Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Bình Dương nên test mẫu đại diện để tránh lãng phí

VOV.VN - Hôm nay (28/9), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dẫn đầu đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh Bình Dương và kiểm tra trực tiếp công tác dập dịch tại TP Thuận An- một trong 3 địa phương “vùng đỏ” của tỉnh này.

 

 

Tính từ đầu đợt dịch lần thứ 4 đến ngày 27/9, Bình Dương ghi nhận có 203.989 ca mắc Covid-19, riêng thành phố Thuận An có nhiều ca mắc nhất với hơn 72.000 ca. Số ca mắc Covid-19 hầu hết là công nhân lao động ở trọ. Phân tích vấn đề này, lãnh đạo tỉnh Bình Dương cho biết, toàn tỉnh hiện có hơn 2,6 triệu dân, trong đó có hơn 1,4 triệu công nhân lao động nhưng chỉ có 200.000 ở nhà riêng còn lại ở trọ. Một khu nhà trọ trung bình có từ 200-300 công nhân nên khi có ca F0 thì mức độ lây lan rất nhanh.

Để cắt đứt nguồn lây lan dịch bệnh, Bình Dương đã áp dụng biện pháp “đông cứng, khóa chặt” 15 phường có đông nhà trọ công nhân ở thị xã Tân Uyên, thành phố Dĩ An và Thuận An. Suốt thời gian “khóa chặt” đã tổ chức xét nghiệm và bóc tách F0 ra khỏi nhà trọ, khu dân cư. Song song đó, thành lập thêm 144 trạm y tế lưu động tại 100% xã, phường, thị trấn chăm sóc sức khỏe cho người dân và hỗ trợ cho công tác dập dịch. Việc điều trị bệnh nhân Covid-19 của tỉnh Bình Dương áp dụng mô hình tháp “3 tầng” và điều trị tại nhà theo phác đồ của Bộ Y tế. Do đó, số ca tử vong thấp, số bệnh nhân khỏi bệnh cao với gần 172.500 người.

Với những nỗ lực đó, đến nay, toàn tỉnh Bình Dương đã có 75 xã, phường, thị trấn được công bố “vùng xanh” trên bản đồ Covid-19 và chỉ còn 5 địa phương “vùng đỏ”, 3 “vùng cam”, 8 “vùng vàng”.

Để đảm bảo “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa sản xuất, toàn tỉnh Bình Dương có hơn 3.200 doanh nghiệp hoạt động theo phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến”, “3 xanh” với 270.000 công nhân. Trở về trạng thái "bình thường mới", đã có thêm gần 400 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại với 53.000 lao động.

Ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư tỉnh ủy Bình Dương nhấn mạnh, để doanh nghiệp hoạt động trở lại trong bối cảnh “sống chung với dịch” thì vai trò của trạm y tế lưu động trong doanh nghiệp rất cần thiết. Từ nay đến 15/10, toàn tỉnh thành lập hơn 100 trạm y tế lưu động trong doanh nghiệp: “Chủ trương của tỉnh là thành lập thêm nhiều phòng khám tư nhân. Trung bình cứ 10.000-12.000 công nhân có một phòng khám theo chính sách giao đất cho tư nhân làm. Phòng khám tư nhân sẽ như một trạm y tế lưu động, một phần điều trị bình thường, một phần điều trị Covid-19 ở tầng thấp. Hiện nay, đã thành lập được 10 trạm, các địa phương rất tích cực thành lập thêm trạm y tế lưu động trong khu, cụm công nghiệp”.

Chỉ còn vài ngày nữa là đến 30/9 theo mục tiêu của tỉnh Bình Dương đề ra là sẽ trở về trạng thái “bình thường mới”, tuy nhiên số ca mắc Covid-19 mỗi ngày vẫn còn cao khiến người dân lo lắng. Trước thực tế này, lãnh đạo tỉnh Bình Dương cho biết, số ca mắc công bố mỗi ngày vài ngàn ca là cộng dồn kết quả xét nghiệm khẳng định PCR của những người đã ở trong khu cách ly nên không đáng lo ngại.

Mở cửa phải an toàn

Qua một thời gian hỗ trợ Bình Dương dập dịch, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội kiêm Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh nhân Covid-19 tại Bình Dương đánh giá, số ca tử vong ở Bình Dương thấp do sử dụng thuốc kháng đông, kháng viêm cho bệnh nhân từ rất sớm; đồng thời đã được tiêm vaccine phòng Covid-19 nên trường hợp trở nặng rất ít. Hiện, số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng ở Bình Dương giảm mạnh, địa phương này có thể trở về trạng thái "bình thường mới".

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh, khi mở cửa sản xuất phải theo phương châm “sản xuất phải an toàn”. Để tránh bùng phát dịch trở lại, Bình Dương nên có kịch bản, phương án hỗ trợ doanh nghiệp khi phát hiện F0; đồng thời xây dựng các khu nhà trọ xanh: “Khu trọ phải phân theo các phân xưởng, nghĩa là chúng ta không để ông phân xưởng A ở cùng ông phân xưởng B ở cùng nhà trọ. Tổ chức lại khu trọ cho tốt hơn, xanh ở nhà trọ, xanh ở nhà máy. Xét nghiệm cũng không bắt doanh nghiệp phải làm liên tục mà xét nghiệm ngẫu nhiên để tìm ra những đại diện để phát hiện sớm F0 trong cộng đồng, trong xí nghiệp”.

