yêu môi trường

VOV.VN - Gặp Hoàng Thảo trong quán trà nhỏ trên phố cổ Hà Nội, tôi không khỏi bất ngờ khi thấy một cô gái thông minh với vóc dáng nhỏ nhắn, đôi mắt một mí và nụ cười tinh nghịch với chiếc răng khểnh duyên dáng lại có một nghị lực lớn để theo đuổi khát vọng bảo vệ môi trường, lan tỏa lối sống xanh.

Giảng viên trẻ nhiệt huyết với phong trào đoàn thanh niên
Giảng viên trẻ nhiệt huyết với phong trào đoàn thanh niên

VOV.VN - Gần 10 năm gắn bó với công tác giảng dạy tại trường chính trị tỉnh Đắk Lắk cũng là từng ấy thời gian anh Phạm Văn Dương gắn bó với công tác đoàn và phong trào thanh niên ở cơ sở.

Giảng viên trẻ nhiệt huyết với phong trào đoàn thanh niên

Giảng viên trẻ nhiệt huyết với phong trào đoàn thanh niên

VOV.VN - Gần 10 năm gắn bó với công tác giảng dạy tại trường chính trị tỉnh Đắk Lắk cũng là từng ấy thời gian anh Phạm Văn Dương gắn bó với công tác đoàn và phong trào thanh niên ở cơ sở.

Nữ giảng viên Mỹ gốc Việt muốn dạy tiếng Anh cho trẻ em nghèo
Nữ giảng viên Mỹ gốc Việt muốn dạy tiếng Anh cho trẻ em nghèo

Sinh ra ở Bến Tre và lớn lên ở Mỹ Tho (Tiền Giang) trong một gia đình bốn đời làm giáo viên, Giang Thanh cũng kế thừa truyền thống đó.

Nữ giảng viên Mỹ gốc Việt muốn dạy tiếng Anh cho trẻ em nghèo

Nữ giảng viên Mỹ gốc Việt muốn dạy tiếng Anh cho trẻ em nghèo

Sinh ra ở Bến Tre và lớn lên ở Mỹ Tho (Tiền Giang) trong một gia đình bốn đời làm giáo viên, Giang Thanh cũng kế thừa truyền thống đó.