Nước tưới tiêu cạnh KCN ở Bắc Ninh ô nhiễm trầm trọng, người dân khốn khổ kêu cứu

VOV.VN - Dòng kênh T11 nằm cạnh KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn (Bắc Ninh) vốn được sử dụng với mục đích tưới tiêu cho đồng ruộng, nhưng nhiều năm nay đã bị "bức tử" bởi sự ô nhiễm. Dòng nước màu đen hôi thối, bẩn thỉu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt người dân.

Dòng kênh bị bức tử

Phản ánh tới VOV.VN, ông Đinh Văn Trào ở thôn Lương, xã Tri Phương (huyện Tiên Du, Bắc Ninh) cho biết, trước đây dòng kênh T11 này rất trong, sạch và có thể sử dụng làm nước sinh hoạt, tưới tiêu hoa màu, nhưng từ khi có KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn được đầu tư, xây dựng thì con kênh ở đây bắt đầu có biểu hiện đổi màu, bốc mùi hôi thối.

“Ruộng nơi đây giờ hầu như không trông cây, cấy lúa được nữa vì nước dùng để tưới tiêu bị ô nhiễm. Nhiều khi chúng tôi đi cấy sử dụng nước này đều bị ghẻ, ngứa rất khó chịu. Hiện tại trong làng đã có nhiều người bị bệnh ung thư so với những năm về trước khi chưa có KCN”- ông Trào nói.

Theo người dân sinh sống trên địa bàn xã Tri Phương, ngay tại cống xả từ KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn đổ ra kênh có những hôm nước chuyển từ màu vàng sang màu đỏ, thời gian gần đây nước bắt đầu có hiện tượng chuyển thành màu đen sủi bọt và bốc mùi hôi thối.

Anh Nguyễn Văn Sơn ở xã Hoàn Sơn (huyện Tiên Du, Bắc Ninh) cho biết, khoảng 5-7 năm về trước gia đình anh vẫn bắt được nhiều tôm, cá tại kênh T11 này. Tuy nhiên, kể từ khi có KCN, tôm cá tại dòng kênh này gần như tuyệt chủng.

Theo anh Sơn, hiện tại các công ty Hải Quân, Kim Hà và nhiều nhà máy trong KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn vẫn ngày đêm xả thải ra kênh mương, khiến nguồn nước tại đây ngày càng ô nhiễm. Cuộc sống của người nông dân quanh năm chỉ biết trông nhờ vào luống rau, sào ruộng nhưng giờ đây khi nguồn nước bị ô nhiễm nên đã không còn nơi để kiếm kế mưu sinh.

“Hằng ngày chúng tôi vẫn phải sử dụng thực phẩm rau, củ quả và uống chung nguồn nước bị ô nhiễm độc hại này. Giờ đây tôi đi đánh cá ở các khu vực xung quanh phải KCN Đại Đồng -Hoàn Sơn phải mặc đồ bảo hộ cẩn thận mới dám lội xuống ruộng, chứ bình thường sợ không dám lội chân không”- anh Nguyễn Văn Sơn ở xã Hoàn Sơn (Tiên Du, Bắc Ninh) bức xúc cho biết.

"Nguồn nước này phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp của người dân sinh sống quanh khu vực kênh T11. Từ ngày có KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn về đây làm cho nguồn nước bị ô nhiễm, rồi bao người dân bị nhiễm bệnh ung thư mà chết sớm, không biết nếu cứ để tình trạng này diễn ra thì những đời con cháu chúng tôi sinh sống thì sẽ ra sao?”- bà N.T.K ở xã Hoàn Sơn (Tiên Du, Bắc Ninh) chua xót nói.

Cơ quan chức năng, chính quyền địa phương ở đâu?

Theo ghi nhận của phóng viên, dọc tuyến kênh T11 là nơi dẫn nước tưới tiêu, phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp cho toàn bộ xã Tri Phương (Tiên Du, Bắc Ninh) thì nay đã trở thành dòng kênh “chết” bởi nguồn nước ở đây đen kịt, đặc quánh và sủi bọt trắng xóa bốc mùi hôi thối nồng nặc, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người dân trong khu vực.

Nhiều năm qua, từ khi dòng kênh đổi màu, bốc mùi hôi thối, các nguồn nước thải đổ ồ ạt ra môi trường đã bóp chết sự sống của hàng loạt các loại động vật thủy sinh, cũng như hoa màu, đồng ruộng của bà con nông dân bị giảm năng suất, có những thửa ruộng phải bỏ hoang do nguồn nước ô nhiễm không thể sử dụng cấy lúa được.

Thực tế, tại dòng kênh T11 có nhiều ống xả thải từ khu công nghiệp Đại Đồng - Hoàn Sơn đổ ra. Tại một số điểm có cắm biển “Nhà máy xử lý nước thải tập trung Kim Hà, điểm xả nước thải ra công trình thuỷ lợi”, “KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn, điểm xả nước thải đã qua xử lý của Công ty TNHH Hải Quân, lưu lượng 300m3/ ngày, đêm”. Bên cạnh đó, xung quanh các công ty này còn có những kênh chứa nước đấu nối vào kênh T11 có hiện tượng nước màu đen, sủi bọt, có lúc thì màu vàng đục bốc mùi nồng nặc rất khó chịu.

Lý giải về vấn đề trên, ông Nguyễn Tất Hoàn - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Đuống cho biết, những năm gần đây nguồn nước xung quanh hệ thống kênh tưới tiêu T11 bị ô nhiễm một phần là do nước thải sinh hoạt tại các khu đô thị, dân cư của các xã Đại Đồng, Hoàn Sơn, Tri Phương..., đều thuộc huyện Tiên Du cùng với một số công ty, nhà máy, KCN xả thải trực tiếp vào các kênh mương xung quanh rồi đấu nối vào hệ thống kênh T11, khiến cho nguồn nước cuối nguồn ngày càng ô nhiễm trầm trọng hơn.

