Quy hoạch kiểu “chắp vá, manh mún” khiến đường tắc, ngập lụt

VOV.VN - Từ thực tế tại các đô thị cứ mưa là ngập, tắc đường liên miên, những dòng sông ô nhiễm do nước thải, ô nhiễm môi trường... đại biểu Quốc hội nhận định, quy hoạch phải đồng bộ từ vấn đề hạ tầng, gồm hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội phục vụ cho người dân.

Trao đổi bên lề Quốc hội về quy hoạch tại các đô thị lớn hiện nay, đặc biệt là tại Hà Nội, đại biểu Hoàng Văn Cường, đoàn Hà Nội cho rằng, thủ đô đang xây dựng các công trình về phát triển đô thị, phát triển nhà ở, bất động sản nhưng lại chưa đồng bộ về công trình tiêu thoát nước, thủy lợi. Do đó xảy ra tình trạng cứ mưa lớn là ngập lụt cục bộ. Hay một hệ quả khác là mở rộng đường nhưng vẫn thường xuyên xảy ra ùn tắc.

Nói về sự rời rạc trong quy hoạch, đại biểu đơn cử khi quy hoạch bãi rác chỉ quan tâm vị trí đổ rác mà chưa tính toán khu dân cư, các công trình xã hội khác. Hoặc khi quy hoạch nhà ở thì mới quan tâm đến số tầng chứ chưa đánh giá kỹ tác động đến giao thông, hạ tầng, hệ thống cấp thoát nước, bởi vậy dẫn đến nhiều mâu thuẫn.

Từ những hệ quả nhãn tiền do quy hoạch thiếu đồng bộ gây ra, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, cần tìm các điểm mâu thuẫn để giải quyết. Quá trình triển khai thấy những điểm bất cập, không đồng bộ thì phải có những điều chỉnh kịp thời. Những quy hoạch đúng cần có cơ chế thu hút đầu tư và tổ chức thực hiện đúng. Ở tầm nhìn dài hạn, theo đại biểu đoàn Hà Nội Hoàng Văn Cường, cần quy hoạch phát triển đô thị, nhà ở, tiêu nước tiến hành tích hợp đồng thời, đồng bộ. Chỉ khi làm được như vậy mới hết tình trạng làm công trình này nhưng lại vướng, lại vi phạm hay phá vỡ quy hoạch công trình khác, đồng thời cũng sẽ tránh được tình trạng ùn tắc giao thông, ngập lụt.

Còn theo đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.HCM), hiện nay các đô thị lớn đang phải đối mặt với các vấn đề như ùn tắc giao thông, ngập lụt… Đó là lý do vì sao trong Luật Quy hoạch 2017 đặt ra khái niệm “tích hợp quy hoạch”. Tất cả vấn đề an ninh, quốc phòng, đất đai, tài nguyên môi trường, điện lực, nước, công nghiệp, sản xuất… được tích hợp trong quy hoạch để đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan. Điều này nhằm tránh tình trạng một bên vừa xây dựng, một bên khác lại đào lên, tránh tình trạng “nay đào, mai lấp”, phá vỡ các quy hoạch trong thời gian qua.

Theo đại biểu đoàn TP.HCM, trong công tác quy hoạch phải đánh giá được tính khả thi của quy hoạch, phải phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Trong đó, ưu tiên giai đoạn này là quy hoạch nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, giải quyết được những vấn đề "đau đầu" bấy lâu nay là tắc đường, ngập nước, ô nhiễm môi trường. Trong thời gian vừa qua, thế giới cũng nhấn mạnh vấn đề kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, đưa vấn đề môi trường lên trên hết. Do đó, trong quy hoạch, vấn đề kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm môi trường phải được xử lý. Cho nên phải kết hợp quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành…

Từ thực tế tại các đô thị như Hà Nội cứ mưa là ngập, tắc đường liên miên, những dòng sông ô nhiễm do nước thải, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí… , đại biểu Trần Văn Lâm, đoàn Bắc Giang nhận định, quy hoạch phải đồng bộ từ vấn đề hạ tầng, gồm hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội phục vụ cho người dân. Khi xây dựng các quy hoạch cần phải tính toán được quy mô dân số, quy mô xây dựng nhà ở, chợ dân sinh, công viên vui chơi… Cử tri mong quy hoạch giải quyết được những vấn đề đó.

Đại biểu nhận định: "Thực tế là thời gian qua chúng ta có làm quy hoạch nhưng chắp vá, manh mún và chất lượng kém. Việc này dẫn đến cứ đụng đến đâu, đến chỗ nào cũng có vấn đề. Gốc của vấn đề vấn là chất lượng quy hoạch kém, tổ chức thực hiện quy hoạch không nghiêm”.

Như vậy, vấn đề đặt ra là cần khắc phục chất lượng quy hoạch và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch. Giải pháp trước mắt là khắc phục những vấn đề nóng, bức xúc cho người dân như quy hoạch cấp thoát nước phải làm trước,  khẩn trương. Vấn đề tắc đường phải giải quyết đồng bộ từ việc cấp phép xây dựng, quy hoạch đến tái định cư, di dân.

