Đà Nẵng tiếp tục giãn dân ở quận trung tâm thành phố để phòng chống dịch

VOV.VN - Chiều nay (4/9), UBND quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng tiếp tục thực hiện công tác giãn dân ở tổ 50 phường Thanh Bình để đảm bảo công tác phòng chống dịch.

Ông Võ Duy Lâm, Chủ tịch UBND phường Thanh Bình, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng cho biết, địa phương tổ chức di chuyển 58 nhân khẩu đang trú ở kiệt 72, đường Nguyễn Tất Thành, Tổ dân phố 50 đến lưu trú tại Trường Trung học phổ thông Trần Phú, quận Hải Châu, trong đó có 10 trẻ em dưới 14 tuổi.

Hiện, Tổ dân phố 50, phường Thanh Bình có 73 hộ dân với gần 230 nhân khẩu. Hầu hết người dân trong tổ đang sống trong kiệt hẻm nhỏ dưới 2m, nhà ở sát nhau, diện tích chật hẹp, không đảm bảo khoảng cách an toàn trong phòng chống dịch. Từ đó, phường đã vận động, di dời một nửa số nhân khẩu trong tổ đến nơi cách ly để giãn dân trong khu vực nguy cơ rất cao. Những người già, sức khỏe yếu sẽ ở lại nhà và được phường cử người quan tâm chăm sóc.

 

 

Được biết, phường Thanh Bình, quận Hải Châu và phường Tam Thuận, quận Thanh Khê tiếp giáp nhau. Hiện phường Tam Thuận là điểm nóng về dịch bệnh Covid-19 nên việc giãn dân ở kiệt 72 Nguyễn Tất Thành thuộc phường Thanh Bình là cần thiết. Làm việc với UBND quận Hải Châu và UBND phường Thanh Bình về công tác giãn dân, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đánh giá cao địa phương đã sâu sát, kịp thời vận động, tạo tâm lý ổn định để người dân yên tâm di dời phòng tránh dịch.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng yêu cầu chính quyền địa phương, cơ sở tiếp tục quan tâm đến việc ăn uống, sinh hoạt của bà con vừa được đưa đến ở tạm tại nơi cách ly: “Mặc dù người dân chưa phải F1 tuy nhiên họ ở những vị trí có nguy cơ tiếp xúc, hoàn toàn có cơ sở để xác định họ là F liên quan. Đối với họ, về mặt chế độ chính sách chúng ta áp dụng như là khi áp dụng ở khu cách ly tập trung"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đà Nẵng cho phép cửa hàng tạp hoá mở cửa trở lại nhưng khan nguồn hàng
Đà Nẵng cho phép cửa hàng tạp hoá mở cửa trở lại nhưng khan nguồn hàng

VOV.VN - Thành phố Đà Nẵng đã cho phép các cửa hàng tạp hoá mở cửa hoạt động trở lại với các điều kiện đảm bảo phòng chống dịch. Thế nhưng, hiện nhiều hộ kinh doanh không có hàng để bán.

Đà Nẵng cho phép cửa hàng tạp hoá mở cửa trở lại nhưng khan nguồn hàng

Đà Nẵng cho phép cửa hàng tạp hoá mở cửa trở lại nhưng khan nguồn hàng

VOV.VN - Thành phố Đà Nẵng đã cho phép các cửa hàng tạp hoá mở cửa hoạt động trở lại với các điều kiện đảm bảo phòng chống dịch. Thế nhưng, hiện nhiều hộ kinh doanh không có hàng để bán.

Đà Nẵng giãn dân, di dời 250 người ra khỏi khu vực điểm nóng hạn chế lây nhiễm chéo
Đà Nẵng giãn dân, di dời 250 người ra khỏi khu vực điểm nóng hạn chế lây nhiễm chéo

VOV.VN - Sáng nay (4/9), ông Hồ Thuyên, Chủ tịch UBND quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng cho biết, địa phương đang thực hiện giãn dân ở phường Tam Thuận, điểm nóng về dịch bệnh Covid-19.

Đà Nẵng giãn dân, di dời 250 người ra khỏi khu vực điểm nóng hạn chế lây nhiễm chéo

Đà Nẵng giãn dân, di dời 250 người ra khỏi khu vực điểm nóng hạn chế lây nhiễm chéo

VOV.VN - Sáng nay (4/9), ông Hồ Thuyên, Chủ tịch UBND quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng cho biết, địa phương đang thực hiện giãn dân ở phường Tam Thuận, điểm nóng về dịch bệnh Covid-19.

Doanh nghiệp ở Đà Nẵng thuê khách sạn cho người lao động lưu trú duy trì sản xuất
Doanh nghiệp ở Đà Nẵng thuê khách sạn cho người lao động lưu trú duy trì sản xuất

VOV.VN - Từ 8 giờ ngày 16/8, TP. Đà Nẵng áp dụng giãn cách xã hội triệt để với nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó” để phòng, chống dịch Covid-19. Một số doanh nghiệp đã thuê khách sạn cho người lao động lưu trú để duy trì sản xuất theo mô hình “1 cung đường 2 điểm đến”.

Doanh nghiệp ở Đà Nẵng thuê khách sạn cho người lao động lưu trú duy trì sản xuất

Doanh nghiệp ở Đà Nẵng thuê khách sạn cho người lao động lưu trú duy trì sản xuất

VOV.VN - Từ 8 giờ ngày 16/8, TP. Đà Nẵng áp dụng giãn cách xã hội triệt để với nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó” để phòng, chống dịch Covid-19. Một số doanh nghiệp đã thuê khách sạn cho người lao động lưu trú để duy trì sản xuất theo mô hình “1 cung đường 2 điểm đến”.