"Trước thực trạng trên, chúng tôi sẽ kiểm tra, xác minh thêm xem nguồn nước bị ô nhiễm từ đâu để có hướng giải quyết”- ông Hoàn nhấn mạnh.

Trả lời VOV.VN, ông Đinh Văn Hưng - Chủ tịch UBND xã Tri Phương (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) thừa nhận việc nguồn nước tại kênh T11 đổi màu, bốc mùi hôi thối đã diễn ra nhiều năm trở lại đây, và việc ô nhiễm môi trường xung quanh địa phương là tình trạng chung.

“Hiện tại địa phương đã nắm được tình trạng nước tại dòng kênh T11 đổi màu, bốc mùi hôi thối và đã báo cáo lên cơ quan cấp trên. Tuy nhiên, địa phương chỉ báo cáo miệng, còn việc cấp trên xử lý thế nào, đến đâu thì địa phương không nắm được vì không thuộc thẩm quyền quản lý. Việc nguồn nước bị ô nhiễm cần phải có các cơ quan chuyên môn vào cuộc kiểm tra thì mới rõ được”- ông Hưng cho biết.

Trước sự việc hệ thống kênh tưới tiêu T11 chảy qua Khu CN Đại Đồng - Hoàn Sơn và xã Tri Phương, huyện Tiên Du bị ô nhiễm trầm trọng nhiều năm vẫn không được xử lý, làm ảnh hưởng nặng nề tới đời sống, sức khỏe của người dân nơi đây. Rất mong các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tỉnh Bắc Ninh nhanh chóng vào cuộc, kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng ô nhiễm trên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàng trăm hộ dân ở Bến Tre "kêu cứu” dòng kênh, rạch bị ô nhiễm
Hàng trăm hộ dân ở Bến Tre "kêu cứu” dòng kênh, rạch bị ô nhiễm

VOV.VN - Khoảng 2 tháng qua, nhiều tuyến kênh, rạch nước bị đen, bốc mùi hôi thối ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của hàng trăm hộ dân ở một số khu vực của Thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

Hàng trăm hộ dân ở Bến Tre "kêu cứu” dòng kênh, rạch bị ô nhiễm

Hàng trăm hộ dân ở Bến Tre "kêu cứu” dòng kênh, rạch bị ô nhiễm

VOV.VN - Khoảng 2 tháng qua, nhiều tuyến kênh, rạch nước bị đen, bốc mùi hôi thối ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của hàng trăm hộ dân ở một số khu vực của Thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

Xử lý ô nhiễm môi trường cần sự chung tay của người dân Bắc Ninh
Xử lý ô nhiễm môi trường cần sự chung tay của người dân Bắc Ninh

VOV.VN - Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn chất thải sinh hoạt, 200 tấn chất thải công nghiệp đưa ra môi trường.

Xử lý ô nhiễm môi trường cần sự chung tay của người dân Bắc Ninh

Xử lý ô nhiễm môi trường cần sự chung tay của người dân Bắc Ninh

VOV.VN - Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn chất thải sinh hoạt, 200 tấn chất thải công nghiệp đưa ra môi trường.

Bắc Ninh: Cắt điện những cơ sở gây ô nhiễm môi trường
Bắc Ninh: Cắt điện những cơ sở gây ô nhiễm môi trường

Đây được coi là biện pháp cứng rắn của tỉnh Bắc Ninh trong việc bảo vệ môi trường ở các làng nghề.  

Bắc Ninh: Cắt điện những cơ sở gây ô nhiễm môi trường

Bắc Ninh: Cắt điện những cơ sở gây ô nhiễm môi trường

Đây được coi là biện pháp cứng rắn của tỉnh Bắc Ninh trong việc bảo vệ môi trường ở các làng nghề.  

Báo động ô nhiễm môi trường làng nghề Bắc Ninh
Báo động ô nhiễm môi trường làng nghề Bắc Ninh

Theo kết quả khảo sát, điều tra chất lượng môi trường tại các làng nghề Bắc Ninh, tất cả mẫu nước mặt, nước ngầm, môi trường không khí đều có dấu hiệu ô nhiễm với nhiều mức độ khác nhau.

Báo động ô nhiễm môi trường làng nghề Bắc Ninh

Báo động ô nhiễm môi trường làng nghề Bắc Ninh

Theo kết quả khảo sát, điều tra chất lượng môi trường tại các làng nghề Bắc Ninh, tất cả mẫu nước mặt, nước ngầm, môi trường không khí đều có dấu hiệu ô nhiễm với nhiều mức độ khác nhau.

Đa Hội, Bắc Ninh: Môi trường ô nhiễm nghiêm trọng
Đa Hội, Bắc Ninh: Môi trường ô nhiễm nghiêm trọng

Theo kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên - Môi trường Bắc Ninh mỗi ngày, các làng nghề của xã Châu Khê thải ra khoảng 40-50 tấn xỉ than, xỉ kim loại, 2.600- 2.700 m3 nước, 255-260 tấn khí chủ yếu là CO2 và khoảng 6 tấn bụi

Đa Hội, Bắc Ninh: Môi trường ô nhiễm nghiêm trọng

Đa Hội, Bắc Ninh: Môi trường ô nhiễm nghiêm trọng

Theo kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên - Môi trường Bắc Ninh mỗi ngày, các làng nghề của xã Châu Khê thải ra khoảng 40-50 tấn xỉ than, xỉ kim loại, 2.600- 2.700 m3 nước, 255-260 tấn khí chủ yếu là CO2 và khoảng 6 tấn bụi