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, Bình Dương nên nghiên cứu lại vấn đề tổ chức lấy mẫu test cho hiệu quả, giảm bớt chi phí. Thay vì lấy mẫu đơn cả gia đình thì chỉ cần lấy mẫu gộp, mẫu đại diện. Bình Dương nghiên cứu thêm việc cho phép mở cửa các dịch vụ của người dân; phối hợp quản lý việc người dân đi về các nơi khi nới lỏng giãn cách. Song song đó, cần lập bản đồ Covid-19 đến tận các nhà trọ để kịp thời theo dõi, xử lý khi có ca mắc. Tỉnh cần từng bước mở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng từng bước, chắc chắn, an toàn. Khôi phục sản xuất của doanh nghiệp phải gắn với y tế, đưa y tế gần với nhà máy để chủ động phòng dịch.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Tăng cường tổ y tế cộng đồng, đặc biệt để doanh nghiệp tự làm phương án phối hợp với y tế tư nhân. Khi mà tới đây đi vào hoạt động không phải có 1 ca là dừng hết mà cần có phương án khi phát hiện dịch bệnh xử lí như thế nào. Khoanh theo ca, kíp ở trong nhà máy, nơi ở một cách gọn nhất còn mọi nơi vẫn hoạt động bình thường”.

Cũng trong hôm nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dẫn đầu đoàn công tác Trung ương đã đến thăm một số khu trọ đông công nhân ở thành phố Thuận An. Phó Thủ tướng chia sẻ khó khăn của công nhân và động viên họ giữ gìn sức khỏe để chuẩn bị quay lại nhà máy sản xuất. Chính quyền thành phố Thuận An cũng cần quan tâm, chăm lo hơn nữa đến đời sống công nhân lao động, đồng thời tiếp tục kiểm tra, giám sát không để dịch bệnh bùng phát tại các khu trọ đông công nhân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sau 30/9, Bình Dương trở về trạng thái bình thường mới, người dân ra đường phải quét mã QR
Sau 30/9, Bình Dương trở về trạng thái bình thường mới, người dân ra đường phải quét mã QR

VOV.VN -Hôm nay (27/9), lãnh đạo tỉnh Bình Dương cho biết, đã thống nhất việc mở cửa đưa tỉnh trở về trạng thái bình thường mới sau ngày 30/9, với phương châm “an toàn tới đâu mở cửa tới đó”. 

Sau 30/9, Bình Dương trở về trạng thái bình thường mới, người dân ra đường phải quét mã QR

Sau 30/9, Bình Dương trở về trạng thái bình thường mới, người dân ra đường phải quét mã QR

VOV.VN -Hôm nay (27/9), lãnh đạo tỉnh Bình Dương cho biết, đã thống nhất việc mở cửa đưa tỉnh trở về trạng thái bình thường mới sau ngày 30/9, với phương châm “an toàn tới đâu mở cửa tới đó”. 

Doanh nghiệp Bình Dương kiến nghị được tự test nhanh COVID-19 để giảm chi phí        
Doanh nghiệp Bình Dương kiến nghị được tự test nhanh COVID-19 để giảm chi phí        

VOV.VN - Một số doanh nghiệp cho biết hiện tại đang phải "gánh" chi phí rất lớn để thuê y tế tư nhân test COVID-19 cho công nhân 3 ngày/lần

Doanh nghiệp Bình Dương kiến nghị được tự test nhanh COVID-19 để giảm chi phí        

Doanh nghiệp Bình Dương kiến nghị được tự test nhanh COVID-19 để giảm chi phí        

VOV.VN - Một số doanh nghiệp cho biết hiện tại đang phải "gánh" chi phí rất lớn để thuê y tế tư nhân test COVID-19 cho công nhân 3 ngày/lần

Từ 27/9, người dân Bình Dương qua chốt kiểm dịch, địa điểm công cộng phải quét mã QR
Từ 27/9, người dân Bình Dương qua chốt kiểm dịch, địa điểm công cộng phải quét mã QR

VOV.VN - Từ ngày 27/9, người dân Bình Dương qua chốt kiểm dịch, địa điểm công cộng phải quét mã QR. Đó là chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Dương để phòng chống dịch COVID-19 trong điều kiện “bình thường mới”.

Từ 27/9, người dân Bình Dương qua chốt kiểm dịch, địa điểm công cộng phải quét mã QR

Từ 27/9, người dân Bình Dương qua chốt kiểm dịch, địa điểm công cộng phải quét mã QR

VOV.VN - Từ ngày 27/9, người dân Bình Dương qua chốt kiểm dịch, địa điểm công cộng phải quét mã QR. Đó là chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Dương để phòng chống dịch COVID-19 trong điều kiện “bình thường mới”.