Người dân vùng biên giới Long An hỗ trợ nhau trong dịch bệnh

VOV.VN - Cũng như nhiều vùng khác, người dân Vĩnh Hưng tuy còn rất nhiều khó khăn nhưng đều tình nguyện chung tay hỗ trợ các khu cách ly, bệnh viện dã chiến và hỗ trợ cả những người sống xung quanh bỗng mất đi công ăn việc làm vì dịch bệnh.

Dịch Covid-19 bùng phát lần này ảnh hưởng đến rất nhiều địa phương. Tỉnh Long An đã phải thành lập nhiều khu cách ly, bệnh viện dã chiến ở tận các huyện biên giới xa xôi như Vĩnh Hưng để điều phối các F0, F1 về chữa trị, cách ly. Và cũng như nhiều vùng khác, người dân Vĩnh Hưng tuy còn rất nhiều khó khăn nhưng đều tình nguyện chung tay hỗ trợ các khu cách ly, bệnh viện dã chiến và hỗ trợ cả những người sống xung quanh bỗng mất đi công ăn việc làm vì dịch bệnh.

Sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh

Huyện Vĩnh Hưng nằm giáp biên giới Campuchia, cách trung tâm tỉnh Long An 90km và cách TP.HCM gần 150km. Xa xôi, giao thông chưa được thuận lợi, thương mại chưa phát triển, đời sống người dân còn khó khăn… là những gì mà nhiều người ở các nơi biết về Vĩnh Hưng. Vậy nên khi dịch Covid-19 bùng phát đợt này, nhiều người ở các địa phương khác của tỉnh Long An được đưa về bệnh viện dã chiến, về khu khách ly tập trung ở huyện Vĩnh Hưng đều không khỏi ái ngại.

Hàng ngày, dễ dàng đọc thấy trên nhóm Facebook “Vĩnh Hưng quê tôi” những dòng tin nhắn như: Người thân của tôi vừa được đưa vào Bệnh viện dã chiến số 6 ở huyện Vĩnh Hưng mà không kịp đem theo đồ đạc, có ai đó tìm tiệm tạp hoá mua giùm được không? Khu cách ly tập trung thiếu rau xanh, chốt kiểm soát dịch cần nước uống, có ai giúp với?...

Và cũng rất nhanh là những dòng tin trả lời của chính người Vĩnh Hưng: Người thân bạn tên gì, số điện thoại thế nào, mình sẽ mua và gửi giúp. Hay, ngày mai tôi chở ngay 100kg rau củ cho khu cách ly nha. Hoặc, nhóm sẽ nấu nước chanh-sả-gừng cho các chốt kiểm soát dịch… Sự hỗ trợ gần nhưng lập tức, không so đo, tính toán gì.

Ông Nguyễn Ngọc Lập cho biết, Khu cách ly tập trung Vĩnh Bình được tỉnh thành lập từ tháng 8/2020 và ông làm việc ở đây từ đó cho đến giờ. Lúc đầu khu này dùng để cách ly tập trung những người nhập cảnh. Còn từ đợt dịch bùng phát lần thứ tư này, khu mở rộng đón người dân trong tỉnh đến cách ly theo sự điều phối của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An. Người cách ly càng đông thì sự hỗ trợ của người dân xã Vĩnh Bình, người dân huyện Vĩnh Hưng dành cho khu cách ly ngày càng nhiều. Người dân không phân biệt người cần hỗ trợ từ đâu đến, ai cũng tâm niệm một điều: Người ta vì bệnh mới phải xa nhà đến đây chữa bệnh nên đều đáng thương.

Ông Lập xúc động nói: "Tôi trực tiếp quản lý, phục vụ khu cách ly này tròn một năm rồi. Tôi chưa bao giờ thấy ấm áp, tình thương, tình đoàn kết, tình quân dân như hiện nay. Có rất nhiều nhà hảo tâm âm thầm sát cánh, ủng hộ tất cả những người trong khu cách ly tập trung này".

Không chỉ cùng chính quyền chăm lo đời sống hàng ngày cho người cách ly, người mắc Covid-19 và lực lượng tuyến đầu làm việc tại bệnh viện dã chiến, khu cách ly, mà người dân trong huyện còn chung tay hỗ trợ bữa ăn hàng ngày cho những người khó khăn. Đó là những người nghèo làm thuê kiếm ăn hàng ngày nhưng giờ cách cơ sở đóng cửa, là những người từ nơi khác đến làm ăn nhưng kẹt lại vì dịch bệnh.

Gia đình ông Lê Vũ Hạnh và gia đình bà Nguyễn Thị Mai là hai trong số rất nhiều gia đình như vậy đang hàng ngày nhận cơm, nhận hỗ trợ từ các nhóm thiện nguyện của huyện Vĩnh Hưng.

