Tìm cách để người lao động không mất việc vì tay nghề kém

VOV.VN -Tổ thức Lao Động Quốc Tế (ILO) cho biết, 74% trong tổng số lao động ngành chế biến, chế tạo của Việt Nam có mức độ rủi ro cao.

Theo khảo sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, hiện tỷ lệ lao động có trình độ phổ thông, tay nghề thấp còn cao, số lao động qua đào tạo chỉ chiếm khoảng hơn 20% lực lượng lao động.

Để đáp ứng quá trình chuyển đổi công nghệ, doanh nghiệp cần thực hiện song song giữa đổi mới máy móc, thiết bị với việc đào tạo và đào tạo lại cho người lao động, tránh gây tình trạng người lao động bị mất việc do không đáp ứng được công việc.

Các cơ sở đào tạo nghề cần tăng cường nhiều hơn nữa việc kết nối với doanh nghiệp.

Nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ cho người lao động, doanh nghiệp đảm bảo việc làm. Theo đó, có các chính sách hỗ trợ đào tạo, cập nhật hệ thống dịch vụ việc làm giúp người lao động tìm kiếm những việc làm ở các doanh nghiệp khác.

Ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học, Lao động và Xã hội (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết, các thông tin về việc làm cần được phổ biến rộng rãi hơn để người lao động tiếp cận và tìm đến doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng.

Các cơ sở đào tạo nghề cần tăng cường nhiều hơn nữa việc kết nối với doanh nghiệp, tránh tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, đào tạo sinh viên không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

“Hiện nay, chúng ta đang có định hướng về cải cách giáo dục nghề nghiệp, gắn kết giữa đào tạo với doanh nghiệp, đào tạo theo nhu cầu thì trường. Bước chuyển biến này đang có ảnh hưởng tích cực đến thị trường lao động và nhiều doanh nghiệp, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đang tham gia ngày càng tích cực hơn với các cơ sở đào tạo nghề hoàn thiện hệ thống chương trình, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên đến doanh nghiệp thực tập, giảm thiểu được bất cập giữa bằng cấp và năng lực thực sự, bất cập về việc học sinh tốt nghiệp ra không đáp ứng được yêu cầu công việc”, ông Đào Quang Vinh cho biết./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Năng suất lao động là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế
Năng suất lao động là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế

VOV.VN -  Nếu không tăng nhanh năng suất lao động, Việt Nam không thể nâng cao tốc độ tăng trưởng GDP.

Năng suất lao động là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế

Năng suất lao động là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế

VOV.VN -  Nếu không tăng nhanh năng suất lao động, Việt Nam không thể nâng cao tốc độ tăng trưởng GDP.

Năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 7% của Singapore
Năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 7% của Singapore

VOV.VN - Việc tìm ra giải pháp thiết thực để tăng năng suất lao động có tác dụng quyết định đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững.

Năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 7% của Singapore

Năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 7% của Singapore

VOV.VN - Việc tìm ra giải pháp thiết thực để tăng năng suất lao động có tác dụng quyết định đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững.

Tăng lương tối thiểu nhanh hơn năng suất lao động: Nguy cơ bất ổn kinh tế
Tăng lương tối thiểu nhanh hơn năng suất lao động: Nguy cơ bất ổn kinh tế

VOV.VN - Các chuyên gia kinh tế lo ngại lương tối thiểu của liên tục tăng, mức tăng cao hơn năng suất lao động sẽ tác động xấu đến nền kinh tế. 

Tăng lương tối thiểu nhanh hơn năng suất lao động: Nguy cơ bất ổn kinh tế

Tăng lương tối thiểu nhanh hơn năng suất lao động: Nguy cơ bất ổn kinh tế

VOV.VN - Các chuyên gia kinh tế lo ngại lương tối thiểu của liên tục tăng, mức tăng cao hơn năng suất lao động sẽ tác động xấu đến nền kinh tế. 

Phải làm gì khi năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn Lào?
Phải làm gì khi năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn Lào?

VOV.VN - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, ngoài nâng cao chất lượng dạy nghề cần rà soát lại hệ thống trường nghề, kiên quyết giải thể các trường yếu kém.

Phải làm gì khi năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn Lào?

Phải làm gì khi năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn Lào?

VOV.VN - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, ngoài nâng cao chất lượng dạy nghề cần rà soát lại hệ thống trường nghề, kiên quyết giải thể các trường yếu kém.