“Cần lo xử lý những việc thiết thực đang là hệ lụy, yếu kém trong công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch. Đây là những vấn đề cấp bách mà người dân mong muốn. Những điều mà chúng ta nhìn thấy trước mắt thì cần giải quyết ngay. Còn về lâu dài thì cần tính toán nâng cao chất lượng quy hoạch”, đại biểu Trần Văn Lâm nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội: 1 đơn vị tư vấn quy hoạch cho 21 tổ chức, liệu có tình trạng sao chép?
Đại biểu Quốc hội: 1 đơn vị tư vấn quy hoạch cho 21 tổ chức, liệu có tình trạng sao chép?

VOV.VN - Nhiệm vụ lập quy hoạch là nhiệm vụ mới, khó và phức tạp nhưng cùng một lúc, có đơn vị tư vấn cho đến 21 tổ chức làm quy hoạch. Trong khi hiện nay chưa có đánh giá chất lượng quy hoạch. Đại biểu Quốc hội đặt vấn đề liệu có tình trạng sao chép quy hoạch hay không?

Đại biểu Quốc hội: 1 đơn vị tư vấn quy hoạch cho 21 tổ chức, liệu có tình trạng sao chép?

Đại biểu Quốc hội: 1 đơn vị tư vấn quy hoạch cho 21 tổ chức, liệu có tình trạng sao chép?

VOV.VN - Nhiệm vụ lập quy hoạch là nhiệm vụ mới, khó và phức tạp nhưng cùng một lúc, có đơn vị tư vấn cho đến 21 tổ chức làm quy hoạch. Trong khi hiện nay chưa có đánh giá chất lượng quy hoạch. Đại biểu Quốc hội đặt vấn đề liệu có tình trạng sao chép quy hoạch hay không?

ĐBQH muốn xóa quy hoạch điện hạt nhân Ninh Thuận, Bộ trưởng nói "không có cơ sở"
ĐBQH muốn xóa quy hoạch điện hạt nhân Ninh Thuận, Bộ trưởng nói "không có cơ sở"

VOV.VN - Đề án ổn định lại đời sống người dân, phát triển khu dân cư ở các vị trí được quy hoạch để xây nhà máy điện hạt nhân trước đây vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt, do vấn đề quy hoạch chưa được giải quyết dẫn đến đời sống người dân gặp không ít khó khăn.

ĐBQH muốn xóa quy hoạch điện hạt nhân Ninh Thuận, Bộ trưởng nói "không có cơ sở"

ĐBQH muốn xóa quy hoạch điện hạt nhân Ninh Thuận, Bộ trưởng nói "không có cơ sở"

VOV.VN - Đề án ổn định lại đời sống người dân, phát triển khu dân cư ở các vị trí được quy hoạch để xây nhà máy điện hạt nhân trước đây vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt, do vấn đề quy hoạch chưa được giải quyết dẫn đến đời sống người dân gặp không ít khó khăn.

Hà Nội cứ mưa là ngập, bài toán quy hoạch chưa đảm bảo?
Hà Nội cứ mưa là ngập, bài toán quy hoạch chưa đảm bảo?

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng “bài ca” cứ mưa là ngập không chỉ của riêng Hà Nội, TP.HCM mà ngay cả các thành phố ở khu vực miền núi cũng đang thường xuyên gặp phải. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là bài toán quy hoạch đô thị chưa thực sự đảm bảo.

Hà Nội cứ mưa là ngập, bài toán quy hoạch chưa đảm bảo?

Hà Nội cứ mưa là ngập, bài toán quy hoạch chưa đảm bảo?

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng “bài ca” cứ mưa là ngập không chỉ của riêng Hà Nội, TP.HCM mà ngay cả các thành phố ở khu vực miền núi cũng đang thường xuyên gặp phải. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là bài toán quy hoạch đô thị chưa thực sự đảm bảo.

Thiếu thông tin về quy hoạch dẫn đến "sốt ảo", đầu cơ, thao túng thị trường đất đai
Thiếu thông tin về quy hoạch dẫn đến "sốt ảo", đầu cơ, thao túng thị trường đất đai

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc công bố công khai thông tin quy hoạch ở một số địa phương còn chậm, chưa thường xuyên, liên tục. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễu loạn thông tin, sốt ảo đất đai, đầu cơ, thao túng thị trường đất đai.

Thiếu thông tin về quy hoạch dẫn đến "sốt ảo", đầu cơ, thao túng thị trường đất đai

Thiếu thông tin về quy hoạch dẫn đến "sốt ảo", đầu cơ, thao túng thị trường đất đai

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc công bố công khai thông tin quy hoạch ở một số địa phương còn chậm, chưa thường xuyên, liên tục. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễu loạn thông tin, sốt ảo đất đai, đầu cơ, thao túng thị trường đất đai.