Khả năng bão mạnh với hướng di chuyển khó lường xảy ra dồn dập vào cuối năm 2022

VOV.VN - Theo chuyên gia khí tượng, từ nay đến cuối năm trên Biển Đông sẽ có khoảng 10-12 cơn bão và ATNĐ, ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta khoảng từ 4-6 cơn. Đề phòng bão lớn với hướng di chuyển khó lường xảy ra dồn dập vào cuối năm.

Chia sẻ tại Hội nghị Hội nghị chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt năm 2022 tổ chức ngày 13/6, ông Hoàng Văn Đại - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia nhận định, từ nay đến hết năm 2022 hiện tượng ENSO sẽ tiếp tục duy trì ở trạng thái La Nina.

“Từ nay đến cuối năm trên Biển Đông sẽ có khoảng 10-12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta khoảng từ 4-6 cơn, thấp hơn đến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm (TBNN). Đề phòng bão xảy ra dồn dập và có cường độ mạnh, có hướng di chuyển phức tạp trong những tháng cuối năm”, ông Đại chia sẻ.

Theo ông Đại, mưa khu vực Bắc Bộ diễn ra nhiều từ tháng 7-9/2022, với tổng lượng mưa (TLM) cao hơn 15-30% so với TBNN, riêng tháng 8/2022 cao hơn từ 5-15% so với TBNN. Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ: Từ tháng 7-8/2022, xấp xỉ so với TBNN; Tháng 10/2022, cao hơn từ 15-40%. Tháng 11-12/2022 cao hơn từ 15-35%.

Nắng nóng xuất hiện muộn, từ nay đến cuối năm, nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ tập trung nửa cuối tháng 6, tháng 7 và đầu tháng 8, nắng nóng không gay gắt, không kéo dài như năm 2021. Không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm trong khoảng tháng 10, tháng 11/2022. 

“Nắng nóng xuất hiện ở Bắc bộ và Trung bộ trong tháng 7-8 nhưng khả năng không gay gắt, không kéo dài như năm 2021. Không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm. Nền nhiệt những tháng đầu mùa Đông thấp hơn so với TBNN cùng thời kỳ”,  ông Đại cho hay.

Ông Đại nhận định: “Đỉnh lũ năm 2022 trên các sông ở Bắc Bộ phổ biến cao hơn năm 2021. Các đợt lũ lớn phổ biến tập trung vào thời kỳ chính vụ mùa lũ, tháng 7- 8. Từ tháng 6 đến tháng 12/2022, trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên xuất hiện các đợt lũ. Đỉnh lũ các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh ở mức BĐ1-BĐ2 và trên BĐ2, các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận, khu vực Tây Nguyên ở mức BĐ2-BĐ3, có sông trên BĐ3. Trên các sông suối nhỏ, vùng thượng lưu các sông khả năng xuất hiện lũ lớn; nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi các tỉnh trung du, miền núi”.

Trong tháng 10 và tháng 11/2022, tại khu vực Nam Bộ sẽ xuất hiện 04 đợt triều ở mức cao: Đợt 1 từ ngày 8-11/10, Đợt 2 từ ngày 26-31/10, Đợt 3 từ ngày 6-12/11 và Đợt 4 từ ngày 23-29/11. Độ cao mực nước tại Vũng Tàu trong các đợt triều cường đều đạt trên 4,0m.

Các đợt triều cường trong tháng 11/2022 nếu trùng vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc có cường độ mạnh tràn xuống phía Nam, khu vực trũng, thấp ở cửa sông ven biển, vùng ven biển chịu ảnh hưởng của thủy triều tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ sẽ có nguy cơ ngập, lụt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thiên tai năm 2022: Mưa lũ cực đoan xảy ra dồn dập vào cuối năm?
Thiên tai năm 2022: Mưa lũ cực đoan xảy ra dồn dập vào cuối năm?

VOV.VN - Năm 2022 tuy bão và áp thấp nhiệt đới có ít hơn trung bình nhiều năm nhưng nguy cơ xảy ra các hiện tượng thiên tai cực đoan, bất thường, trái quy luật vẫn diễn biến rất phức tạp.

Thiên tai năm 2022: Mưa lũ cực đoan xảy ra dồn dập vào cuối năm?

Thiên tai năm 2022: Mưa lũ cực đoan xảy ra dồn dập vào cuối năm?

VOV.VN - Năm 2022 tuy bão và áp thấp nhiệt đới có ít hơn trung bình nhiều năm nhưng nguy cơ xảy ra các hiện tượng thiên tai cực đoan, bất thường, trái quy luật vẫn diễn biến rất phức tạp.

Năm 2022, thiên tai tiếp tục sẽ có diễn biến phức tạp, dị thường
Năm 2022, thiên tai tiếp tục sẽ có diễn biến phức tạp, dị thường

VOV.VN - Năm 2022, tình hình thiên tai trên cả nước sẽ diễn biến phức tạp, dị thường, vì vậy các bộ ban, ngành, địa phương không được chủ quan, tiếp tục nỗ lực ứng phó kịp thời so với yêu cầu thực tế.

Năm 2022, thiên tai tiếp tục sẽ có diễn biến phức tạp, dị thường

Năm 2022, thiên tai tiếp tục sẽ có diễn biến phức tạp, dị thường

VOV.VN - Năm 2022, tình hình thiên tai trên cả nước sẽ diễn biến phức tạp, dị thường, vì vậy các bộ ban, ngành, địa phương không được chủ quan, tiếp tục nỗ lực ứng phó kịp thời so với yêu cầu thực tế.