Giải pháp củng cố nhân lực trạm y tế xã, phường

VOV.VN - Về năng lực trạm y tế xã, phường, thị trấn, đến nay mới có 77,9% số xã được đầu tư nâng cấp, 48,8% trạm y tế xã thực hiện được tỷ lệ danh mục dịch vụ kỹ thuật y tế tuyến xã.

Về năng lực trạm y tế xã, phường, thị trấn, đến nay mới có 77,9% số xã được đầu tư nâng cấp, 48,8% trạm y tế xã thực hiện được tỷ lệ danh mục dịch vụ kỹ thuật y tế tuyến xã, do cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu tổ chức bộ máy, kinh phí hoạt động, phân cấp quản lý còn nhiều bất cập.

Thời gian tới, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, người dân sau điều trị nhiễm dịch COVID-19 để lại di chứng, trẻ em mồ côi, người cao tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi... rất cần được theo dõi, chăm sóc sức khỏe tại trạm y tế, nơi sinh sống.

Vừa qua, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm, tăng nguồn lực ngân sách cho y tế dự phòng, ngân sách chi thường xuyên các chương trình mục tiêu quốc gia để có những chính sách hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội, nâng cấp trạm y tế cấp xã, nhất là nơi có điều kiện kinh tế khó khăn. Đồng thời đề nghị Bộ Y tế tham mưu với Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ chế quản lý, tiêu chí trạm y tế quốc gia phù hợp với tình hình mới. Đề nghị các tỉnh, thành phố có chính sách thu hút bác sĩ về làm việc, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, tăng cường nguồn lực cho trạm y tế xã, phường, thị trấn hoạt động./

Bộ Y tế đã nghiên cứu, báo cáo trao đổi với các chuyên gia, các cơ quan nghiên cứu để có thể sắp xếp, cơ cấu lại y tế cơ sở, nhất là đối với trạm y tế xã để đảm bảo khi dịch bệnh xảy ra không bị quá tải, không gặp phải những hạn chế trong thời gian qua như TP.HCM cũng như một số địa phương.

Về vấn đề đảm bảo nhân lực, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, thực tế, Trạm Y tế xã/phường thường có từ 6-12 người, thường có khoảng 6-8 người. Nhân lực Trạm Y tế không đáp ứng được theo yêu cầu thực tế. Bởi vì yêu cầu đối với bác sỹ ở Trạm Y tế xã đòi hỏi có rất nhiều hoạt động cần phải triển khai trong thời gian làm nhiệm vụ. Vì vậy, Bộ Y tế đã và sẽ đưa ra những giải pháp, trong đó có vấn đề về tăng cường năng lực nhân lực qua nhiều hình thức: luân phiên, luân chuyển bác sỹ từ trạm y tế xã lên các Trung tâm Y tế tuyến huyện để vừa khám bệnh, chữa bệnh, vừa học hỏi, nâng cao năng lực và đưa bác sỹ tuyến huyện về tuyến xã.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã thiết lập hệ thống về khám bệnh, chữa bệnh từ xa, trong đó tăng cường năng lực hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt đối với tuyến xã. Bộ Y tế tổ chức lại y tế tuyến xã, hình thành theo hình thức nguyên lý y học gia đình, trong đó, hình thành nhóm bác sỹ trong hệ thống công lập và tư nhân để quản lý, chăm sóc người bệnh.

Đối với đổi mới cơ chế tài chính, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, mặc dù số lượng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tại các Trạm Y tế xã/phường rất nhiều, chiếm khoảng 75%. Tuy nhiên, chi tiêu của bảo hiểm y tế cho Trạm Y tế tuyến xã còn rất thấp. Vì vậy, việc đổi mới cơ chế tài chính Trạm Y tế theo phương thức như gói dịch vụ y tế cơ bản; đặt hàng giao nhiệm vụ hoặc phương thức chi trả... hy vọng sẽ giải quyết được vấn đề này trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị các địa phương quan tâm đầu tư hoạt động y tế, nhất là đối với trạm y tế. Theo quy định, mỗi một Trạm Y tế được cấp từ 10-20 triệu đồng/năm, nhiều nhất có địa phương cấp khoảng 40 triệu đồng/năm hoặc nhiều hơn, nhưng có địa phương không cấp đủ 10 triệu/năm, bao gồm tiền điện, tiền nước, tiền xử lý chất thải cho đến văn phòng phẩm... Vì vậy, hoạt động Trạm Y tế một số nơi rất khó khăn. Bộ Y tế đề nghị các địa phương quan tâm tới hoạt động của Trạm Y tế xã, coi "Trạm Y tế xã là nền tảng cơ bản trong vấn đề quản lý, chăm sóc sức khỏe nhân dân, đảm bảo mỗi người dân được quản lý, chăm sóc sức khỏe phù hợp trong suốt cả cuộc đời"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Y tế cơ sở Tiền Giang “gồng mình” chống dịch
Y tế cơ sở Tiền Giang “gồng mình” chống dịch

VOV.VN - Cán bộ, nhân viên trạm y tế xã, phường, thị trấn là lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch COVID-19 tại cơ sở. Những ngày gần đây, khi có chủ trương cách ly, điều trị F1, F0 tại nhà đã đặt nhiệm vụ nặng nề hơn đối với lực lượng y tế cơ sở.

Y tế cơ sở Tiền Giang “gồng mình” chống dịch

Y tế cơ sở Tiền Giang “gồng mình” chống dịch

VOV.VN - Cán bộ, nhân viên trạm y tế xã, phường, thị trấn là lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch COVID-19 tại cơ sở. Những ngày gần đây, khi có chủ trương cách ly, điều trị F1, F0 tại nhà đã đặt nhiệm vụ nặng nề hơn đối với lực lượng y tế cơ sở.

Điều trị F0 tại nhà hiệu quả, thuận tiện người bệnh, giảm áp lực cho cơ sở y tế
Điều trị F0 tại nhà hiệu quả, thuận tiện người bệnh, giảm áp lực cho cơ sở y tế

VOV.VN - Đến nay, đã có 3.000 bệnh nhân COVID-19 ở tỉnh Khánh Hoà không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được chăm sóc, điều trị tại nhà.

Điều trị F0 tại nhà hiệu quả, thuận tiện người bệnh, giảm áp lực cho cơ sở y tế

Điều trị F0 tại nhà hiệu quả, thuận tiện người bệnh, giảm áp lực cho cơ sở y tế

VOV.VN - Đến nay, đã có 3.000 bệnh nhân COVID-19 ở tỉnh Khánh Hoà không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được chăm sóc, điều trị tại nhà.

Hà Nội còn 1.014 ca bệnh đang điều trị tại cơ sở y tế.
Hà Nội còn 1.014 ca bệnh đang điều trị tại cơ sở y tế.

VOV.VN - Trong16 đợt, Hà Nội tiêm được 5.126.569 mũi tiêm (mũi 1: 4.721.300; mũi 2: 405.269), đạt tiến độ 87,5% trên tổng số vaccine được cấp.

Hà Nội còn 1.014 ca bệnh đang điều trị tại cơ sở y tế.

Hà Nội còn 1.014 ca bệnh đang điều trị tại cơ sở y tế.

VOV.VN - Trong16 đợt, Hà Nội tiêm được 5.126.569 mũi tiêm (mũi 1: 4.721.300; mũi 2: 405.269), đạt tiến độ 87,5% trên tổng số vaccine được cấp.