Hàng chục công nhân tụ tập, đòi tiền trợ cấp thôi việc tại Công ty Licogi Quảng Ngãi

VOV.VN - Bị nợ lương, trợ cấp thất nghiệp quá lâu, hôm nay (9/8), hàng chục công nhân kéo đến trụ sở Công ty Cổ phần Licogi Quảng Ngãi yêu cầu lãnh đạo Công ty này phải trả lời việc thanh toán cho người lao động.

Bà Hà Thị Thanh Nga, nhà ở xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, công nhân Công ty Cổ phần Licogi Quảng Ngãi bức xúc vì đã nhiều lần đi đòi nợ mà không được.

Bà Nga cho biết, Công ty nợ bà và chồng bà tiền trợ cấp thôi việc gần 28 triệu đồng đã 4 năm và tiền cổ phần 28 triệu đồng của chồng bà chưa thấy trả. Từ ngày chồng mất, một mình bà Nga làm công nhân để nuôi 2 con ăn học. 4 năm qua, bà nghỉ việc để đi tìm việc làm khác lấy tiền nuôi các con ăn học. Công ty Cổ phần Licogi Quảng Ngãi nợ lương và tiền cổ phần của gia đình bà gần 56 triệu đồng nhưng 4 năm nay vẫn chưa trả.

Bà Hà Thị Thanh Nga chia sẻ: “Tiền đó là tiền trợ cấp thôi việc với tiền cổ phần hồi trước chồng tôi đóng là 28 triệu đồng; nhưng sau này chồng tôi mất chuyển qua cho tôi. Một mình tôi bon chen đủ kiểu nuôi 2 đứa con nhưng ở đây họ không trả một đồng nào cho tôi. Nợ tiền cổ phần là 15 năm rồi còn tiền trợ cấp thôi việc là 4 năm. Đòi miết, đi nhiều lần mãi mà không được".

Tương tự, ông Lưu Trọng Hà ở xã Tịnh Ấn Đông, thành phố Quảng Ngãi rất bức xúc vì đang bệnh tật mà vẫn phải đi đòi nợ. Ông Hà trước đây làm việc ở phân xưởng nhà máy gạch, thuộc Công ty Cổ phần Licogi Quảng Ngãi. Do bệnh tật nên ông nghỉ việc gần 4 năm nay. Sức khoẻ yếu, không thể lao động nặng nên ông phải trông trờ đồng lương của vợ con. Vậy mà công ty nợ hơn 30 triệu đồng tiền trợ cấp thôi việc mà không trả.

Ông Lưu Trọng Hà cho biết: “Về nghỉ từ năm 2019 đến nay thực tình tôi cũng bệnh, hay đau ốm. Mấy năm nay không làm gì được chỉ loanh quanh ở nhà nhờ vợ con mà công ty không giải quyết. Chúng tôi cũng gửi đơn chỗ Liên đoàn Lao động, Sở Lao động Thương binh và Xã hội cũng nhiều lần rồi mà cũng không giải quyết. Mọi người rất là bức xúc".

Nhiều lần, người lao động đã nghỉ việc kéo lên Công ty cổ phần Licogi Quảng Ngãi yêu cầu giải quyết. Đỉnh điểm tháng 5/2020, lãnh đạo Công ty hứa sẽ trả dần cho người lao động, nhưng chỉ trả 1 tháng rồi không trả nữa.

Theo những người lao động bị nợ lương, sau nhiều lần viết đơn cầu cứu khắp nơi, lãnh đạo công ty đã làm việc, ký giấy xác nhận nợ lương với số tiền nợ cụ thể của từng lao động. Nhiều người bị nợ gần 100 triệu đồng. Hai năm qua dịch bệnh, cuộc sống của người lao động bị cho nghỉ việc gặp nhiều khó khăn, số tiền họ được nhận cũng không nhận được.

Được biết, hiện Công ty Cổ phần Licogi Quảng Ngãi đang nợ các khoản tiền gồm lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội… hơn 1,7 tỷ đồng của 43 lao động. Cả ngày nay, PV đã liên lạc với lãnh đạo Công ty nhưng không ai trả lời. 

