Giải pháp nào cho cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam

VOV.VN - Mục tiêu đến năm 2030 là khai thác triệt để các nguồn năng lượng tái tạo, nhưng phải đảm bảo vận hành an toàn, kinh tế, bảo vệ môi trường; Phát triển điện khí, khí hóa lỏng hợp lý…

Phát biểu tại hội thảo “Cơ chế chính sách, giải pháp phát triển năng lượng Việt Nam bền vững” diễn ra sáng 17/6 tại Hà Nội, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) cho biết, chủ trương của Đảng và Chính phủ xác định tới năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; tới năm 2045 Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Trong đó, phát triển năng lượng Việt Nam theo hướng ít phát thải CO2, Metan ra môi trường theo đúng cam kết của Việt Nam về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại hội nghị COP26.

“Chủ trương phát triển các dự án ít phát thải CO2, Metan ra môi trường vừa được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cùng các nước thành viên quốc tế tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP 26) thông qua. Việc chuyển đổi năng lượng từ các vùng miền đảm bảo cung cấp công suất điện, điện lượng tại các trung tâm phụ tải, tránh việc đầu tư xây dựng các dự án đường dây và trạm kéo dài gây tổn thất kinh phí cho nhà nước”, Chủ tịch VEA nêu rõ.

Trong những năm qua, nhà nước khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời với giá mua điện rất hấp dẫn (điện mặt trời là 9,35 US cent/kWh; điện giới là 8,8 cent/kWh). Với cơ chế này, trong thời gian ngắn các nhà đầu tư thấy giá cao đã ồ ạt xây dựng các dự án điện gió, điện mặt trời và mặt trời áp mái, bổ sung thêm công suất cho hệ thống điện Việt Nam khoảng 27%.

Song theo ông Trần Viết Ngãi, cần quan tâm hơn với các công trình điện gió ngoài khơi, bởi điện gió ngoài khơi cho công suất turbin lớn từ 45-50 MW, lớn hơn nhiều so với điện gió trong bờ là 3-4 MW.

“Điện gió ngoài khơi sẽ khắc phục được tình trạng thiếu điện và tiến tới xóa bỏ được điện phát thải khí nhà kính như nhiệt điện than, LNG…”, ông Trần Viết Ngãi khẳng định.

Theo ông Nguyễn Anh Tú, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến hết năm 2021, tăng trưởng công suất nguồn điện bình quân là 11,6%/năm trong giai đoạn 2011-2021. Trong đó, công suất nhiệt điện than tăng bình quân 16,3%/năm, riêng giai đoạn 2016-2021 tăng 8,9%/năm. Công suất điện khí hầu như không tăng. Điện mặt trời từ năm 2019-2020 tăng gấp 3,5 lần từ 4,7 GW lên 16,4 GW…

Hiện nguồn điện cung cấp chủ yếu của Việt Nam vẫn là nhiệt điện và thủy điện, tuy nhiên nguy cơ không đảm bảo được tiến độ các nguồn nhiệt điện khá cao, bởi nguồn vốn đang bị siết chặt khi xu thế nhiều nước không hỗ trợ tài chính cho điện than (Sau COP26, nhiều quốc gia và tổ chức tài chính dừng cho vay với các dự án điện than, kể cả với các nhà đầu tư BOT nước ngoài). Cùng với đó, giá than nhập khẩu đang rất cao…

“Các dự án trong Quy hoạch điện VII chưa hoàn thành nhưng nay chuyển sang Quy hoạch điện VIII. Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Quy hoạch điện VIII sẽ mang tính mở, tạo ra không gian để huy động và phát huy các nguồn lực từ xã hội. Mục tiêu là khai thác triệt để các nguồn năng lượng tái tạo, nhưng phải đảm bảo vận hành an toàn, kinh tế, bảo vệ môi trường; Phát triển các ngành điện khí, khí hóa lỏng một cách hợp lý để ít phụ thuộc vào nguồn khí nhập khẩu…”, ông Tú cho hay.

Tại dự thảo Đề án Quy hoạch điện VIII do Bộ Công Thương trình Chính phủ tháng 4/2022 đã đề xuất kịch bản chuyển đổi cơ cấu nguồn điện với tổng quy mô công suất năm 2030 là 145.185 MW, trong đó các nguồn nhiệt điện than sẽ chuyển dần sang dùng biomass và amoniac; nguồn nhiệt điện khí LNG chuyên dần sang dùng hydrogen; Loại bỏ 6 dự án nhiệt điện than chưa triển khai gồm Quỳnh Lập I&II, Vũng Áng III, Long Phú II, Long Phú III, Phả Lại 3, Đảo Bài… Đồng thời không phát triển nhiệt điện than sau năm 2030, nhiệt điện LNG sau 2035./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Cả hệ thống chính trị vào cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế số với phát thải thấp"
"Cả hệ thống chính trị vào cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế số với phát thải thấp"

VOV.VN - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi cả hệ thống chính trị vào cuộc chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế số với phát thải thấp. Các bộ, ngành địa phương kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, phải đoàn kết chung sức đồng lòng hành động! xây dựng Việt Nam xanh, hành tinh xanh! 

"Cả hệ thống chính trị vào cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế số với phát thải thấp"

"Cả hệ thống chính trị vào cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế số với phát thải thấp"

VOV.VN - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi cả hệ thống chính trị vào cuộc chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế số với phát thải thấp. Các bộ, ngành địa phương kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, phải đoàn kết chung sức đồng lòng hành động! xây dựng Việt Nam xanh, hành tinh xanh! 

Đến năm 2030, Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính
Đến năm 2030, Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính

VOV.VN - Việt Nam nâng mức đóng góp ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính.

Đến năm 2030, Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính

Đến năm 2030, Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính

VOV.VN - Việt Nam nâng mức đóng góp ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính.

Việt Nam cam kết cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính
Việt Nam cam kết cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính

VOV.VN - Đến năm 2030, Việt Nam cam kết sẽ cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với năm 2010.

Việt Nam cam kết cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính

Việt Nam cam kết cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính

VOV.VN - Đến năm 2030, Việt Nam cam kết sẽ cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với năm 2010.