Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nói gì về khẩu hiệu còn 1 học sinh cũng dạy trực tiếp?

VOV.VN - Hiện nay nhiều ý kiến đang lo ngại về mức độ an toàn khi đưa học sinh trở lại trường trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, số ca F0, F1 trong trường học tăng cao.

Tại Phiên giải trình việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với giáo viên mầm non, phổ thông và vấn đề dạy học trong bối cảnh Covid-19 do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức hôm nay (25/2), nhiều ý kiến đại biểu quan tâm về việc hiện nay khi mở cửa trường học số học sinh F0, F1 tăng nhanh, nhiều phụ huynh chưa an tâm đưa con đến trường. Bên cạnh đó, hiện nay trẻ từ 5-11 tuổi chưa được tiêm phòng vaccine Covid-19, việc cho nhóm này đến trường có an toàn hay không?

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định, việc mở cửa trường học, trẻ em quay lại trường là mong muốn, nguyện vọng của giáo viên, phụ huynh, học sinh và của toàn xã hội. Ngành giáo dục rất quyết tâm và có sự phối hợp tốt của các địa phương, nhưng tâm lý lo ngại của phụ huynh cũng còn bộn bề, ngổn ngang.

Dù tỷ lệ tử vong rất ít, nhưng phụ huynh cũng lo lắng tỷ lệ ít đó có thể rơi vào con mình. Điều này gây ra tâm lý lo lắng rất lớn trong phụ huynh. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh cũng lo ngại về việc hậu Covid-19 với trẻ em như thế nào.

Bên cạnh đó, hiện nay khi đưa học sinh trở lại trường cũng đang gặp một số khó khăn như nhiều trường phải dạy online - offline hỗn hợp dẫn tới căng thẳng, vất vả cho giáo viên. Trường học cho học sinh trở lại nhưng chưa tổ chức bán trú dẫn tới khó khăn trong chăm sóc, đưa đón của phụ huynh, những lúng túng trong khoanh vùng xử lý ca F0, F1 trong trường học, thời gian cách ly, phương án chăm sóc cho các trường hợp nhiễm, việc test sàng lọc… Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thông tin, những khó khăn này đã phần nào được giải quyết khi mới đây, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chi tiết xử lý những vấn đề nêu trên.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng khẳng định việc đưa học sinh trở lại trường là xu thế tất yếu, không thể khác, cũng không có phương án nào toàn diện, đáp ứng được mọi khâu lúc này, do đó cần chọn phương án khả dĩ hơn cả. Khả thi nhất là căn cứ vào cấp độ dịch của từng nơi để đưa ra các giải pháp linh hoạt, phù hợp và hiệu quả nhất  hướng đến mục tiêu đưa học sinh trở lại trường, vì quyền lợi của chính học sinh.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng cho biết Bộ không quy định cứng thời gian năm học. Tùy theo tình hình thực tế, các tỉnh, thành vẫn có thể đề xuất điều chỉnh thời gian kết thúc năm học để chủ động triển khai việc dạy học theo hướng thích ứng và đảm bảo an toàn cho học sinh. Thậm chí, Bộ GD-ĐT cũng đã tính đến phương án có thể phải tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo nhiều đợt.

“Một số địa phương đưa ra khẩu hiệu, chỉ có một học sinh đến lớp vẫn mở cửa lớp, có ý kiến cho rằng điều này là không hiệu quả. Nhưng tôi lại nghĩ rằng có hiệu quả, có một vài em số ít gia đình không thể trông nên đưa đến lớp - đây là sự khẳng định cho một thái độ, là sự cổ vũ cho các cháu khác và những người khác bình tĩnh ứng phó”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

Về định hướng tiếp theo, Bộ trưởng cho biết, ngành Giáo dục tiếp tục nhất quán chỉ đạo đưa học sinh quay trở lại trường học, dẫu đang có nhiều băn khoăn nhưng đó là xu thế chung và cần xác định về tư tưởng, đưa học sinh quay trở lại trường học là tất yếu, không thể khác. Trên thực tế, mặc dù dịch bệnh phức tạp, một số nơi phải quay lại học trực tuyến nhưng ở nhiều địa phương, lộ trình đưa học sinh đi học tiếp vẫn đang được tiếp tục.

Chưa thể coi Covid -19 như bệnh cúm mùa

Còn theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện nay trẻ từ 12-17 tuổi hiện nay tỷ lệ tiêm mũi 1 vaccine đã đạt 99%, mũi 2 là 94%. Với nhóm trẻ từ 5-11 tuổi, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Y tế mua 22 triệu liều vaccine Pfizer để tiêm, kế hoạch tiêm vaccine sẽ được thực hiện sớm. 