Ông Nguyễn Tấn Đối, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị đã làm việc với lãnh đạo Công ty để bàn giải pháp xử lý dứt điểm vụ việc.

Theo ông Đối: “Chủ doanh nghiệp cũng đã làm việc với người lao động đã ký sáng nay và họ thống nhất trình tự giải quyết đã được hai bên thống nhất. Chiều nay lãnh đạo Sở Lao động cùng các phòng nghiệp vụ của Công an tỉnh làm việc. Việc này thực tế đã xảy ra nhiều năm rồi nhưng doanh nghiệp hiện nay chưa có tiền để trả lương và các chi phí khác cho người lao động”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lương tối thiểu vùng 2024: Đề xuất mức tăng lương từ 5-6%
Lương tối thiểu vùng 2024: Đề xuất mức tăng lương từ 5-6%

VOV.VN - Lương tối thiểu vùng 2024 đang là nội dung "nóng" được Hội đồng tiền lương quốc gia họp, bàn thảo sáng nay (9/8). Đại diện người lao động - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang đề xuất mức tăng từ 5-6%.

Lương tối thiểu vùng 2024: Đề xuất mức tăng lương từ 5-6%

Lương tối thiểu vùng 2024: Đề xuất mức tăng lương từ 5-6%

VOV.VN - Lương tối thiểu vùng 2024 đang là nội dung "nóng" được Hội đồng tiền lương quốc gia họp, bàn thảo sáng nay (9/8). Đại diện người lao động - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang đề xuất mức tăng từ 5-6%.

Địa phương "tung chiêu" lương trăm triệu, vào thẳng biên chế để hút giáo viên
Địa phương "tung chiêu" lương trăm triệu, vào thẳng biên chế để hút giáo viên

VOV.VN - Để đảm bảo đủ số lượng giáo viên cho năm học mới, nhiều địa phương mạnh tay chi tiền mời giáo viên, sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi về tỉnh công tác.

Địa phương "tung chiêu" lương trăm triệu, vào thẳng biên chế để hút giáo viên

Địa phương "tung chiêu" lương trăm triệu, vào thẳng biên chế để hút giáo viên

VOV.VN - Để đảm bảo đủ số lượng giáo viên cho năm học mới, nhiều địa phương mạnh tay chi tiền mời giáo viên, sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi về tỉnh công tác.

Mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 dự kiến là bao nhiêu?
Mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 dự kiến là bao nhiêu?

VOV.VN - Hội đồng tiền lương quốc gia dự kiến sẽ họp phiên đầu tiên về đàm phán vào ngày 9/8 tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh).

Mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 dự kiến là bao nhiêu?

Mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 dự kiến là bao nhiêu?

VOV.VN - Hội đồng tiền lương quốc gia dự kiến sẽ họp phiên đầu tiên về đàm phán vào ngày 9/8 tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh).

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ đầu năm 2024: Tăng thế nào cho hợp lý hợp tình
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ đầu năm 2024: Tăng thế nào cho hợp lý hợp tình

VOV.VN - Vấn đề tăng lương tối thiểu vùng đã đặt ra những năm gần đây nhưng chưa thực sự cải thiện chất lượng cuộc sống người lao động như mong đợi. Với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng ngay từ đầu năm 2024 tới, người lao động kỳ vọng và mong mỏi điều gì? TS Phạm Thị Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam sẽ cùng bàn luận vấn đề này.

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ đầu năm 2024: Tăng thế nào cho hợp lý hợp tình

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ đầu năm 2024: Tăng thế nào cho hợp lý hợp tình

VOV.VN - Vấn đề tăng lương tối thiểu vùng đã đặt ra những năm gần đây nhưng chưa thực sự cải thiện chất lượng cuộc sống người lao động như mong đợi. Với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng ngay từ đầu năm 2024 tới, người lao động kỳ vọng và mong mỏi điều gì? TS Phạm Thị Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam sẽ cùng bàn luận vấn đề này.