Hỗ trợ nhau bằng chính những gì mình có

Người Vĩnh Hưng giúp nhau và giúp người từ nơi khác đến bằng gì, khi mà thực phẩm ở đây thời điểm này chủ yếu là tự cung tự cấp, nhu yếu phẩm vận chuyển từ TP.HCM về cũng khó khăn? Câu trả lời là, giúp bằng những gì các gia đình ở Vĩnh Hưng đang có. Nhà cho sả, chanh, gừng để nấu nước. Nhà cho gạo nấu cơm, cho đu đủ để nấu canh, cho cá để kho… Người có chút tiền thì góp lại mua những vật dụng cần thiết cho bệnh nhân, cho người đi cách ly. Tất cả các xe ô tô thường ngày chạy dịch vụ thì giờ đều tình nguyện thành “xe 0 đồng” hỗ trợ vận chuyển. Người không có tiền thì bỏ công sức nấu nướng…

Chị Trần Thị Kim Yến ở thị trấn Vĩnh Hưng mấy tháng nay rất chăm chút mấy bụi sả và mấy cây chanh, cứ vừa dùng được là chị cắt đem tặng các điểm nấu nước uống cho bệnh viện dã chiến: "Nhà tôi có trồng sả với mấy cây chanh. Tôi hay cắt ủng hộ cho những người làm tự thiện để nấu phục vụ cho các khu cách ly, các bệnh viện dã chiến".

Còn chị Đặng Thị Hương thì từ khi quán cafe của gia đình đóng cửa do yêu cầu phòng chống dịch bệnh, chị liền mở ngay một điểm nấu cơm từ thiện cho những người khó khăn và cả cho nhân viên y tế: "Thực phẩm chủ yếu là tại chỗ, có mấy hộ gia đình ở đây trồng rau, trồng lúa ủng hộ, người góp sức, bỏ công. Tôi và mấy chị trong xóm nấu cơm và một ít nước uống cho bệnh nhân và y bác sĩ. Mong mọi người có thêm sức khoẻ để đẩy lùi bệnh dịch".

Sự hỗ trợ của người dân dành cho người bệnh, người bị cách ly và lực lượng tuyến đầu ở Vĩnh Hưng rất kịp thời, thiết thực và tình nghĩa. Bà Phạm Thị Kiều Phương, Trưởng Ban Tuyên giáo huyện Vĩnh Hưng cho biết, huyện hiện có 2 khu cách ly đang có 149 F1 và 1 bệnh viện dã chiến đang điều trị 87 F0 và cũng đang tiếp nhận thêm bệnh nhân hàng ngày. Không thể tính được đã có bao nhiêu lương thực thực phẩm, bao nhiêu suất ăn, bao nhiêu phần nuớc uống được người dân đóng góp cho công tác phòng chống dịch. Sự chung tay hỗ trợ của người dân giúp động viên cả lực lượng tuyến đầu và các F có thêm tinh thần, ý chí chống lại dịch bệnh.

"Mỗi người một việc, với tinh thần chia sẻ bằng những việc làm rất thiết thực, đóng góp phần nhỏ bé của mình, chung tay cho công tác phòng chống dịch. Thời gian tới, chúng tôi mong muốn rằng tiếp tục nhận được sự tham gia tích cực của người dân, để dịch bệnh sớm qua mau, người dân sớm trở lại với cuộc sống bình thường" - bà Phạm Thị Kiều Phương cho biết.

Tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, huyện Vĩnh Hưng vẫn có khả năng phải đưa vào hoạt động thêm 1 khu cách ly tập trung để đón người dân từ các địa phương khác của tỉnh Long An về cách ly. Và những việc làm tình nghĩa như thế này của người dân Vĩnh Hưng luôn làm ấm lòng những bệnh nhân, những người chịu ảnh hưởng của dịch bệnh từ nơi xa đến đây trong lúc khó khăn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP.HCM khánh thành 3 trung tâm hồi sức tích cực cho người mắc Covid-19
TP.HCM khánh thành 3 trung tâm hồi sức tích cực cho người mắc Covid-19

VOV.VN - TP.HCM khánh thành 3 trung tâm hồi sức tích cực cho người bệnh mắc Covid-19 do 3 bệnh viện trung ương phụ trách gồm bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện hữu nghị Việt Đức và bệnh viện Trung ương Huế.

TP.HCM khánh thành 3 trung tâm hồi sức tích cực cho người mắc Covid-19

TP.HCM khánh thành 3 trung tâm hồi sức tích cực cho người mắc Covid-19

VOV.VN - TP.HCM khánh thành 3 trung tâm hồi sức tích cực cho người bệnh mắc Covid-19 do 3 bệnh viện trung ương phụ trách gồm bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện hữu nghị Việt Đức và bệnh viện Trung ương Huế.

Cần Thơ miễn giảm tiền điện cho người dân khó khăn
Cần Thơ miễn giảm tiền điện cho người dân khó khăn

VOV.VN - Sở công thương TP Cần Thơ vừa có văn bản về việc hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 đợt 4, theo Nghị quyết 83 ngày 31/7 của Chính phủ.

Cần Thơ miễn giảm tiền điện cho người dân khó khăn

Cần Thơ miễn giảm tiền điện cho người dân khó khăn

VOV.VN - Sở công thương TP Cần Thơ vừa có văn bản về việc hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 đợt 4, theo Nghị quyết 83 ngày 31/7 của Chính phủ.

Thủ tướng giao Bộ Y tế xử lý đề nghị hỗ trợ của Vimedimex để mua Sputnik V
Thủ tướng giao Bộ Y tế xử lý đề nghị hỗ trợ của Vimedimex để mua Sputnik V

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý đề nghị của Vimedimex trong việc hỗ trợ mua vaccine Sputnik V.

Thủ tướng giao Bộ Y tế xử lý đề nghị hỗ trợ của Vimedimex để mua Sputnik V

Thủ tướng giao Bộ Y tế xử lý đề nghị hỗ trợ của Vimedimex để mua Sputnik V

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý đề nghị của Vimedimex trong việc hỗ trợ mua vaccine Sputnik V.