Thứ trưởng Nguyễn Xuân Tuyên cho biết, trước ngày 1/2, tỷ lệ mắc Covid-19 với trẻ em từ 0-2 tuổi là 3,5%, từ 3- 5 tuổi là 2,7%, từ 6- 12 tuổi là 7,9%, thống kê cho thấy hầu hết trẻ mắc Covid-19 đều có diễn biến nhẹ, tỷ lệ trẻ tử vong rất thấp. Hiện nay Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn chi tiết cho phụ huynh trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ khi đến trường. Nếu thực hiện nghiêm những quy tắc này có thể yên tâm đưa trẻ đến trường.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Y tế cũng cho rằng, hiện nay một số đại biểu và người dân có ý kiến coi dịch Covid-19 là cúm mùa thông thường. Tuy nhiên, qua quá trình làm việc với Tổ chức Y tế thế giới, họ cho rằng như vậy là quá sớm. Đến nay, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp nên không thể lơ là, chủ quan trong phòng chống dịch. 

Đại diện Bộ Y tế cho biết sẽ luôn phối hợp chặt chẽ với Bộ GD-ĐT hướng dẫn việc phòng chống dịch khi đưa học sinh đến trường. Trong đó, căn cứ vào tình hình dịch bệnh để cho học sinh đến trường hay tổ chức dạy online./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đắk Nông đảm bảo cho học sinh trung học tiếp tục đến trường
Đắk Nông đảm bảo cho học sinh trung học tiếp tục đến trường

VOV.VN - Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, tại Đắk Nông đã phát hiện gần 1000 giáo viên và học sinh nhiễm Covid-19. Tuy vậy, hiện ngành giáo dục tỉnh này vẫn đảm bảo các điều kiện để học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục đi học trực tiếp.

Đắk Nông đảm bảo cho học sinh trung học tiếp tục đến trường

Đắk Nông đảm bảo cho học sinh trung học tiếp tục đến trường

VOV.VN - Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, tại Đắk Nông đã phát hiện gần 1000 giáo viên và học sinh nhiễm Covid-19. Tuy vậy, hiện ngành giáo dục tỉnh này vẫn đảm bảo các điều kiện để học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục đi học trực tiếp.

Bộ GD-ĐT đề xuất chính sách đặc thù hỗ trợ giáo viên mầm non ngoài công lập
Bộ GD-ĐT đề xuất chính sách đặc thù hỗ trợ giáo viên mầm non ngoài công lập

VOV.VN - Bộ GD-ĐT kiến nghị Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ đặc thù đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Bộ GD-ĐT đề xuất chính sách đặc thù hỗ trợ giáo viên mầm non ngoài công lập

Bộ GD-ĐT đề xuất chính sách đặc thù hỗ trợ giáo viên mầm non ngoài công lập

VOV.VN - Bộ GD-ĐT kiến nghị Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ đặc thù đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Quảng Ninh tiếp tục cho trẻ mầm non nghỉ học, tiểu học học trực tuyến
Quảng Ninh tiếp tục cho trẻ mầm non nghỉ học, tiểu học học trực tuyến

VOV.VN - Sau 1 tuần tạm dừng việc học sinh đến trường để phòng chống dịch bệnh và rét đậm, rét hại, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ninh quyết định tiếp tục cho trẻ em mầm non nghỉ học, cấp tiểu học chuyển sang trực tuyến.

Quảng Ninh tiếp tục cho trẻ mầm non nghỉ học, tiểu học học trực tuyến

Quảng Ninh tiếp tục cho trẻ mầm non nghỉ học, tiểu học học trực tuyến

VOV.VN - Sau 1 tuần tạm dừng việc học sinh đến trường để phòng chống dịch bệnh và rét đậm, rét hại, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ninh quyết định tiếp tục cho trẻ em mầm non nghỉ học, cấp tiểu học chuyển sang trực tuyến.

Thầy Đào Quốc Vịnh: "Tác giả SGK Tiếng Việt đang không phân biệt được âm pờ và chữ p"
Thầy Đào Quốc Vịnh: "Tác giả SGK Tiếng Việt đang không phân biệt được âm pờ và chữ p"

VOV.VN - "Chủ biên cho rằng, trong Tiếng Việt âm p (pờ) có thể xuất hiện ở đầu hoặc cuối âm tiết, sách của họ đã dạy âm p ở cuối âm tiết. Lập luận này thực sự làm tôi ngỡ ngàng vì lỗ hổng trong kiến thức về ngôn ngữ học. Họ đã không phân biệt được phụ âm đầu “pờ” và phụ âm cuối “pờ”".

Thầy Đào Quốc Vịnh: "Tác giả SGK Tiếng Việt đang không phân biệt được âm pờ và chữ p"

Thầy Đào Quốc Vịnh: "Tác giả SGK Tiếng Việt đang không phân biệt được âm pờ và chữ p"

VOV.VN - "Chủ biên cho rằng, trong Tiếng Việt âm p (pờ) có thể xuất hiện ở đầu hoặc cuối âm tiết, sách của họ đã dạy âm p ở cuối âm tiết. Lập luận này thực sự làm tôi ngỡ ngàng vì lỗ hổng trong kiến thức về ngôn ngữ học. Họ đã không phân biệt được phụ âm đầu “pờ” và phụ âm cuối “pờ”".